Tình hình mua hàng của công ty theo nguồn hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 50 - 54)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2 Tình hình mua hàng của công ty theo nguồn hàng

BẢNG 2.3 KẾT QUẢ MUA HÀNG THEO NGUỒN HÀNG Đơn vị : 1000đ Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) 1. Mua trong nƣớc 34,486,979 85.5 48,198,943 88.2 50,603,505 86.7 13,711,964 2.7 39.76 2,404,562 -1.5 4.99 KV Nội Thành 3,630,208 9.0 5,191,496 9.5 5,953,354 10.2 1,561,288 0.5 43.01 761,857 0.7 14.68 KV Bắc Ninh 5,889,005 14.6 8,524,983 15.6 8,288,002 14.2 2,635,979 1 44.76 (236,981) -1.4 -2.78 KV Hải Dƣơng 5,001,620 12.4 7,923,863 14.5 8,579,833 14.7 2,922,242 2.1 58.43 655,971 0.2 8.28 KV Bắc Giang 3,186,516 7.9 4,590,376 8.4 4,494,198 7.7 1,403,859 0.5 44.06 (96,177) -0.7 -2.10 KV Hà Nam 5,404,977 13.4 6,284,443 11.5 7,179,044 12.3 879,466 -1.9 16.27 894,601 0.8 14.24 KV Vĩnh Phúc 3,267,187 8.1 4,317,139 7.9 5,194,593 8.9 1,049,951 -0.2 32.14 877,454 1 20.32 KV Hòa Bình 5,082,292 12.6 7,049,505 12.9 7,879,439 13.5 1,967,214 0.3 38.71 829,933 0.6 11.77 KV Khác 3,025,174 7.5 4,317,139 7.9 3,035,043 5.2 1,291,965 0.4 42.71 (1,282,096) -2.7 -29.70 2. Mua nhập khẩu 5,848,669 14.5 6,448,385 11.8 7,762,707 13.3 599,716 -2.7 10.25 1,314,322 1.5 20.38 Trung Quốc 4,759,606 11.8 5,628,675 10.3 6,303,551 10.8 869,068 -1.5 18.26 674,876 0.5 11.99 Ấn Độ 564,699 1.4 491,826 0.9 1,225,690 2.1 (72,873) -0.5 -12.90 733,865 1.2 149.21 Nƣớc khác 524,363 1.3 327,884 0.6 233,465 0.4 (196,479) -0.7 -37.47 (94,419) -0.2 -28.80 Tổng 40,335,648 100 54,647,328 100 58,366,212 100 14,311,680 0 35.48 3,718,884 0 6.81 (Nguồn: Phòng TC-KT)

Các công ty kinh doanh thƣơng mại thƣờng chọn cách mua hàng ở nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên công việc ấy đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích thực trạng mua hàng theo từng nguồn nhập để thấy rõ sự biến động tăng giảm, thay đổi trong tỷ trọng để đƣa ra các giải pháp tháo gỡ tồn tại.

Do nhu cầu ngày càng lớn của thị trƣờng tiêu thụ các mặt hàng thuốc, trong vài năm trở lại đây hàng loạt nhà máy sản xuất, công ty thƣơng mại dƣợc phẩm đƣợc hình thành và xây dựng xung quanh thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, nơi có giao thông thuận tiện. Trƣớc thực trạng đó, công ty chủ động đa dạng hóa hơn nhà cung cấp của mình ra các tỉnh thành lân cận.

Dựa vào số liệu có đƣợc từ Bảng 2.3. Kết quả mua hàng theo nguồn hàng, có thể thấy doanh nghiệp chủ yếu tập trung mua hàng trong nƣớc, nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2018, tỷ trọng hàng mua trong nƣớc chiếm 85.5% và tăng dần theo từng năm. Sang năm 2019, tỷ trọng này tăng 2.7% tƣơng ứng trị giá 13,711 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 39.73%. Tuy rằng đến năm 2020 tỷ trọng mua hàng trong nƣớc đã giảm đi 1.5% song trị giá hàng mua vẫn tăng thêm 2,404 triệu đồng.

Nhƣ đã nói ở trên, khu vực nội thành Hà Nội là trung tâm kinh tế, do vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng cơ sở sản xuất, đặt văn phòng đại diện tại đây nhằm kinh doanh thuận tiện hơn. Do vậy mà việc mua hàng của Hƣng Việt trong nội thành thủ đô cũng tăng dần theo từng năm. Tỷ trọng tăng từ 9% lên 10.2% giai đoạn 2018-2020 tƣơng ứng mức tăng về giá trị hàng là 2,323 triệu đồng. Việc mua hàng ở các cơ sở ngay tại thủ đô sẽ giảm thiểu thời gian vận chuyển, hàng hóa đƣợc bảo quản tốt hơn cho bên mua hàng.

Hai khu vực đạt tỷ trọng mua hàng lớn nhất của công ty đó là Hải Dƣơng và Bắc Ninh. Bởi vị trí giao thông thuận tiện, khoảng cách không quá xa trung tâm thành phố mà nơi đây luôn tập trung các nhà máy sản xuất, khu công

nghiệp lớn của miền Bắc. Năm 2018 tỷ trọng mua vào tại khu vực Hải Dƣơng chỉ có 12.4%, sang 2019 tỷ trọng tăng thêm 2.1% tƣơng ứng tỷ lệ tăng 58.43%. Đến năm 2020 tỷ trọng này tiếp tục tăng 0.2% tƣơng tứng tỷ lệ tăng 8.28%, chiếm giá trị mua hàng lớn nhất (14.7%) trên tổng trị giá hàng mua vào của doanh nghiệp. Khu vực Bắc Ninh dù tỷ trọng mua hàng có lúc tăng, lúc giảm song vẫn duy trì với trị giá hàng mua cao. Năm 2019, giá trị hàng mua đạt 8,524 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 44.76% so với 2018. Sang năm 2020 tỷ trọng mua hàng giảm 1.4% tƣơng ứng tỷ lệ giảm đi 2.78%. Tuy nhiên đây vẫn là mỏ vàng, quy tụ nhiều nhà máy sản xuất thuốc lớn cung ứng ra thị trƣờng nói chung. Doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác hiệu quả hơn ở cả hai khu vực này.

Các khu vực còn lại nhƣ Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc hay Hòa Bình chứng kiến mức tăng giảm tỷ trọng mua hàng qua các năm song không quá lớn; khu vực Hòa Bình có ít biến động nhất. Và hơn hết mặc dù tỷ trọng mua hàng giảm song doanh số mua hàng tăng đều theo các năm khiến cho tổng giá trị mua hàng toàn công ty cũng tăng trƣởng từng năm.

Trị giá hàng mua nhập khẩu nhìn chung đang phát triển dần theo xu hƣớng chung của nền kinh tế. Thế giới hội nhập tạo điều kiện cho hàng hóa các nƣớc giao thƣơng với nhau. Để đảm bảo chất lƣợng hàng hóa và mở ra một hƣớng kinh doanh mới, công ty đã tăng cƣờng mua hàng nhập khẩu theo thời gian. Trị giá mua hàng nhập khẩu trong năm 2019 tăng 599 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 10.25%. Đến năm 2020 chỉ số này tiếp tục tăng thêm 1,314 triệu đồng với tỷ lệ tăng trƣởng 1.5%, đạt mức trên 7 tỷ đồng. Trung Quốc đang là thị trƣờng chính của công ty do vị trí địa lí bên cạnh Việt Nam, đồng thời nổi tiếng với nhiều nhà máy sản xuất, cung ứng hàng hóa trên toàn thế giới. Tỷ trọng mua hàng ở đây luôn chiếm trên 10% tổng trị giá mua hàng nhập khẩu. Ngoài ra trong thời gian sắp tới, công ty cũng tìm hiểu liên hệ với

nhiều nhà cung cấp từ Ấn Độ để tìm kiếm nguồn hàng phong phú hơn mà giá cả lại cạnh tranh đƣợc các nhà cung cấp Trung Quốc.

Nhìn chung công ty vẫn có những bƣớc đi thận trọng trong việc mở rộng danh sách các nhà cung cấp của mình nhằm mang lại sự ổn định trong kinh doanh. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty cũng cần có các biện pháp nghiên cứu mở rộng thị trƣờng mua hàng nhằm đảm bảo nguồn cung đều đặn hơn và giảm thiểu rủi ro về biến động giá khi một thị trƣờng bất ổn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 50 - 54)