Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hình thành hệ thống mục tiêu chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 36 - 37)

2.3.4.1- Những ảnh hưởng của các yếu tố bên trong

- Các khả năng về nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp

Các yếu tố nhân tài vật lực mà doanh nghiệp có khả năng huy động sẽ quyết định tính khả thi của các mục tiêu. Việc định ra một mục tiêu quá cao vƣợt ra khỏi khả năng của doanh nghiệp hay ngƣợc lại đề ra mục tiêu quá thấp không phát huy hết tiềm năng của doanh nghiệp trong khi các yếu tố khác đều thuận lợi đều gây ra những tổn thất đối với doanh nghiệp.

-Triết lý kinh doanh, quan điểm của những ngƣời đứng đầu doanh nghiệp - Hoạt động và thành tích của doanh nghiệp trong quá khứ

- các đối tƣợng hữu quan bên trong:

+ Những ngƣời chủ sở hữu: Đối tƣợng này thƣờng quan tâm đến giá trị và sự tăng trƣởng chung của vốn đầu tƣ. Những quan tâm này sẽ tạo ra áp lực với các mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên việc nóng vội xây dựng mục tiêu lợi nhuận quá cao nhiều khi sẽ làm ảnh hƣởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

+ Tập thể ngƣời lao động trong doanh nghiệp: Đây là một đối tƣợng bên trong khá quan trọng đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự quan tâm ở một mức độ nhất định khi hoạch định mục tiêu. Những đối tƣợng này họ thƣờng quan tâm đến vấn đề tiền lƣơng, thu nhập, vấn đề đảm bảo công ăn việc làm, đƣợc ƣu đãi, cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động, có cơ hội để thăng tiến, đƣợc tham gia vào việc ra quyết định...Mức độ thoả mãn những quan tâm này sẽ ảnh hƣởng tới mức độ nỗ lực và trình độ thực hiện nhiệm vụ của họ, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong từng thời kỳ chiến lƣợc, biểu hiện cụ thể của các yêu cầu về tiền lƣơng, phúc lợi, sự an toàn, đảm bảo công ăn việc làm,... là khác nhau,

31 phù hợp với các điều kiện phát triển sản xuất - kinh doanh của thời kỳ đó. Vì vậy, các nhà hoạch định chiến lƣợc phải chú ý cân nhắc các vấn đề cụ thể gắn với những ngƣời lao động khi hình thành hệ thống mục tiêu chiến lƣợc.

2.3.4.2- Những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài

- Những điều kiện của môi trƣờng tổng quát: Đặc biệt là môi trƣờng kinh tế và môi trƣờng chính trị – pháp lý. Những mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn phải phù hợp với những điều kiện của môi trƣờng nhằm khai thác tốt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ, bên cạnh đó hệ thống các mục tiêu phải phù hợp với môi trƣờng chính trị hiện hành.

- Các đối tƣợng hữu quan bên ngoài

+ Khách hàng: Là yếu tố cực kỳ quan trọng có ảnh hƣởng đến quá trình hoạch định mục tiêu của doanh nghiệp. Nguyện vọng của khách hàng là giá cả sản phẩm thấp, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ cao hơn, đƣợc cung cấp hàng hoá nhanh chóng và ổn định, điều kiện thiếu nợ dễ dàng, vị trí mua hàng tiện lợi...

Trong từng thời kỳ chiến lƣợc cụ thể các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu biểu hiện cụ thể là khác nhau, vì thế các vấn đề mà khách hàng quan tâm cũng biểu hiện trong các thời kỳ khác nhau. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định phải nghiên cứu cụ thể và đáp ứng các yêu cầu của họ.

+ Đối thủ cạnh tranh + Xã hội

Các vấn đề xã hội có ảnh hƣởng ngày càng lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn đến các vấn đề xã hội. Trƣớc đây, trong triết lý kinh doanh của mình ít doanh nghiệp đề cập đến trách nhiệm xã hội nhƣng càng về sau càng có nhiều doanh nghiệp chú ý đến điều này. Trách nhiệm xã hội cũng là một trong các giá trị đƣợc đề cập đến trong triết lý kinh doanh. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song nếu nhìn nhận giữa trách nhiệm xã hội và kết quả kinh doanh theo quan điểm biện chứng thì thấy rằng thực hiện trách nhiệm xã hội không phải không gắn trực tiếp với kết quả kinh doanh. Nhiều nhà quản trị học cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp có uy tín, danh tiếng mà uy tín và danh tiếng lại là điều kiện không thể thiếu, có ý nghĩa “vô giá” đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong thực tế kinh doanh, càng ngày quan điểm trên càng tỏ ra là đúng đắn.

Với quan niệm nhƣ thế, các đòi hỏi cụ thể của xã hội trong từng thời kỳ chiến lƣợc phải đƣợc các nhà hoạch định chiến lƣợc quan tâm đáp ứng. Đáp ứng các yêu cầu xã hội không chỉ tác động trực tiếp đến việc xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp mà còn là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu đã đƣợc xác định.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)