Quan điểm và định hƣớng về liên kết phát triển dƣợc liệu

Một phần của tài liệu 00050008206 (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Quan điểm và định hƣớng về liên kết phát triển dƣợc liệu

4.2.1. Quan điểm

Thứ nhất, thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một trong những phƣơng tiện chủ yếu để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con ngƣời. Không lúc nào con ngƣời không cần dùng đến thuốc và ngày càng có xu hƣớng sử dụng dƣợc thảo có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm thuốc. Do đó, cần phải xây dựng vùng bảo tồn và phát triển cây dƣợc liệu ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến, trở thành thƣơng hiệu “dƣợc liệu Việt Nam”.

Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ phát triển liên kết, hợp tác gây trồng, bao tiêu sản phẩm, khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ kể cả việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và tăng cƣờng sự liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc.

Thứ ba, phát triển dƣợc liệu theo hƣớng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dƣợc liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lƣợng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dƣợc liệu trong nƣớc và xuất khẩu

Thứ tƣ, xác định cây dƣợc liệu là sản phẩm tiềm năng của Việt Nam để quy hoạch, bảo tồn và phát triển, từng bƣớc khuyến cáo nhân dân gây trồng. Có chính

sách hỗ trợ thích đáng để phát triển những vùng gây trồng cây dƣợc liệu. Đảm bảo ƣu tiên chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình là những chủ rừng trên các đồi núi.

4.2.2. Định hướng

- Phát huy đƣợc lợi thế về đất đai thổ nhƣỡng và khí hậu của các vùng để phát triển cây thuốc phù hợp với điều kiện của các địa phƣơng, giúp tạo ra một cơ cấu cây trồng hợp lý hơn với vùng.

- Chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, sang mô hình sản xuất dƣợc liệu hàng hóa giúp tạo ra sản phẩm có giá trị trao đổi cao. Dƣợc liệu là một loại hàng hóa đặc biệt, bằng việc sản xuất ra loại hàng hóa đặc hữu sẽ giúp cho nhân dân ở các vùng trên cả nƣớc có điều kiện thuận lợi hơn để trao đổi, giao dịch với các vùng miền khác trên toàn quôc, đặc biệt là với các công ty dƣợc có tiềm năng. Giao dịch, trao đổi đƣợc tăng cƣờng sẽ kéo theo việc gia tăng phát triển cả về văn hóa xã hội và kinh tế. Điều này trƣớc kia khó khăn do điều kiện giao thƣơng chƣa phát triển, nhƣng đến nay đã thuận lợi hơn nhiều, và vì thế vẫn đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực và tăng cƣờng đƣợc tính liên kết giữa các vùng miền để phát huy đƣợc thế mạnh mỗi địa phƣơng.

- Sản xuất dƣợc liệu theo hƣớng hàng hóa sẽ giúp các vùng, địa phƣơng trên cả nƣớc tạo đƣợc các vùng/làng nghề, các mô hình tổ hợp, hợp tác xã, công ty và giúp tăng cƣờng trình độ sản xuất, phát triển đƣợc các điều kiện gia tăng hoạt động du lịch.

- Phát triển dƣợc liệu còn giúp nhân dân ở các vùng trên cả nƣớc bảo tồn và phát triển đƣợc các tri thức về sử dụng cây thuốc trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Điều này rất quan trọng trong việc hình thành nên các mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các mô hình này rất có ý nghĩa với nhân dân vùng sâu, vùng xa, điều kiện giao thông khó khăn.

- Tăng cƣờng chất lƣợng dƣợc liệu thông qua các chƣơng trình liên kết tổng thể cả về nghiên cứu cơ bản, khoa học công nghệ, đầu tƣ xây dựng các cơ sở chế biến, sản xuất thuốc từ dƣợc liệu.

Một phần của tài liệu 00050008206 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w