Qui trinh thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu 00050008206 (Trang 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Qui trinh thực hiện nghiên cứu

Qui trinh thực hiện nghiên cứu gồm 6 bƣớc cụ thể nhƣ sau:

Bƣớc 1: Nghiên cứu tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm kế thừa những thành quả đã có, tìm hiểu những hạn chế nhằm chỉ ra các khoảng trống trong lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu tiếp theo. Qua đó giúp nhận diện vấn đề nghiên cứu và xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp.

Bƣớc 2: Quan việc tổng quan tài liệu, các khoảng trống nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu.

Bƣớc 3: Thông qua nghiên cứu tổng quan tài liệu, tinh hình thực tiễn và vấn đề cần nghiên cứu, đề xuất khung lý thuyết/ mô hình nghiên cứu.

Bƣớc 4: Xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu.

Bƣớc 5: Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu để tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, đồng thời sử dụng các công cụ thích hợp để xử lý và phân tích số liệu qua đó đánh giá thực trạng liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cúc hoa vàng và cây Đinh lăng tại Công ty TRAPHACO.

Bƣớc 6: Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng liên kết, tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện và tăng cƣờng liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu tại công ty TRAPHACO trong thời gian tới.

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ sách, báo, internet, các văn bản pháp luật, qua các báo cáo của các Sở và các phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ban chỉ đạo sản xuất cây dƣợc liệu...của các tỉnh, huyện, xã và đƣợc tổng hợp và hệ thống hóa.

Bảng 2.1. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

TT Nội dung số liệu Nguồn thu thập Phƣơng pháp

thu thập

Số liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn Sách, báo, Internet có liên Tra cứu, chọn lọc 1 ở Việt Nam và thế giới quan, các văn bản pháp thông tin

luật, chính sách của nhà nƣớc

Số liệu về đặc điểm địa bàn Các Sở, Phòng Nông Tham khảo và 2 nghiên cứu: Tình hình phân bố nghiệp và PTNT; các ban chọn lọc thông tin

đất đai, lao động. Tình hình phát chỉ đạo trồng cây dƣợc triển kinh tế, Cơ sở hạ tầng. liệu các huyện, xã

Số liệu về diện tích, năng suất, Các Phòng Nông nghiệp Tìm hiểu, khảo 3 sản lƣợng cây dƣợc liệu, công tác và PTNT các huyện; các sát

tập huấn sản xuất, giám sát thu ban chỉ đạo trồng cây hoạch, vận chuyển… dƣợc liệu các huyện, xã

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp bao gồm các thông tin về thực trạng liên kết, kết quả của liên kết, lợi ích của liên kết, nhu cầu liên kết... của các tác nhân trong liên kết đƣợc thu thập thông qua thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu; phỏng vấn cá nhân

* Quan sát trực tiếp:

Quan sát trực tiếp là quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh nào đó, đây là một cách tốt để kiểm tra chéo câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn.

*Sử dụng phương pháp PRA:

Phỏng vấn bán cấu trúc: Các bên tham gia sản xuất và tiêu thụ dƣợc liệu từ đó tổng hợp các nguyện vọng, nhu cầu của ngƣời nông dân, chính quyền địa phƣơng, nhà khoa học, doanh nghiệp khi tham gia liên kết, cùng họ tham gia chia sẻ, thảo luận và lắng nghe những khó khăn mà họ đang gặp phải từ đó làm cơ sở để đƣa ra các giải pháp có căn cứ khoa học.

Bảng 2.2. Số lượng đối tượng tham gia phỏng vấn PRA

Đối tƣợng phỏng vấn Số lƣợng

Văn Lâm, Hƣng Yên Hải Hậu, Nam Định

Hộ Nông dân 30 30

Chính quyền địa phƣơng 5 5

Nhà khoa học 4 4

* Phương pháp chuyên gia:

Tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan thuộc nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý ngành nông nghiệp và PTNT.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu để mô tả, phân tích và so sánh kết quả thực hiện liên kết giữa các nhà thông qua các chỉ tiêu định tính (các hình thức liên kết, trách nhiệm và lợi ích của các bên...) và định lƣợng (thời gian tham gia liên kết, tỷ lệ tham gia liên kết...).

2.3.2. Phương pháp phân tích lợi ích, chi phí

Phân tích hiệu quả chi phí, lợi ích đƣợc dùng để nghiên cứu khía cạnh cho phát triển bền vững mối liên kết giữa các nhà, từ đó đề xuất gợi ý cho phát triển mối liên kết có hiệu quả giữa các nhà đảm bảo lợi ích của các bên liên quan.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

3.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần TRAPHACO

3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần Traphaco đƣợc chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trƣớc cổ phần hóa và giai đoạn thực hiện cổ phần hóa đến nay.

Giai đoạn trƣớc cổ phần hóa (từ năm 1972 đến năm 1999) bắt đầu bằng sự thành lập của Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty y tế Đƣờng sắt vào ngày 28/11/1972. Tổ sản xuất thuốc đƣợc xem là tiền thân đầu tiên của công ty cổ phần Traphaco ngày nay. Tổ sản xuất ban đầu đƣợc thành lập với 15 cán bộ, với nhiệm vụ ban đầu là pha chế thuốc theo đơn hàng của Bệnh viện Đƣờng sắt. Đến tháng 6 năm 1993, tổ sản xuất thuốc đƣợc chuyển đổi thành Xí nghiệp Dƣợc phẩm Đƣờng sắt, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng thuốc. Hơn một năm sau, tháng 5 năm 1994, Xí nghiệp Dƣợc phẩm Đƣờng sắt đổi tên thành Công ty Dƣợc và thiết bị vật tƣ y tế Bộ Giao thông vận tải, chức năng bao gồm cả sản xuất, mua bán dƣợc phẩm, vật tƣ và thiết bị y tế. Đến tháng 10 năm 1999, Công ty Dƣợc và thiết bị vật tƣ y tế đƣợc cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Dƣợc và thiết bị vật tƣ y tế Traphaco theo chủ trƣơng đổi mới doanh nghiệp nhằm phát huy tính hiệu quả, phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới.

Giai đoạn thực hiện cổ phần hóa (từ năm 2000 đến nay), tháng 7 năm 2001, Công ty cổ phần Dƣợc và thiết bị vật tƣ y tế Traphaco đƣợc đổi tên thành Công ty cổ phần Traphaco. Ngày 26 tháng 11 năm 2008, mã cổ phiếu TRA của công ty chính thức đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, đánh dấu một bƣớc trƣởng thành lớn mạnh của công ty kể tử sau khi thực hiện thành công tiến trình cổ phần hóa. Sau 15 năm thực hiện cổ phần hóa, Traphaco đã có những bƣớc tăng trƣởng nhảy vọt. Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ công ty đã là 246.764.330.000 VNĐ, Traphaco đã trở thành thƣơng hiệu nổi tiếng, đứng số 1 về năng lực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ dƣợc liệu thiên nhiên Việt Nam.

3.1.2. Mục tiêu và tầm nhìn

Mục tiêu:

Công ty Cổ phần Traphaco hƣớng đến 5 mục tiêu chính:

(i) sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, nguồn nguyên liệu sạch, tạo sự khác biệt về hình ảnh an toàn tiện lợi.

(ii) xây dựng phát triển nguồn nhân lực phù hợp và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.

(iii) khai thác tối đa hiệu quả kênh phân phối, kiện toàn kênh phân phối tại thị trƣờng cũ và xây dựng, phát triển kênh phân phối tại thị trƣờng mới nhằm đảm bảo cho mục tiêu bán hàng đạt tốc độ tăng trƣởng cao.

(iv) quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài chính cho các kế hoạch.

(v) vớ duy trì thực hiện đúng các hoạt động quản lý chất lƣợng tiên tiến theo tiêu chuẩn GPs.

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Từ năm 2000, Công ty Cổ Phần Traphaco đặt tầm nhìn dài hạn đến năm 2020 sẽ trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Với một sứ mệnh là cống hiến cho xã hội những sản phẩm, dịch vụ mang tính thời đại và giàu giá trị truyền thống nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống, luôn thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tạo ra những công việc có ý nghĩa và cơ hội thăng tiến cho ngƣời lao động và gia tăng giá trị cho các nhà đầu tƣ.

Năm giá trị cốt lõi mà công ty Cổ Phần Traphaco theo đuổi là:

(i) Chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp (ii) Gia tăng giá trị cho xã hội, khách hàng, ngƣời lao động và cổ đông là mục tiêu và động lực của sự phát triển bền vững

(iii) Lao động sáng tạo là nền tảng của sự phát triển

(iv) Quan hệ hợp tác, chia sẻ, cam kết và thực hiện cam kết là nền tảng văn hóa doanh nghiệp

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

Công ty Cổ phần Traphaco xác định chức năng và phạm vi hoạt động của công ty ở 8 lĩnh vực khác nhau: Sản xuất thuốc, hóa dƣợc và dƣợc liệu (Sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm, hoá chất và vật tƣ thiết bị y tế); Sản xuất, buôn bán rƣợu, bia, nƣớc giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar); Tƣ vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dƣợc; Sản xuất, buôn bán thực phẩm; Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm; Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc; Tƣ vấn sản xuất dƣợc phẩm, mỹ phẩm; Pha chế thuốc theo đơn; Thu mua, gieo trồng, chế biến dƣợc liệu.

Traphaco xác định nhiệm vụ của mình là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ xanh, sạch phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Với phƣơng châm phát triển bền vững dựa trên không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ; gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trƣờng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, định hƣớng sản phẩm: “Công nghệ mới & Bản sắc cổ truyền”, công ty hƣớng tới xuất khẩu song song với thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nƣớc, góp phần thực hiện chiến lƣợc thuốc quốc gia: tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Bộ máy lãnh đạo bao gồm:

- Đại hội đồng cổ đông.

- Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên: 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 Phó

- Ban Tổng Giám đốc gồm có 03 thành viên: 01 Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng Giám đốc.

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần TRAPHACO có gồm:

- 15 Chi nhánh.

- Công ty con: + Công ty TNHH một thành viên TRAPHACOSAPA. + Công ty TNHH TRAPHACO Hƣng Yên.

+ Công ty cổ phần công nghệ cao TRAPHACO. + Công ty Cổ phần Dƣợc VTYT Đăk Lăk

+ Công ty Cổ phần Dƣợc VTYT Quảng Trị

- Nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO tại Hà Nội. - Nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO tại Hƣng Yên. - Các cửa hàng đại lý phân phối sản phẩm trên toàn quốc.

- Đại lý phân phối nƣớc ngoài tại: Ucraina, Campuchia, Lào

3.1.5. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh thu của công ty không ngừng tăng trƣởng qua các năm trong đó năm 2014 đạt 1.650 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nƣớc 95,9 tỷ đồng, đem lại thu nhập ổn định cho ngƣời lao động với mức lƣơng trung bình 14 triệu/tháng, duy trì trả cổ tức tối thiểu 20%/năm.

Hiện nay, công ty đã có một hệ thống phân phối rộng khắp, với 18 chi nhánh, 6 công ty con, công ty liên kết và tổng cộng 18.000 khách khàng. Theo báo cáo của IMS đến hết quý 4/2014 thị phần của Traphaco chiếm 1.2% tổng thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam, xếp thứ 14 trong số 20 công ty có doanh thu đứng đầu thị trƣờng dƣợc phẩm.

Năm 2014, nối tiếp những giải thƣởng danh giá đã đạt đƣợc, Traphaco vinh dự đƣợc Bộ y tế trao giải thƣởng Ngôi sao thuốc việt cho 5 sản phẩm và 1 ngôi sao dành cho thƣơng hiệu Traphaco, doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dƣợc đƣợc công nhận là Thƣơng hiệu quốc gia - Vietnam Value 2014.

3.1.6. Chiến lược Con đường sức khỏe xanh

Từ những đánh giá, nhận định, Traphaco đã xây dựng chiến lƣợc “Sức khỏe xanh” nhằm phát huy những điểm mạnh, tận dụng cơ hội trong tình hình mới, phù hợp với vị thế thƣơng hiệu Đông dƣợc số 1 Việt Nam. Doanh nghiệp định hƣớng các mục tiêu chiến lƣợc cụ thể tùy vào từng lĩnh vực nhƣng đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống. Theo đó công ty đề ra mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2015 là:

 Hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, theo đuổi chuỗi giá trị Xanh: Nguồn nguyên liệu xanh - Công nghệ xanh - Sản phẩm Xanh - Dịch vụ Xanh

 Đầu tƣ nâng cao nguồn lực con ngƣời, đổi mới công nghê, thiết bị hiện đại để đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trƣờng

 Tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm sử dụng công nghệ cao, giữ vững thị phần các sản phẩm thuốc đông dƣợc, đa dạng hóa dòng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng quốc tế đảm bảo phát triển bền vững.

 Quy hoạch và xây dựng vùng trồng dƣợc liệu tự nhiên. Traphaco sẽ là doanh nghiệp dƣợc tiên phong trong việc tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến từ khâu trồng và chế biến dƣợc liệu cho đến khâu sản xuất và đóng gói thành phẩm.

 Duy trì thực hiện đúng các hoạt động quản lý chất lƣợng tiên tiến theo tiêu chuẩn GPs (GMP, GSP, GLP, GDP), tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 và 5S.

 Phát triển hệ thống phân phối: Nâng cao năng lực của hệ thống phân phối trong nƣớc và mở rộng ra khu vực; hình thành hệ thống chi nhánh thay thế các đại lý. Tập trung xây dựng đội ngũ bán hàng.

 Tiếp tục khẳng định và phát huy thƣơng hiệu Traphaco, thƣơng hiệu uy tín và chất lƣợng, của một doanh nghiệp luôn hƣớng tới ngƣời tiêu dùng với mục đích chăm lo sức khỏe cộng đồng.

 Áp dụng hệ thống ERP toàn diện, đặc biệt chú trọng đến việc hoàn chỉnh hệ thống đánh giá công việc, phân công công tác.

 Tiếp tục phát huy văn hóa Traphaco, đó là “chân thực, chia sẻ cam kết và thực hiện cam kết” để tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín - chất lƣợng - hiệu quả.

Hoạch định, phát triển nguồn nguyên liệu xanh

Traphaco là doanh nghiệp sử dụng dƣợc liệu nhiều nhất trong cả nƣớc, chiếm 17% khối lƣợng dƣợc liệu phục vụ công nghiệp dƣợc. Với hơn 100 loại dƣợc liệu đƣợc đƣa vào sản xuất, trong đó 80-90% là dƣợc liệu trong nƣớc. Một số dƣợc liệu chủ lực của công ty đã đƣợc phát triển thành những vùng trồng nhƣ Actiso, Bìm bìm, Rau đắng đất, Đinh lăng. Năm 2011, công ty đã sử dụng 19/30 dƣợc liệu có nhu cầu sử dụng lớn nhất để sản xuất thuốc trong nƣớc, trong đó khối lƣợng dƣợc liệu Actiso là 199,69 tấn, chiếm tỷ lệ 9,42% (tổng dƣợc liệu Actiso sử dụng để sản xuất thuốc trong nƣớc là 2.119,09 tấn). Công ty TNHH MTV Traphaco SaPa là nơi

thu mua Actiso, chè dây... ở SaPa để sơ chế, chế biến cao đặc trung bình 30 - 40 tấn/năm đáp ứng nhu cầu sử dụng của công ty. Chỉ tính đến doanh thu một sản phẩm BOGANIC (thành phần có Actiso chủ yếu) năm 2009 là 117 tỷ đồng, năm 2013 là 306 tỷ đồng tăng hơn 2,5 lần.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch phục vụ sản xuất, dự án Nguyên liệu xanh (GreenPlan) đã ra đời vào cuối năm 2009 mở đầu cho chiến lƣợc Sức khỏe xanh của công ty. Dự án Greenplan ra đời là một sự tất yếu, thực hiện nhiệm vụ: quy hoạch và phát triển vùng trồng tạo nguồn cung dƣợc liệu đầu vào có chất lƣợng cao, ổn định, lâu dài, hoàn thành chuỗi giá trị của công ty.

Mục tiêu của dự án Greenplan: Nghiên cứu phát triển dƣợc liệu theo GACP-

WHO là chiến lƣợc sống còn, trọng điểm, bền vững. Căn cứ theo mục tiêu đó, dự án

Một phần của tài liệu 00050008206 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w