CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở lý luận về liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu
1.2.4. Các nguyên tắc cơ bản của liên kết
Để các chủ thể tham gia liên kết đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững, các liên kết phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, liên kết kinh tế phải đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao.
Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu xuyên suốt của mọi liên kết kinh tế. Dù đƣợc tiến hành dƣới hình thức và mức độ nào thì các quan hệ kinh tế cũng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển bền vững của các bên tham gia.
Thứ hai, liên kết kinh tế phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia của các bên. Các liên kết chỉ thành công và hiệu quả khi đƣợc xây dựng dựa
trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia để giải quyết những khó khăn hoặc tìm kiếm lợi ích cao hơn thông qua liên kết. Chỉ khi tự nguyện tham gia các chủ thể liên kết mới phát huy hết năng lực nội tại của mình, xây dựng nên mối quan hệ hiệu quả, bền chặt, vì lợi ích chung, đồng thời đem hết khả năng cùng chịu trách nhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết. Mọi liên kết kinh tế đƣợc thiết lập mang tính hình thức hay là kết quả của những quyết định mang tính chủ quan, áp đặt sẽ không thể tồn tại và không thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Thứ ba, các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liên kết. Do các nguồn lực của liên kết đƣợc hình thành dựa trên sự đóng góp của các chủ thể tham gia, mặt khác các liên kết có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của các chủ thể tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành, giám sát và phân phối lợi ích trong liên kết phải đảm bảo dân chủ, bình đẳng. Dân chủ và bình đẳng trong liên kết không có nghĩa là cào bằng quyền lợi và trách nhiệm mà trên cơ sở những đóng góp của mỗi bên. Để có sự bình đẳng và dân chủ, các quyết định liên kết phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và đƣợc thực hiện thông qua một cơ chế điều phối chung đƣợc thống nhất giữa các bên ngay từ đầu.
Thứ tư, kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia. Trong liên kết kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy, là chất keo gắn kết lâu dài các bên tham gia. Việc chia sẻ hài hòa lợi ích có tầm quan trọng đặc biệt quyết định sự bền vững của các liên kết nên đòi hòi phải tìm ra một cơ chế giải quyết thích hợp. Cơ chế đó phải tập trung vào các yêu cầu cơ bản và cấp thiết nhất. Trong từng mối liên kết, từng mặt hàng mà có hình thức và phƣơng pháp giải quyết lợi ích khác nhau. Ngoài ra cơ chế đó cần đảm bảo cho các bên tham gia đƣợc bình đẳng với nhau cả về quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm.
Thứ năm, các mối liên kết phải được pháp lý hóa. Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay nhiều quan hệ kinh tế đƣợc phát triển dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau của các bên tham gia. Liên kết giữa họ thƣờng xuyên và bền chặt vì các bên đều đạt đƣợc lợi ích của mình khi than gia. Tuy nhiên với mục tiêu hƣớng đến một nền sản xuất hiện đại thì mọi quan hệ kinh tế cần phải đƣợc thể chế hóa bằng luật pháp dƣới
hình thức hợp đồng kinh tế, điều lệ, hiệp ƣớc của tổ chức liên kết. Khi các mối liên kết đƣợc pháp lý hóa một mặt nâng cao vị thế cho các bên tham gia, đồng thời là cơ sở quan trọng để ràng buộc trách nhiệm của họ cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.
Tóm lại, các nguyên tắc của liên kết kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi vận dụng vào thực tiễn cần phải được coi trọng và kết hợp hài hòa, bất cứ nguyên tắc nào nếu bị vi phạm đều có thể làm cho liên kết không đạt hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, không phải liên kết kinh tế nào cũng đều phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trên.
1.2.5. Các hình thức, phương thức và mô hình liên kết
1.2.5.1 Các hình thức liên kết
Các hình thức liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng, chủ yếu bao gồm các hình thức với các nội dung cơ bản sau:
Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng chính thống)
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức đƣợc thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tƣơng lai và thƣờng với giá đặt trƣớc”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn. Quan hệ hợp tác trên cơ sở hợp đồng đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức:
- Hợp đồng trên cơ sở cá nhân
Là quan hệ trực tiếp giữa ngƣời sản xuất (nhƣ nông hộ, trang trại) với cơ sở chế biến đƣợc thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với hai bên. Các chủ thể có trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời hạn, địa điểm, số và chất lƣợng cho cơ sở chế biến. Ngƣợc lại cơ sở chế biến có trách nhiệm nhận sản phẩm (nông sản) và tranh toán hợp đồng cho bên kia. Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo thỏa thuận.
- Hợp đồng trên cơ sở nhóm: Có hai dạng
Dạng thứ nhất: Hợp tác thông qua hiệp hội. Hiệp hội là tập hợp các nhà sản xuất có cùng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuất trên thị trƣờng. Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung với cơ sở chế biến về thời gian giao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất lƣợng, giá cả cũng nhƣ phƣơng thức thanh toán.
Dạng thứ hai: Hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ. Ngƣời sản xuất có quan hệ gián tiếp với cơ sở chế biến và quan hệ trực tiếp với hợp tác xã dịch vụ. Hợp tác xã thay mặt ngƣời sản xuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở chế biến, trực tiếp thanh toán, nhận, trả với cơ sở chế biến sau đó thanh toán cho từng cơ sở sản xuất (hoặc từng hộ nông dân).
Đối với mối liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với ngƣời sản xuất (nông dân) thì chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về mặt kinh tế, nhân tố quy định mạnh mẽ nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ sở hữu và cơ chế vận hành nền kinh tế, bởi trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đặc điểm nghành nghề, sản phẩm nguyên liệu cụ thể, nhân tố chính trị - xã hội cũng có tác động nhất định đến liên kết.
Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng)
Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không đƣợc thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng đƣợc các bên thống nhất về số lƣợng, chất lƣợng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng... Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thƣờng đƣợc thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, bàn bè, anh em ruột,...) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện đƣợc nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng trong thực tế thƣờng chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lƣợng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.
2.1.5.2 Phƣơng thức liên kết
Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo các phƣơng thức chiều dọc (liên kết dọc) hoặc chiều ngang (liên kết ngang), trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế. Cụ thể:
- Liên kết dọc
Là liên kết đƣợc thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc là toàn diện nhất bao gồm từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này thông thƣờng mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trƣớc đó đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.
- Liên kết ngang
Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhƣng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhƣng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên những tổ chức liên kết nhƣ Hợp tác xã, liên minh, hiệp hội và có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trƣờng nhất định.
1.2.5.3 Mô hình liên kết trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp
Mô hình liên kết có thể chia thành năm mô hình và đƣợc tóm tắt thành bảng sau:
Mô hình phi chính thống
Mô hình liên kết giữa các chủ thể với nhau thông qua những thỏa thuận, cam kết hợp tác không chính thống (thƣờng là thỏa thuận miệng) trong sản xuất - kinh doanh đƣợc gọi là liên kết phi chính thống.
kiện trình độ, môi trƣờng phát triển còn chƣa cao, trong đó một bên tham gia là hộ nông dân (trình độ nhận thức thấp). Các nội dung liên kết có giá trị kinh tế không lớn, và thƣờng là liên kết nhƣ giữa các hộ sản xuất với nhau, giữa hộ sản xuất với đối tác trung gian cung ứng hay tiêu thụ… Các bên liên kết thƣờng có sự quen biết với nhau, do vậy các nội dung trong liên kết nhƣ quyền và trách nhiệm rất ít khi đƣợc đề cập, cam kết rõ ràng, không có sự ràng buộc bằng văn bản. Sự liên kết giữa họ chủ yếu là dựa vào sự tin tƣởng vào sự quen biết với nhau.
Chính do đặc điểm liên kết đó chỉ dựa trên nền tảng của sự quen biết, tin tƣởng nên tính bền vững của liên kết không cao. Tính kém bền vững đó do một trong các bên tìm thấy lợi ích tăng thêm cho mình nên phá bỏ liên kết, lợi ích của đối tác phần nào sẽ bị ảnh hƣởng. Bên cạnh nhƣợc điểm đó của loại hình liên kết này, thì lợi ích của nó là chi phí liên kết đƣợc giảm thiểu, hiệu quả về kinh tế tăng thêm (nếu không có rủi ro, việc phá bỏ liên kết).
Mô hình đa chủ thể
Mô hình đa chủ thể tham gia hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thƣờng gọi là mô hình “liên kết bốn nhà”. Tham gia mô hình này bao gồm nhiều chủ thể khác nhau nhƣ Nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại... Đặc điểm của mô hình này là các chủ thể khác nhau sẽ có trách nhiệm và vai trò khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân gắn kết nhà khoa học với nông dân, gắn kết nhà tài chính với nông dân và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Doanh nghiệp là ngƣời quyết định việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân nên họ biết đƣợc thị trƣờng cần gì để đặt hàng cho nông dân sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng chính là ngƣời đặt hàng cho các nhà khoa học, ngân hàng, cung cấp các dịch vụ cho mình và cho nông dân. Vai trò của Nhà nƣớc là xử lý mối quan hệ giữa các bên ký kết hợp đồng, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh do thị trƣờng, thiên tai gây ra, đồng thời vận động, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các bên tham gia sản xuất theo hợp đồng.
là sự liên kết và phối hợp nhiều chủ thể khác nhau cùng chia sẻ lợi ích, rủi ro và quyền quyết định. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là hạt nhân ký hợp đồng trực tiếp với các trang trại để thu mua nông sản. Ngân hàng căn cứ vào hợp đồng giữa doanh nghiệp và các trang trại để cho vay đầu tƣ phát triển sản xuất, phát triển thị trƣờng. Doanh nghiệp đặt hàng nhà khoa học để giải quyết các vấn đề kỹ thuật sản xuất nảy sinh. Các tổ chức dân sự xã hội nhƣ hiệp hội ngành hàng sẽ vận động, theo dõi, giám sát các hợp đồng giữa doanh nghiệp và trang trại. Nhà nƣớc căn cứ vào hợp đồng để xử lý các mẫu thuẫn phát sinh.
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu, bản thân nông dân không thể tự giải quyết ba vấn đề của nền nông nghiệp hàng hóa là: thị trƣờng, công nghệ và vốn do quy mô kinh doanh quá nhỏ thì mô hình đa chủ thể có thể làm đƣợc. Mô hình đa chủ thể đƣợc phát triển mạnh ở những quốc gia đang phát triển nhƣ Mexico, Kenya, Trung Quốc.
Mô hình này có ý nghĩa và tác dụng trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sản xuất theo mô hình này sẽ tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.
Mô hình trung gian
Đây là mô hình doanh nghiệp ký hợp mua sản phẩm của nông dân thông qua các đầu mối trung gian nhƣ hợp tác xã, tổ hợp tác xã, nhóm nông dân hoặc một số hộ đại diện cho các hộ nông dân. Đặc điểm của mô hình này là doanh nghiệp không ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân mà thay vào đó doanh nghiệp thuê các tổ chức trung gian thực hiện vai trò của mình. Mỗi cá nhân hay tổ chức trung gian này có trách nhiệm kiểm soát và giám sát hoạt động sản xuất của nông dân và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động trong trang trại từ gieo hạt đến thu hoạch theo quy định của doanh nghiệp và họ đƣợc hƣởng hoa hồng cho việc kiểm soát và giám sát.
Mô hình này tồn tại khi nền sản xuất nông nghiệp còn manh mún và phân tán. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản khó thực hiện việc ký hợp đồng cung cấp vật tƣ, hƣớng dẫn kỹ thuật cho nông dân vì để thực hiện ký hợp đồng cho từng
hộ nông dân thì chi phí giao dịch tăng cao và bản thân họ không đủ năng lực kiểm soát trực tiếp quá trình sản xuất của từng hộ nông dân.
Mô hình này góp phần làm giảm chi phí giao dịch nhờ đầu mối hợp đồng giảm đi, việc kiểm soát sản xuất và chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn. Ngƣời trung gian đóng vai trò đại diện cho nông dân, tạo nên sức mạnh tập thể để thƣơng lƣợng với doanh nghiệp.
Mô hình tập trung
Mô hình tập trung là mô hình các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực tiếp ký hợp đồng với các trang trại. Hợp đồng này chỉ có hai bên tham gia trực tiếp là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các trang trại. Các doanh nghiệp đặt hàng cho các trang trại sản xuất nông sản để doanh nghiệp chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm.