Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài

-Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Ở khâu mua hàng hay bán hàng, sự hiện diễn của các đối thủ cạnh tranh là điều thƣờng trực, luôn luôn ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh

thƣơng mại của doanh nghiệp. Trong mua hàng, đối thủ sẽ cạnh tranh về giá nhập mua. Nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, sẽ có lợi thế hơn trong việc chấp nhận mức giá mà nhà cung cấp mong muốn. Tuy nhiên nhà quản trị vẫn phải đảm bảo yếu tố bán hàng đầu ra có lãi. Thƣờng xuyên cập nhật mức giá chung của thị trƣờng, khả năng tài chính của các đối thủ cạnh tranh nhằm đƣa ra các chiến lƣợc mua hàng hợp lý. Các nhà cung cấp cũng có xu hƣớng muốn làm ăn lâu dài nên thƣờng chọn những doanh nghiệp mua hàng ổn định, và từ đó sẽ có những ƣu đãi riêng. Do vậy việc cạnh tranh để có sự ƣu tiên đến từ nhà cung cấp cũng là bài toán khó cần tìm lời giải của mỗi nhà quản trị mua hàng. Phải làm sao vừa mua đƣợc hàng với giá thấp nhƣng vẫn đủ tiêu chuẩn để bán ra có lãi.

- Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng:

Có cầu thì mới có cung. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mà các doanh nghiệp mới tiến hành hoạt động kinh doanh. Khách hàng là trung tâm, là ngƣời tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận cao thì phải làm khách hàng hài lòng khi mua hàng, để họ tiếp tục quay lại mua nhiều hàng hóa hơn những lần sau. Nhà quản trị mua hàng cần tìm hiểu thị trƣờng, nghiên cứu thị hiếu thay đổi từng ngày của khách để điều phối tốc độ mua hàng tƣơng xứng với tốc độ bán hàng.

-Các cơ quan ban ngành, nhà nƣớc

Ở mỗi địa phƣơng hay rộng hơn là một quốc gia đều chịu sự cai quản của các nhà trức trách. Sự hiện diện của nhà nƣớc cùng với chế độ pháp luật ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hay hoạt động mua hàng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ chịu sự quản lí của rất nhiều cơ quan đoàn thể, các ban ngành trong bộ máy nhà nƣớc; vì vậy một nhà quản trị thông minh sẽ là ngƣời khéo léo xây dựng các mối quan hệ tốt với chính quyền địa phƣơng để mang về lợi ích cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Thay vì tìm cách len lỏi, đi đƣờng tiểu ngạch né tránh quy định pháp

luật, nghiệp vụ mua hàng có thể diễn ra thuận lợi, minh bạch nếu doanh nghiệp đƣợc tiếp cận và áp dụng các kênh thông tin, hệ thống của nhà nƣớc để tìm nguồn cung hàng, tiếp xúc với nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nƣớc có uy tín trên trƣờng quốc tế.

- Môi trƣờng kinh tế:

Đây là một trong các nhân tố bên ngoài tác động lớn đến công tác quản trị mua hàng tại doanh nghiệp. “Tăng trƣởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trƣởng, chất lƣợng của sự tăng trƣởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thƣơng mại,… luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.” – theo Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp của GS. TS Ngô Đình Giao, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội năm 1997.

Lãi suất cũng là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến chi phí vốn cũng nhƣ chiến lƣợc mở rộng phát triển của doanh nghiệp.Tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng ảnh hƣởng đến nguồn cung ứng hàng nhập khẩu. Lạm phát sẽ tác động đến chi phí lƣơng, lãi suất khiến cho doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán hàng hóa, cắt giảm chi phí. Sự tăng trƣởng GDP biến thành cơ hội gia tăng triển vọng kinh tế cho doanh nghiệp trong tƣơng lại.

- Yếu tố văn hóa xã hội:

Các yếu tố văn hóa xã hội tác động chính lên thói quen tiêu dùng, sở thích, thị hiếu mà mỗi quốc gia, địa phƣơng có những giá trị, bản sắc riêng. Văn hóa doanh nghiệp cũng một phần đƣợc tạo nên từ đây.Thêm vào đó, các yếu tố văn hóa xã hội cũng tác động đến tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ. Cần nghiên cứu kĩ các nhân tố tác động đến doanh nghiệp nhƣ: Cơ cấu dân số, tốc độ tăng trƣởng dân số, nguồn lao động, bình đẳng giới, thu nhập trung bình của ngƣời dân, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn chung, ...

- Yếu tố công nghệ:

Thời đại công nghệ ngày nay phát triển với tốc độ tên lửa, thay đổi hàng ngày hàng giờ. Không sớm thì muộn, các doanh nghiệp nếu không chịu thích nghi, chuyển đổi số thì sẽ lụi tàn theo thời gian. Áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lí, vận hành, điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh. Song điều đó cũng khiến nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trƣờng.

Các yếu tố môi trƣờng công nghệ cần phải xét đến nhƣ: sự quan tâm của Chính phủ trong chính sách phát triển khoa học- công nghệ hiện nay, sự phát triển của thông tin liên lạc, chi phí sử dụng và tiêu hao năng lƣợng, tự động hóa, độc quyền công nghệ, đăng kí bảo vệ các sáng chế, công trình nghiên cứu,...

Làm chủ đƣợc các yếu tố công nghệ sẽ gia tăng năng suất lao động, sản lƣợng mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp. Dó đó doanh nghiệp cần lƣu ý đến vấn đề này để áp dụng kịp thời, phù hợp.

Trên đây là một vài các nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh thƣơng mại của doanh nghiệp nói chung. Những nhân tố này đôi khi doanh nghiệp có thể can thiệp để điều chỉnh, tuy nhiên cũng có nhân tố khách quan vƣợt ngoài sự kiểm soát, đòi hỏi các nhà quản trị phải thích ứng và chấp nhận thực tiễn. Khởi nguồn từ xây dựng một chính sách, quy trình mua hàng tốt sẽ đảm bảo một nghiệp vụ mua hàng diễn ra trọn vẹn, làm tiền đề cho nghiệp vụ tiếp theo.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ

DƢỢC PHẨM HƢNG VIỆT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)