Ối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la (Trang 109 - 116)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. ối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Thứ nhất, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao.

Thứ hai, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.

Thứ ba, cần nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách, cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền.

KẾT LUẬN

Thu NSNN là một hoạt động cơ bản của ngân sách nhà nước. Về mặt bản chất đó là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước.

Quản lý thu NSNN có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì vậy, chính quyền các cấp rất chú trọng tới công tác quản lý thu NSNN. Chính quyền huyện Sông Mã coi đây là ột trong những nhiệm vụ trọng tâ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thu NSNN của huyện, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội huyện một cách hiệu quả nhất Với kết cấu 3 chương đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn la” đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện thông qua những nội dung chủ yếu sau đây:

- Về cơ sở lý luận và thực tiễn: Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về hoạt động quản lý thu NSNN. Rút ra được các bài học kinh nghiệm trong quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Sông Mã – tỉnh Sơn La.

- Về thực trạng quản lý NSNN: Nghiên cứu đánh giá ột cách tổng quan, có hệ thống về thực trạng quản lý thu trên địa bàn NSNN huyện Sông Mã trong giai đoạn 2018-2020. Những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của kết quả và những hạn chế đó đã được chỉ ra.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Các giải pháp và kiến nghị của đề tài hông chỉ ang tính lý luận, mà còn mang tính thực tiễn và sẽ phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp các ngành và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức, thực hiện.

Với thời gian hạn chế, Luận văn đã hoàn thành chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ ngành thuế các chuyên gia trong lĩnh vực ngân sách để Luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài Chính (2010), Thông tư số 188/2010/TT-BTC quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

2. Bộ tài Chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP.

3. Bộ tài Chính (2016), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

4. Bộ Tài Chính - Bộ Nội Vụ (2015), Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT- BTC- BNV về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương và Ph ng tài chính - Kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh,

5. Bộ Tài Chính (2016a), Thông tư số 328/2016/TT- BTC về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.,

6. Bộ Tài Chính (2016b), Thông tư số 342/2016/TT- BTC về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ - CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.,

7. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.

8. Chính phủ (2017), Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/03/2017 của Chính phủ vềQuy chế lập, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương.

9. Chi cục thuế huyện Sông Mã“Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm và nhiệm vụ công tác năm sau”.

10. Đà Thị Kim Duyên (2015) “Quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”. Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. TS. Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020”.

12. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình quản lý thu NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La (2010), Nghị quyết số 08/2010/NQ- HĐND ngày 21/7/2010 về việc phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần tră từng nguồn thu; và Nghị quyết số 07/2012/NQ- HĐND Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần tră (%) phân chia các hoản thu giữa ngân sách tỉnh, huyện, thành phố và ngân sách xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La nă 2011 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2011 – 2015.

14. Đỗ Thị Mai Lan (2015) “Quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội” luận văn Thạc sỹ kinh tế.

16. Trịnh Thị Thu Nga (2014) “Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế.

16. Lê Thị Kim Nhung (2015), Giáo trình tài chính công, Nxb Thống kê, Hà Nội

17. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, NXB thống kê.

18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật quản lý thuế số 78/200, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. PGS.TS. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, NXB thống kê.

21. PGS.TS. Hà Văn Sự (2021), Giáo trình nguyên lý quản lý kinh tế, Trường đại học thương ại, NXB Hà Nội.

22. T.S Lê Đình Thăng và Th.S Lăng Trịnh Mai Hương (2015) “Ngân sách nhà nước năm 2014 dưới góc nhìn kiểm toán nhà nước”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

23. Nguyễn Xuân Thu (2015) “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam”. Luận án tiến sỹ ngành tài chính ngân hàng.

24. Hoàng Thị Oánh Tuyết (2014) “Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”; Luận văn thạc sỹ kinh tế.

25. Uỷ ban nhân dân huyện Sông Mã (2018), Báo cáo quyết toán thu ngân sách huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.

26. Uỷ ban nhân dân huyện Sông Mã (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2018 -2020 và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2025.

27. Uỷ ban nhân dân huyện Sông Mã (2019), Báo cáo quyết toán thu ngân sách huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.

28. Uỷ ban nhân dân huyện Sông Mã (2020), Báo cáo quyết toán thu ngân sách huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN SÔNG MÃ

Xin kính chào Ông/ bà

Tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã” ính ong ông/ bà dành ít thời gian trả lời cho một số câu hỏi trong phiếu phỏng vấn này. Những ý kiến của ông/ bà là những đóng góp vô cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tôi.

Rất ong sự quan tâ của ông/bà!

I. THÔNG TIN CHUNG

Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1. Giới tính

Nam Nữ 2. Tuổi

18 – 29 tuổi 30 – 39 tuổi Trên 40 tuổi 3. Trình độ học vấn

Cao đẳng Đại học Sau đại học 4. Thời gian công tác

Từ 1- 10 nă Từ 10 - 20 nă Trên 20 nă

II. THÔNG TIN KHẢO SÁT

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Li ert 5 ức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn hông đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý. Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá công tác quản lý ngân sách mà Ông/Bà cảm nhận được Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá 5 4,21 - 5,00 Rất tốt 4 3,41- 4,20 Tốt 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,80 - 2,60 Kém 1 1,00 - 1,79 Rất é

Bảng khảo sát:

TT Tiêu chí Mức độ đánh giá

I Công tác lập dự toán thu NSNN 1 2 3 4 5

1 Mức độ công hai inh bạch và đúng quy trình trong công tác lập dự toán thu NSNN

2 Mức độ phù hợp giữa dự toán thu NSNN với hiện trạng nguồn thu của huyện

3 Mức độ tha hảo các đơn vị cán bộ trong huyện trong xây dựng dự toán thu NSNN

4 Dự toán thu có căn cứ vào ế hoạch định hướng và phát triển của huyện của tỉnh

II Công tác chấp hành thu NSNN 1 2 3 4 5

1 Mức độ nghiê túc inh bạch trong công tác quản lý nguồn thu

2 Có sự phân công nhiệ vụ rõ ràng trong bộ áy tổ chức thu

3 Có sự phối ết hợp giữa các cơ quan trong thu NSNN

4 Mức độ thông tin ết quả phân tích đánh giá công tác quản lý nguồn thu đến nhân dân

IV Công tác quyết toán thu NSNN 1 2 3 4 5

1 Yêu cầu về inh chứng rõ ràng đầy đủ cho các hoản thu của huyện

2

Nội dung báo cáo đúng các nội dung ghi trong dự toán và đúng hệ thống ục lục NSNN. Báo cáo quyết toán đả bảo đúng quy định về thời gian.

3

Mức độ hướng dẫn phổ biến quy trình văn bản thủ tục trong công tác quyết toán thu đến các đơn vị trong huyện

4 Mức độ thông báo ết quả công tác quyết toán thu NSNN đến nhân dân

IV Công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN 1 2 3 4 5

1 Công tác thanh tra iể tra hàng nă được thực hiện đúng theo ế hoạch.

2 Tần suất tiến hành công tác thanh tra và công bố thông tin rộng rãi

3 Mức độ phù hợp của các biện pháp hình thức xử phạt hi phát hiện vi phạ tài chính

4 Mức độ công hai ết quả thanh tra iể tra đến nhân dân

5 Mức độ hiệu quả của công tác thanh tra iể tra của huyện

Ý iến hác góp

... ... ...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)