Sự cần thiết và vai trò của công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa

bàn cấp huyện.

1.1.3.1. Sự cần thiết quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện.

Ngân sách cấp huyện là cấp ngân sách có vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN. Việc tổ chức, quản lý ngân sách huyện hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thu ngân sách cấp huyệnvẫn còn những bất cập và tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các địa phương trong phát triển toàn diện kinh tế, xã hội. Vì vậy, quản lý thu NSNN cấp huyện là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu huy động mọi nguồn lực vào ngân sách Nhà nước đồng thời tạo niềm tin cho nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước.

1.1.3.2. Vai trò của quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện.

Quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng thể hiện:

Thứ nhất, quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện là công cụ quản lý giúp UBND huyện kiể soát điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằ động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý.

Thứ hai, quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện là công cụ động viên huy động các nguồn lực tài chính trên địa bàn huyện nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN. Huy động các nguồn tài chính cần thiết vào Nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳ chế độ nào đó là đòi hỏi tất yếu của mọi Nhà nước.

Thứ ba, quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của huyện để có thể động viên được và cũng đồng thời ngừng đưa ra các iến nghị đề xuất với cấp trên để hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý.

Thứ 4, quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện góp phần tạo ôi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình SXKD trên địa bàn huyện. Với hình thức thu và mức thu thích

hợp kèm với các chế độ miễn giảm công bằng thu NSNN trên địa bàn huyện có tác động trực tiếp đến quá trình SXKD của cơ sở. Với sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nên ôi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình SXKD. Đồng thời nó là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng iểm tra, kiểm soát của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện đối với toàn bộ hoạt động SXKD của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Thứ năm, , quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện có vai trò tác động đến sản lượng và sản lượng tiề năng cân bằng của nền kinh tế huyện. Việc Chi cục Thuế tăng ức khoán quá mức đối với các hộ inh doanh thường dẫn tới giảm sản lượng, tức là thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn huyện. Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế là tăng sản lượng cân bằng. Trong nền kinh tế thị trường cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô số lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)