CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dược liệu trên thế giới
1.3.1.1. Liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dƣợc liệu tại Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nền Y học cổ truyền lâu đời nhất thế giới (hơn 4000 năm phát triển) và cũng là quốc gia xuất khẩu dƣợc liệu lớn nhất thế giới.
Nhà nƣớc Trung Quốc đã chủ trƣơng quy hoạch những vùng/miền mà điều kiện thiên nhiên phù hợp nhất với cây dƣợc liệu đồng thời có những chính sách quản lý và thúc đẩy phát triển bền vững nguồn dƣợc liệu nhƣ:
tầm quan trọng sử dụng bền vững nguồn dƣợc liệu và giá trị kinh tế.
- Thu hoạch nguồn tài nguyên dƣợc liệu một cách bền vững trên cơ sở có kế hoạch quản lý, dự trữ, bảo quản lâu bền và quy định xuất khẩu hàng năm hợp lý.
- Phát triển những chƣơng trình nghiên cứu khoa học về trồng trọt, thu hái, sơ chế, bảo quản, sử dụng dƣợc liệu.
Từ những năm 1980, lƣợng gieo trồng cây dƣợc liệu đã tăng lên nhanh chóng
tại Trung Quốc. Hiện nay có khoảng 340.000 nông dân tham gia vào canh tác cây dƣợc liệu trên diện tích khoảng 137.594 ha với 250 loài cây dƣợc liệu.
Về xuất khẩu, Trung Quốc đứng đầu danh sách 12 nƣớc xuất khẩu dƣợc liệu nhiều nhất thế giới. Tổng sản lƣợng xuất khẩu cây dƣợc liệu trung bình một năm giai đoạn 1991 - 2003 của Trung Quốc đạt khoảng 150.600 tấn, chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu.
1.3.1.2. Liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dƣợc liệu tại Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch Chiến lƣợng phát triển công nghiệp sản phẩm dƣợc liệu giai đoạn 2005 - 2009 thành kế hoạch quốc gia vào 29/6/2004. Kế hoạch đã chỉ định một số Văn phòng Chính phủ thuộc các Bộ Ngành và trƣờng Đại học khác nhau chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thành những mục tiêu trong mỗi giai đoạn phát triển.
Cơ quản phát triển Y học cổ truyền và Y học thay thế Thái Lan (DTAM) phối hợp với các tổ chức liên quan khác chịu trách nhiệm thực thi các chính sách của nhà nƣớc thông qua các hoạt động: củng cố kiến thức y học cổ truyền, dƣợc liệu thông qua nghiên cứu phát triển; chuyển giao kiến thức cho cộng đồng và nhân viên
y tế thông qua đào tạo, triển lãm và nhiều kênh truyền thông khác; phát triển nhiều sản phẩm từ dƣợc liệu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ y học cổ truyền; sản xuất dƣợc liệu trong ngành công nghiệp dƣợc phẩm và trong các bệnh viện.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhu cầu dƣợc liệu và thuốc từ dƣợc liệu tại Thái Lan tăng lên rõ rệt. Tồng số lƣợng các nhà máy sản xuất thuốc từ dƣợc liệu tăng lên 39.6% từ con số 616 năm 1997 lên 861 năm 2003.
2000 có 168 bệnh viện cộng đồng, 22 trung tâm y tế và 7 bênh viện đa khoa cấp vùng tiến hành trồng cây dƣợc liệu và sản xuất thuốc từ dƣợc liệu để phục vụ nhu cầu sử dụng của cộng đồng trong vùng. Bệnh viện có những hợp đồng sản xuất với những nông dân ở các vùng lân cận để trồng cây dƣợc liệu. Điều này không những cung cấp dƣợc dƣợc liệu cho bệnh viện mà đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
Tuy nhiên, so với thuốc Tân dƣợc, thuốc từ dƣợc liệu tại Thái Lan chỉ chiếm con số rất nhỏ (năm 2001 khoảng 2%). Một phần nguyên nhân là do hầu hết các nhà máy sản xuất thuốc từ dƣợc liệu tại Thái Lan đều hoạt động trên quy mô nhỏ và vừa, rất ít phát triển thành công nghiệp quy mô lớn.
1.3.2. Liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dược liệu tại Việt Nam
Việt Nam là nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với 3984 loài cây làm thuốc. Trong khoảng 50 năm trở lại đây, Việt Nam đã tiến hành nhập nội khoảng 300 loài cây thuốc từ nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có khoảng 60 loài trở thành hàng hóa nhƣ Actiso, Đƣơng quy, Bạch chỉ ....
Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị dƣợc liệu Toàn quốc lần thứ II (2007), nhu cầu dƣợc liệu tại Việt Nam hàng năm khoảng 120.000 tấn, trong đó phục vụ cho công nghiệp dƣợc khoảng 50.00 tấn, cho Y học cổ truyền khoảng 50.000 tấn và xuất khẩu khoảng 20.000 tấn. Tuy nhiên, lƣợng dƣợc liệu nhập khẩu hàng năm tại nƣớc ta khoảng 90% và chủ yếu từ Trung Quốc.
Nguồn dƣợc liệu ở nƣớc ta đƣợc khai thác từ hai nguồn là thu hái tự nhiên và trồng trọt. Trong đó, có khoảng 136 loài cây thuốc đƣợc trồng trọt với khả năng cung khoảng 15.500 tấn.
Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển cây dƣợc liệu nhƣ quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nƣớc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị 25/1999/CT-TTg về đẩy mạnh công tác phát triển Y dƣợc học cổ truyền; Quyết định 35/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010...
Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích trồng dƣợc liệu trên cả nƣớc còn rất nhỏ. Mặc dù chƣa có những thống kê, nhƣng nguồn dƣợc liệu trồng hầu nhƣ chƣa phục vụ đủ nhu cầu sản xuất trong nƣớc mà vẫn phải nhập khẩu nhƣ Cúc hoa, Đƣơng quy, Ngƣu tất ... Các mô hình trồng dƣợc liệu còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát hoặc do đặt hàng của doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
1.3.3 Bài học rút ra từ thực tiễn liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dược liệu trên thế giới và tại Việt Nam
Thông qua nghiên cứu các mô hình liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dƣợc liệu ở các nƣớc trên Thế giới và tại Việt Nam thời gian qua, nghiên cứu rút ra một số bài học cho doanh nghiệp khi liên kết với các "nhà" còn lại khi phát triển dƣợc liệu nhƣ sau:
Thứ nhất,việc hoàn thiện chủ trương, chính sách thúc đẩy liên kết trong sản xuất và kinh doanh cây dược liệu là rất cần thiết và cấp bách. Nhà nƣớc cần xây dựng hành lang pháp lý nhằm quy định rõ cơ chế xử lý vi phạm hợp đồng, ràng buộc trách nhiệm gắn với cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia hợp đồng một cách hài hòa.
Thứ hai, vai trò của cơ quan Nhà nước địa phương với tư cách trong mối liên kết là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công. Thể hiện rõ nhất là vai trò của Nhà nƣớc trong việc quy hoạch, đầu tƣ và phát triển các vùng dƣợc liệu, là ngƣời đứng ra “thúc đẩy” các nhà khác liên kết.
Thứ ba, các địa phương/vùng nên xác định và thúc đẩy tiêu thụ và phát triển cây dược liệu qua hợp đồng văn bản trước tiên đối với một số sản phẩm chủ lực, mang tính đặc trưng cho việc thực thi khi điều kiện hợp đồng đã chín muồi.
Thứ tư, để triển khai hiệu quả các hợp đồng liên kết thì việc tuyên truyền và phổ biến lợi ích cho các hộ nông dân trồng dược liệu là hết sức cần thiết.
Thứ năm,cần tăng cường vai trò và có biện pháp cụ thể hỗ trợ sự phát triển của HTX nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại,… Các tổ chức này có vai trò là nhân tố trung gian, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Thứ sáu,công tác quy hoạch sản xuất và vùng dược liệu phải đi trước một bước.
Thứ bảy,các doanh nghiệp phải đi tiên phong trong ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ dược liệu kết hợp đầu tư ứng trước cho nông dân về giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật để nông dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật tạo ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng. Hợp đồng sản xuất, tiêu thụ phải thực sự đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích giữa doanh nghiệp và ngƣời sản xuất.