Traphaco
4.4.1. Đối với dược liệu Đinh Lăng tại Hải Hậu, Nam Định
Thứ nhất, Tăng cường liên kết bằng việc đẩy mạnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các hoạt động hỗ trợ sản xuất
Cây dƣợc liệu Đinh Lăng là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là cây trồng có tiềm năng cải thiện thu nhập cho ngƣời dân ở Hải Hậu (Nam Định) trong thời gian tới. Sản phẩm dƣợc liệu Đinh Lăng đã khá phổ biến và đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm, hƣởng ứng, đây là cơ hội để các địa phƣơng chuyển đổi tập quán canh tác, đa dạng hoá cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp từ sản xuất cây lúa, cây ngô, quảng canh sang thâm canh, trồng xen, thâm canh cây dƣợc liệu để ổn định nguồn liệu cho việc chế biến sản phẩm dƣợc liệu. Cây dƣợc liệu này đều là cây trồng bản địa, có thuận lợi lớn trong việc trồng và phát triển, tạo điều kiện giải quyết lao động dƣ thừa, tạo thu nhập cho tại chỗ cho các lao động nông thôn.
Tăng cƣờng các hoạt động tập huấn khoa học kỹ thuật, trồng, chăm sóc, thu hái, chê biến cây dƣợc liệu cho ngƣời dân, đánh giá sự hiệu quả của các mô hình sản xuất kinh doanh hiện hiện nay tại các địa bàn. Rút kinh nghiệm, phổ biến hình thức sản xuất, chế biến hợp lý với tình hình thực tế, điều kiện văn hoá và trình độ thâm canh của ngƣời dân trên mỗi địa bàn.
Phát triển các loại hình dịch vụ cung ứng, hỗ trợ vật tƣ đầu vào cho sản xuất, trồng cây dƣợc liệu, nghiên cứu phƣơng án hỗ trợ, triển khai dịch vụ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu các chi phí thiết yếu, trang thiết bị phục vụ sản xuất, bảo
quản, chế biến dƣợc liệu.
Trong quá trình phát triển sản phẩm các loại dƣợc liệu, ngày càng có sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong khâu sản xuất cây dƣợc liệu, tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình phát triển cây dƣợc. Do vậy, cần đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng, các thành phần kinh tế vào công tác phát triển vùng nguyên liệu cho việc ổn định và mở rộng quy mô thị trƣờng của các sản phẩm cây dƣợc liệu.
Phát huy vai trò của Hiệp hội dƣợc liệu bản địa tại địa phƣơng, là đầu mối trợ giúp ngƣời sản xuất trong việc giữ ổn định giá bán nguyên liệu, thực hiện các cam kết, hợp đồng với các mắt xích, tác nhân khác trong mô hình liên kết 4 nhà phát triển dƣợc liệu. Sản phẩm thu hoạch đảm bảo chất lƣợng và giá cả ổn định. Tăng khả năng mặc cả, giảm bớt sự bất công bằng, ép cấp ép giá của tƣ thƣơng trong quá trình thƣơng mại hóa sản phẩm
Thứ hai, hoàn thiện công nghệ và hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm qua sơ chế
Ngƣời thu gom và sơ chế hiện đang là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm cây dƣợc liệu Đinh lăng, thể hiện bằng phần lớn sản lƣợng thu hoạch từ diện tích trồng của hộ gia đình đƣợc luân chuyển qua tác nhân này, phần lợi nhuận tăng thêm cũng đạt đƣợc lớn nhất ở ngƣời thu gom và sơ chế do yếu tố công nghệ mang lại. Tuy nhiên, trang thiết bị và công nghệ thu gom và sơ chế dƣợc liệu của tác nhân này hiện nay còn ở dạng giản đơn, hình thức và mẫu mã sản phẩm còn ở dạng thô, chƣa áp dụng quy trình kiểm soát và quản lý chất lƣợng trong thu gom và sơ chế, điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng dƣợc liệu. Bởi trong giai đoạn đầu của sản phẩm, yếu tố chất lƣợng sản phẩm, nhất là sản phẩm thuốc là yếu tố quyết định tới việc phát triển và tồn tại của ngành hàng.
Bên cạnh việc áp dụng quy trình quản lý và kiểm soát chất lƣợng dƣợc liệu trong sơ chế, ngƣời thu gom và sơ chế cũng nên nghiên cứu áp dụng công nghệ sơ chế hiện đại, để nâng cao giá trị cho sản phẩm và tạo đà phát triển cho sản phẩm dƣợc liệu này.
Thứ ba, đổi mới phương thức hợp đồng và tăng cường hiệu lực thực hiện hợp đồng tiêu thụ dược liệu Đinh Lăng đúng các quy định của pháp luật
Hợp đồng thu mua nguyên liệu cần đƣợc đổi mới theo phƣơng thức: Doanh nghiệp thực hiện hình thức ứng trƣớc vốn, vật tƣ (cây, con giống,..), hỗ trợ kỹ thuật công nghệ và trực tiếp tiêu thụ dƣợc liệu; liên kết sản xuất trong đó hộ nông dân đƣợc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên kết, liên doanh với doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp thuê đất, sau đó nông dân đƣợc sản xuất trên mảnh đất đã góp cổ phần liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại dƣợc liệu cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp…
Hợp đồng tiêu thụ dƣợc liệu giữa các doanh nghiệp với các hộ gia đình phải là hợp đồng mở và phải đƣợc ký ngay từ đầu vụ, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong đó giá mua dƣợc liệu cho nông dân phải là giá sàn bình quân tại thời điểm thu mua. Bãi bỏ lối tƣ duy thực hiện hợp đồng tiêu thụ dƣợc liệu với giá cứng nhắc lúc ký kết, loại bỏ yếu tố thị trƣờng làm nảy sinh vấn nạn vi phạm hợp đồng do tác động biến động giá đã kéo dài nhiều năm. Và, trong mỗi hợp đồng cần phải có điều khoản quy định tỷ lệ chia sẻ lợi ích và rủi ro khi có chênh lệch về giá do có biến động thị trƣờng để các bên có sự ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau. Khi nào lợi ích của nông dân liên quan mật thiết, tỉ lệ thuận với lợi ích doanh nghiệp và ngƣợc lại thì mô hình liên kết 4 nhà khi đó thật sự mới phát huy hiệu quả đích thực. Để đảm bảo xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững, điều mấu chốt chính là việc xử lý hài hoà lợi ích của cả hai phía trong quan hệ làm ăn.
Hợp đồng tiêu thụ dƣợc liệu phải bảo đảm tƣ cách pháp nhân giữa hai bên ký kết, do đó:
- Nhà nƣớc đƣa ra chế tài quy định rõ các doanh nghiệp chế biến chỉ thu mua
dƣợc liệu của những ngƣời sản xuất nào đã ký hợp đồng bao tiêu và không tổ chức thu mua dƣợc liệu của những ngƣời nuôi tự phát, trôi nổi trên thị trƣờng.
- Hợp đồng bao tiêu dƣợc liệu phải đảm bảo đúng nội dung và hình thức của pháp luật. Cần có các chế tài mạnh để xử lý các hành vi phá vỡ hoặc vi phạm hợp đồng nhƣ: ký kết hợp đồng tiêu thụ dƣợc liệu mà ngƣời sản xuất đã ký với doanh
nghiệp khác; tranh mua dƣợc liệu của nông dân mà doanh nghiệp khác đã đầu tƣ phát triển sản xuất; không mua bán dƣợc liệu không đúng thời gian, không đúng địa điểm nhƣ đã cam kết hay lợi dụng tính độc quyền của bao tiêu để mua giá không đúng nhƣ đã ký kết trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải ghi rõ đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Tất cả các hợp đồng bao tiêu đƣợc ký kết giữa công ty Traphaco và ngƣời sản xuất phải có sự chứng thực của đại diện chính quyền địa phƣơng mới có giá trị pháp lý. Trong quá trình thực thi hợp đồng cần có sự giám sát của chính quyền địa phƣơng, đặc biệt của chính quyền cấp xã. Chính quyền cấp xã phải coi việc phát triển liên kết giữa công ty Traphaco và hộ gia đình trồng dƣợc liệu thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phƣơng, vì họ là ngƣời hiểu rõ tình hình hoạt động của ngƣời sản xuất cũng nhƣ biết rõ doanh nghiệp chế biến nào ký hợp đồng ở địa phƣơng mình, đồng thời là ngƣời xác nhận và chỉ đạo thực hiện pháp lý của hợp đồng. Làm đƣợc điều này sẽ khắc phục đƣợc tình trạng hợp đồng không có giá trị về mặt pháp lý.
- Khi có tranh chấp về hợp đồng thì chính quyền địa phƣơng phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng, các hội, các hiệp hội ngành hàng để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ, ngƣời nông dân hoặc doanh nghiệp có thể kiện ra toà những hành vi cơ hội trong ký kết hợp đồng và hành vi gây thiệt hại phải đƣợc bồi thƣờng thoả đáng (có doanh nghiệp không tôn trọng hợp đồng đã ký, không mua hết sản phẩm, không thực hiện đúng cam kết về giá mua, đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật quá nhiều làm cho nông dân khó hiểu, gây khó khăn cho họ trong việc giao sản phẩm và thanh toán). Mặt khác, đối với hộ gia đình nếu nông dân phá vỡ hợp đồng sản xuất, sẽ không đƣợc ký hợp đồng sản xuất tiếp theo với bất cứ một doanh nghiệp nào.
4.4.2. Đối với dược liệu Cúc hoa vàng tại Văn Lâm, Hưng Yên
Thứ nhất, phát huy vai trò Doanh nghiệp Traphaco trong quan hệ liên kết “bốn nhà”
Để phát huy đƣợc vai trò của công ty Traphaco thì công ty cần phải thể hiện đƣợc khả năng tiêu thụ sản phẩm và sự ổn định về giá bán. Bên cạnh đó, công ty
phải cam kết đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Mặt khác, việc tuyên truyền thay đổi tƣ duy, nhận thức có bài bản và đƣợc ràng buộc bằng hợp đồng là vấn đề phải tiến hành song song với các quá trình khác.
Thứ hai, Xây dựng mô hình liên kết 4 nhà phát triển dược liệu Cúc hoa vàng Hiện nay, đối với dƣợc liệu Cúc hoa vàng công ty chƣa thực hiện liên kết với các hộ gia đình, sản phẩm đƣợc thu mua theo hình thức thông qua ngƣời thu gom tại địa địa phƣơng. Do vậy, việc đảm bảo các yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm không kiểm soát đƣợc. Do vậy, để khắc phục tình trạng trên, công ty Traphaco cần xây dựng mô hình liên kết 4 nhà phát triển Cúc hoa vàng mang những đặc thù riêng so với loại dƣợc liệu này. Theo đó, mô hình liên kết phải làm rõ vai trò của các tác nhân tham gia mô hình. Cụ thể nhƣ sau:
Với nhà nông
1) Tăng cƣờng công tác tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh xuất phát từ chính nhu cầu của nông dân. Nội dung tập huấn cần xuất phát từ chính “đơn đặt hàng” của Nhà nông;
2) Đảm bảo cho các Nhà đƣợc tham gia một cách thƣờng xuyên các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ;
3) Tổ chức và khuyến khích hình thành các nhóm, tổ liên kết trong phổ biến, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ trong thôn, xã. Đây là cầu nối quan trọng giữa Nhà khoa học và Nhà nông trong chuyển giao kỹ thuật;
4) Tổ chức các chuyến thăm quan mô hình điểm có khả năng vận dụng tại địa phƣơng từ quỹ hỗ trợ của khuyến nông xã, huyện và nguồn vận động đóng góp từ chính Nhà nông;
5) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhà nông về tiêu thụ dƣợc liệu thông
qua hợp đồng, xây dựng mối liên kết bền vững giữa Nhà nông và các Doanh nghiệp cung ứng đầu vào cũng nhƣ các Doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ dƣợc liệu;
6) Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng cho Nhà nông thông qua hệ thống thông tin truyền thanh tại cơ sở.
Với nhà khoa học
1) Hoàn thiện hệ thống văn bản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; tập huấn, hƣớng dẫn các Nhà khoa học đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
2) Đầu tƣ trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho Nhà khoa học; và bổ sung chính sách hỗ trợ thu nhập, thù lao… cho Nhà khoa học khi thực hiện liên kết với các Nhà;
3) Địa phƣơng có chính sách hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, thực hiện mô hình trình diễn;
4) Tập huấn nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng cho đội ngũ các Nhà khoa học chuyên sâu về kỹ thuật nhằm chuyển giao công nghệ đến các Nhà.
Với doanh nghiệp:
1) Mở các lớp nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng cho các chủ Doanh nghiệp; 2) Nâng cao vai trò hoạt động của các hiệp hội trồng trọt tại địa phƣơng nhằm tăng cƣờng tính liên kết giữa các Doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh;
3) Ƣu tiên, khuyến khích các Doanh nghiệp thực hiện các mô hình trình diễn mới trong sản xuất. Doanh nghiệp tham gia các mô hình trình diễn mới đƣợc hỗ trợ chi phí, đƣợc các Nhà khoa học thuộc trung tâm khuyến nông các cấp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hỗ trợ trong quá trình sản xuất, thu hoạch…
KẾT LUẬN
1. Liên kết phát triển dƣợc liệu nói chung và dƣợc liệu Đinh Lăng tại Hải Hậu (Nam Định) và Cúc hao vàng tại Văn Lâm ( Hƣng Yên) nói riêng là hoạt động rất cần thiết và cần đƣợc quan tâm phát triển. Đây là hoạt động quyết định sự ổn định, lớn mạnh của công ty Traphaco trong tƣơng lai. Nghiên cứu thực trạng liên kết phát triển dƣợc liệu của công ty Traphaco tại huyện Hải Hậu, Nam Định và tại huyện Văn Lâm, Hƣng Yên cho thấy:
- Mô hình liên kết phát triển dƣợc liệu cho dƣợc liệu Đinh Lăng, tại Hải Hậu, Nam Định đã đem lại hiệu quả cao, từ khâu liên kết đầu vào đến khâu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm đƣợc các bên tham gia liên kết phối hợp với nhau chặt chẽ. Các bên tham gia mô hình liên kết đều phát huy đƣợc vai trò của mình
- Mô hình liên kết phát triển dƣợc liệu Cúc hoa vàng tại huyện Văn Lâm, Hƣng Yên chƣa đƣợc xây dựng. Do vậy, giữa ngƣời dân, chính quyền địa phƣơng, Nhà Khoa học và Doanh nghiệp không có mối liên hệ qua lại nào với nhau. Do vậy, việc kiểm soát số lƣợng, chất lƣợng dƣợc liệu rất hạn chế. Các tác nhân tham gia với nhau chỉ theo tính chất thời vụ và không ràng buộc nhau bằng văn bản, mà chủ yếu phụ thuộc và thị trƣờng ở các thời điểm. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định về thu nhập cho ngƣời dân và chất lƣợng dƣợc liệu không đảm bảo, không đủ tin cậy.
2. Để công ty Traphaco phát triển bền vững thì hoạt động liên kết 4 nhà trong phát triển dƣợc liệu cần những mô hình liên kết phù hợp với từng loại dƣợc liệu, với điều kiện của mỗi địa phƣơng là vấn đề cần phải đƣợc giải quyết thấu đáo. Do vậy, đối với các loại dƣợc liệu mà công ty đã xây dựng mô hình liên kết thì giải pháp quan trọng nhất hiện nay là cần tăng cƣờng hoàn thiện các chính sách và phƣơng thức hoạt động trong các mô hình.
Đối với những loại dƣợc liệu ở những vùng công ty chƣa xây dựng mô hình liên kết thì cần phải tuyên truyền và phát huy vai trò của công ty trong tất cả các khâu từ khâu liên kết đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm để cho ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng hiểu và có những tác động tạo động lực cho ngƣời dân tham gia mô hình liên kết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến kích tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng. Hà Nội, tháng 3 năm 2008.
2. Bộ Y tế, 2007. Tài liệu Hội nghị dược liệu toàn quốc lần thứ hai "Phát triển dược liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
3. Bộ Y tế, 2015. Tài liệu hội nghị dược liệu toàn quốc lần thứ hai “Phát triển dược liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
4. Trần Ngọc Ca, 2012. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách liên kết 4 nhà: Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học và nhà nông để phát triển và sử dụng hiệu quả cây thuốc Việt Nam. Đề tài nghiên cứu. Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn.