CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở lý luận về liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu
1.2.1. Một số khái niệm về liên kết
Việt Nam trong những năm qua còn nhiều bất cập, hạn chế. Sự phát triển tự phát thiếu sự quy hoạch, kỹ thuật và sự cam kết đầu ra đều dẫn tới sự thiếu bền vững của các mô hình phát triển dƣợc liệu. Đây cũng chính là những điểm mà luận văn sẽ tập trung làm rõ cả về cơ sở lý luận và thực tiễn.
1.2. Cơ sở lý luận về liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu
1.2.1. Một số khái niệm về liên kếtLiên kết Liên kết
Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trƣớc đây khái niệm này đƣợc biết đến với tên gọi là nhất thể hóa và gần đây mới gọi là liên kết.
Liên kết là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ nhằm mục đích nào đó (Đại từ điển tiếng Việt, 1999).
Liên kết kinh tế
Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (2001): “liên kết kinh tế là hình thức hợp tác, phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt tiềm năng của các đơn vị tham
gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2011) và Từ điển bách khoa nông nghiệp Việt Nam (Đƣờng Hồng Dật, 2011) đều cho rằng: “Liên kết kinh tế là hình thức phối hợp, hợp tác thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất”. Liên kết kinh tế đƣợc xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nƣớc. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua hợp đồng kinh tế, hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa, hợp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của mỗi đơn vị tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo ra thị trƣờng chung, phân định hạn mức sản lƣợng cho từng đợn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, nhằm bảo vệ lợi ích của nhau. Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau tƣơng ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những hình thức phổ biến là: Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ; nhóm sản xuất; nhóm vệ tinh; hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng; liên kết xuất nhập khẩu… Trong liên kết các đơn vị thành viên có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, không phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý Nhà nƣớc, ngành kinh tế - kỹ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết, không một đơn vị thành viên nào bị mất quyền tự chủ của mình, không đƣợc miễn giảm bất cứu nghĩa vụ nào đối với Nhà nƣớc theo pháp luật hoặc nghĩa vụ hợp đồng đã ký với các đơn vị khác
Liên kết trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp
Sản xuất - kinh doanh nông nghiệp có những đặc thù riêng do có đặc điểm riêng của ngành nông nghiệp, chẳng hạn nhƣ: các sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh rất khác nhau (kể cả trong cùng một sản phẩm cũng có những điểm đặc thù nhƣ: có cây trồng chu kỳ thay giống mới kéo dài vài năm mới thay giống một lần…, khác với các khâu khác nhƣ kỹ thuật, chăm sóc, tiêu thụ… lại diễn ra
thƣờng xuyên); các tác nhân (tổ chức, cá nhân) tham gia sản xuất - kinh doanh cũng rất đa dạng, đặc biệt là các hộ cá thể… Do vậy, liên kết trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp cũng có những điểm khác biệt, và có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“ Liên kết trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp là hình thức phối hợp, hợp tác thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau đề ra và thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Liên kết kinh tế được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia dưới hai hình thức chủ yếu là hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng chính thống) trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và hợp đồng phi chính thống (thỏa thuận miệng). Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định, hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa, hợp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của mỗi đơn vị tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo ra thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đợn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, nhằm bảo vệ lợi ích của nhau và cùng có lợi. Trong liên kết các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ và không đầy đủ, không phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý Nhà nước, ngành kinh tế - kỹ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết, không một đơn vị thành viên nào bị mất quyền tự chủ của mình, không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với Nhà nước theo pháp luật hoặc nghĩa vụ hợp đồng đã ký với các đơn vị khác.
Liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dược liệu
Dƣợc liệu đƣợc khai thác từ hai nguồn: nguồn khai thác tự nhiên và trồng trọt.Với khai thác tự nhiên, dƣợc liệu đƣợc xếp vào “lâm sản ngoài gỗ”. Với trồng trọt, cây dƣợc liệu là một loại “nông sản” đặc biệt.
- Thứ nhất, mục đích sử dụng của cây dƣợc liệu là để điều trị và hỗ trợ điều trị
bệnh.
- Thứ hai, chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của cây dƣợc liệu là thông qua các hàm lƣợng hoạt chất là những thành phần hóa học thƣờng có tỷ lệ rất nhỏ trong
dƣợc liệu nhƣng lại quyết định tác dụng của dƣợc liệu.
- Thứ ba, diện tích trồng dƣợc liệu thƣờng rất nhỏ so với các cây nông sản khác cũng đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho ngành Dƣợc.
- Thứ tƣ, dƣợc liệu là hàng hóa đặc biệt, khi thiếu thì giá bao nhiêu cũng phải mua; khi thừa thì rất khó chuyển đổi mục đích sử dụng và tiêu hủy cũng rất khó khăn do ảnh hƣởng đến môi trƣờng.