Chuỗi liên kết trong phát triển chuỗi dƣợc liệu Cúc hoa vàng và Đinh lăng

Một phần của tài liệu 00050008206 (Trang 59 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng liên kết trong phát triển dƣợc liệu Cúc hoa vàng và dƣợc liệu

3.2.1. Chuỗi liên kết trong phát triển chuỗi dƣợc liệu Cúc hoa vàng và Đinh lăng

lăng a. Chuỗi dƣợc liệu Cúc hoa vàng

Nội dung liên kết trong sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa tại thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm đƣợc mô hình hóa trong sơ đồ nhƣ :

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ liên kết trong sản xuất dược liệu Cúc

Hộ nông dân trồng dƣợc liệu 90% Cơ sở thu gom 10% Công ty Traphaco

Công ty, cơ sở YHCT trong nƣớc khác

Xuất đi Trung Quốc

Ngƣời tiêu dùng

Các tác nhân tham gia liên kết gồm có: Các hộ dân trồng dƣợc liệu; Cơ sở thu gom đóng vai trò trung gian; Thu mua gồm có công ty Traphaco, các công ty dƣợc hoặc trà khác trong nƣớ, các cơ sở YHCT và thƣơng lái Trung Quốc trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng

Các tác nhân chính trong sơ đồ liên kết sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa gồm có: - Các hộ dân trồng dƣợc liệu:

- Các cơ sở thu gom:

- Các đơn vị bao tiêu đầu ra - Ngƣời tiêu dùng

- Quá trình liên kết trong cung ứng đầu vào của ngƣời dân trong Cúc hoa vàng gồm có giống, vật tƣ nông nghiệp, vốn, đất và nhân công thƣờng không đƣợc hình thành một cách rõ nét; không phải quá trình liên kết quan trọng đến chuỗi giá trị Cúc hoa vàng. Do các yếu tố trong liên kết này đều thông dụng và ngƣời dân có thể tự chuẩn bị

- Quá trình liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình cũng khộng phải là quá trình liên kết ảnh hƣởng quan trọng đến chuỗi giá trị Cúc hoa do quy trình truyền thống đã gắn chặt trong tƣ tƣởng ngƣời dân, đồng thời quy trình này vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân. Do đó, nhu cầu cũng nhƣ sự can thiệp của các quy trình mới gặp khó khăn và chƣa cần thiết đối với ngƣời dân.

- Khâu quan trọng nhất trong chuỗi sản xuất Cúc hoa vàng là liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

90% các sản phẩm Cúc hoa vàng từ các hộ dân sản xuất đƣợc chuyển qua các cơ sở thu gom trong vùng hoặc lân cận; chỉ khoảng 10% các hộ sản xuất bán trực tiếp cho các đơn vị thu mua lớn - chủ yếu là các hộ có sản lƣợng và diện tích lớn. Các hoạt động mua bán chủ yếu là bằng “hợp đồng miệng”.

Các cơ sở thu gom sẽ bán cho các công ty sản xuất, các đơn vị YHCT hoặc là xuất cho các lái luôn Trung Quốc (gọi tắt là các đơn vị sản xuất) sau đó là đến tay ngƣời tiêu dùng.

Đặc điểm của các đơn vị sản xuất là ký hợp đồng “miệng” với các cơ sở thu gom từ đầu vụ hoặc đầu năm. Sau đó các cơ sở thu gom sẽ đặt hàng “miệng” với các hộ dân. Đến khi thu mua có thể có (hoặc không) các hợp đồng mua bán với các cơ sở thu gom. Đặc điểm của liên kết này là dựa trên sự tin tƣởng.

Khi phỏng vấn ngƣời dân, đa phần các hộ dân đều không muốn kí hợp đồng từ đầu vụ. Lý do: khi ký hợp đồng từ đầu vụ, ngƣời dân phải cam kết đúng về số lƣợng và giá bán. Trong khi đó, do nhu cầu thị trƣờng đang cân bằng với năng lực sản xuất; số lƣợng các đơn vị bao tiêu nhiều; do đó ngƣời dân cũng không chịu nhiều sức ép phải ký hợp đồng bao tiêu. Mặt khác, không ký hợp đồng ngƣời dân không bị ràng buộc bởi các điều khoản cũng nhƣ họ có thể cất trữ hàng hóa đến cuối vụ hoặc đầu vụ để bán với giá cao hơn.

Khi phỏng vấn doanh nghiệp, trừ các công ty lớn nhƣ Traphaco hay Nam Dƣợc (10% số đơn vị đƣợc phỏng vấn) thì có nhu cầu ký hợp đồng từ trƣớc khi trồng. Khi ký hợp đồng từ đầu vụ, công ty sẽ chắc chắn đƣợc về sản lƣợng, chất lƣợng, giá cả cũng nhƣ thời gian giao hàng hóa.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hay các cơ sở khác cũng không có nhu cầu ký hợp đồng trƣớc khi trồng do không tiên lƣợng trƣớc đƣợc thị trƣờng và khả năng tài chính không đủ để đề phòng các rủi ro nếu không tiêu thụ đƣợc cho ngƣời dân.

Nhƣ vậy, liên kết chủ yếu trong sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa vàng là “hợp đồng miệng” dựa trên sự tin tƣởng lẫn nhau không dựa trên cơ sở pháp lý. Điều này tiềm ẩn những rủi ro khi thị trƣờng có biến động lớn.

b. Chuỗi dược liệu Đinh lăng

Nội dung liên kết trong sản xuất dƣợc liệu Đinh lăng xóm 9, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu đƣợc mô hình hóa trong hình 4 sau :

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Công ty Trung Traphaco tâm giống Ngƣời dân trồng dƣợc liệu Viện Dƣợc liệu Dự án Biotrade Tổ Công ty hợp Traphaco tác tiêu thụ Ngƣời tiêu dùng

Sơ đồ 3.2:Sơ đồ liên kết trong sản xuất dược liệu Đinh lăng

Trong sản xuất Đinh lăng, công ty CP Traphaco đóng vai trò là then chốt trong việc hình thành và phát triển chuỗi.

Công ty Traphaco ký hợp đồng đầu vụ với ngƣời dân cam kết thu mua sản phẩm sau 3 năm trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho ngƣời dân. Đây là vấn đề then chốt trong phát triển dƣợc liệu nói riêng và cây nông nghiệp nói chung. Việc cam kết thu mua về số lƣợng và giá là cơ sở bền vững cho sự hoạt động của chuỗi.

Công ty đã có những tác động tích cực đến chuỗi giá trị bao gồm:

- Các yếu tố đầu vào: Xây dựng trung tâm giống cung cấp cho ngƣời dân với giá ƣu đãi

- Quy trình kỹ thuật: Cải tiến quy trình, giảm chi phí sản xuất

- Cam kết bao tiêu đầu ra với giá cả ổn định và cao hơn thị trƣờng bên ngoài. - Các tác động khác: Công ty cũng đã kết nối với các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ ngƣời dân.

Do đó, công ty đã tạo đƣợc cơ sở vững chắc với ngƣời dân để ngƣời dân yên tâm sản xuất đồng thời tạo ra nguồn dƣợc liệu chất lƣợng cho công ty.

c. Nhận xét chung

- Trong chuỗi Cúc hoa, ngƣời dân sản xuất dƣợc liệu liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm rất lỏng lẻo thông qua các “hợp đồng miệng” hoặc không có hợp đồng; Chƣa có các mối liên kết trong cung ứng đầu vào và chuyển giao khoa học kỹ thuật.

- Trong chuỗi Đinh lăng, ngƣời dân và doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau

thông qua hệ thống hợp đồng đƣợc ký kết từ đầu mỗi vụ; các yếu tố đầu vào đƣợc liên kết thông qua trung tâm giống; các yếu tố về chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ đƣợc liên kết giữa Viện, Trƣờng và ngƣời dân thông qua doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 00050008206 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w