Các nội dung liên kết

Một phần của tài liệu 00050008206 (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận về liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu

1.2.6. Các nội dung liên kết

Nội dung liên kết trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu gồm ba nội dung sau:

Liên kết trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất (giống, vốn, thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh)

Đây là hình thức liên kết thƣờng đƣợc tiến hành giữa các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh nghiệp, nhà khoa học... với ngƣời sản xuất (nông dân), bên cạnh đó còn có hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các nhà khoa học hay giữa các ngƣời sản xuất với nhau chủ yếu là cung ứng nguyên liệu đầu vào mà họ cùng sản xuất. Ngƣời sản xuất có tƣ liệu sản xuất (đất đai, sức lao động...), họ cần các nguyên liệu đầu vào là giống, phân bón, thức ăn... Khi thực hiện mối liên kết này, các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh nghiệp, nhà khoa học... sẽ đứng ra ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với ngƣời sản xuất hoặc thông qua địa phƣơng. Qua hình thức này các nhà cung ứng đầu vào sẽ cung cấp các đầu vào để ngƣời sản xuất có vật tƣ đầu vào và họ sản xuất. Nhƣ vậy, thông qua mối liên kết này, các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào sẽ bán đƣợc sản phẩm mình sản xuất ra và thu lại lợi nhuận cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời ngƣời sản xuất lại có đầu vào để sản xuất với cam kết đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng... vật tƣ đầu vào. Khi liên kết này đƣợc thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó ngƣời sản xuất sẽ chủ động về các nguồn nguyên liệu đầu vào và sẽ yên tâm sản xuất hơn. Có các dạng chủ yếu sau:

+ Ứng trƣớc vật tƣ, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại nông sản + Bán vật tƣ, mua lại sản phẩm

Liên kết trong quá trình sản xuất (trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, trong phòng trừ dịch bệnh)

Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật

Đây là một hình thức liên kết thƣờng đƣợc tiến hành giữa nhà khoa học (cơ sở trƣờng đại học, viện nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật ở doanh nghiệp hay địa phƣơng...) đối với ngƣời sản xuất (nông dân). Theo hình thức liên kết này, thông qua đó nhà khoa học sẽ chuyển giao những tiến bộ KHKT cho ngƣời nông dân. Khi đã đƣợc chuyển giao KHKT ngƣời nông dân tiếp nhận nó và đƣa vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng tốt hơn. Trong liên kết đó ngƣời ta ký trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua địa phƣơng ký kết các hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận miệng với nhau để chuyển giao các tiến bộ KHKT. Khi liên kết theo hình thức này ngƣời nông dân sẽ tiếp nhận các tiến bộ KHKT mới để áp dụng vào sản xuất, đổi lại ngƣời nông dân sẽ phải trả chi phí cho ngƣời, cơ quan tổ chức đã chuyển giao tiến bộ KHKT đó. Liên kết đƣợc thực hiện, chủ yếu là liên kết giữa các hộ nông dân trong việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi.

Liên kết trong phòng chống dịch bệnh

Trong quá trình sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ngƣời sản xuất gặp rât nhiều khó khăn, rủi ro; một trong những rủi ro mà nông dân gặp phải đó là dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi. Khi rủi ro xẩy ra, trƣớc hết gây thiệt hại trực tiếp cho bản thân ngƣời nông dân, và phần nào ảnh hƣởng đến lợi ích các tác nhân liên quan. Do vậy, việc tiến hành liên kết trong phòng chống dịch bệnh luôn đƣợc Nhà nông, cũng nhƣ các tác nhân liên quan quan tâm thực hiện.

Đây là hình thức liên kết thƣờng đƣợc tiến hành giữa Nhà khoa học, doanh nghiệp với ngƣời sản xuất với ngƣời sản xuất (nông dân) trong công tác phổ biến kỹ thuật hay tiến hành phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Liên kết đó thƣờng đƣợc sự trợ giúp, hỗ trợ từ Nhà nƣớc, đƣợc tiến hành thông qua chính quyền hay tổ

chức đoàn thể ở địa phƣơng. Bên cạnh dạng liên kết chủ đạo đó thì liên kết giữa các hộ nông dân trong việc trao đổi những kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh cũng đƣợc tiến hành.

Việc thực hiện liên kết phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi là công tác khó khăn, và cả những chi phí tăng thêm cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện tốt công tác đó sẽ mang lại lợi ích cho việc phát triển bền vững, hạn chế rủi ro trong sản xuất - kinh doanh của các tác nhân.

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ luôn là nỗi lo của ngƣời nông dân. Thực tế cho thấy “đƣợc mùa nhƣng rớt giá”, nông sản rẻ nhƣ bèo, tƣ thƣơng ép giá, thu nhập giảm, có khi hoà vốn đầu tƣ đã là mừng… Đây là tình trạng phổ biến, là thứ bệnh “kinh niên” chƣa đƣợc “chữa trị”. Trong cơ chế thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá để bán chứ không “tự sản tự tiêu” nhƣ trƣớc đây. Thị trƣờng tự do bão hoà, không đủ sức tiêu thụ, khiến nông dân nhiều khi phải đổ đi, không biết bán cho ai. Chính vì thế nhu cầu liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm sản xuất ra của ngƣời nông dân.

Trong mối liên kết này ngƣời sản xuất thƣờng liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở tiêu thụ sản phẩm… Họ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các tổ chức chính quyền, các tổ chức cá nhân trung gian) ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận miệng với các cam kết về số lƣợng, chất lƣợng… để cung cấp các sản phẩm mà mình sản xuất ra cho các nhà thu mua. Còn nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức thu mua… sẽ phải bao tiêu hết số lƣợng nhƣ đã cam kết với ngƣời dân. Mỗi bên liên kết đều mang lại lợi ích cho nhau theo đó thì lợi ích mà ngƣời nông dân đƣợc hƣởng là đƣợc bao tiêu sản phẩm mà mình làm ra với giá cả ổn định, giảm thiểu rủi ro khi đƣợc mùa mất giá. Gắn với nó thì nhà sản xuất (doanh nghiệp, đơn vị chế biến, tiêu thụ…) cũng sẽ có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho việc sản xuất - kinh doanh của mình. Trong nội dung liên kết này các tổ chức, đơn vị tiêu thụ có thể thực hiện dƣới hình thức mua bán hay ứng trƣớc một phần chi phí đầu vào… để đảm bảo nhà sản xuất sẽ cung ứng đầu vào cho mình, gắn với mỗi nội dung liên kết

thì lợi ích, chi phí của mỗi bên nhận đƣợc và bỏ ra sẽ thay đổi theo hợp đồng, cam kết giữa các bên.

Một phần của tài liệu 00050008206 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w