Cơ chế duy trì lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 91 - 93)

86 nhiều doanh nghiệp khác thành công. Bằng cách nào nó có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững? Sẽ không có một câu trả lời hoàn chỉnh cho vấn đề này tuy nhiên, có thể chỉ ra ở đây một số điểm có thể làm.

4.3.2.1. Tập trung vào việc tạo lập các khối lợi thế cạnh tranh

Trƣớc hết, để duy trì một lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp cần liên tục tập trung vào bốn khối lợi thế cạnh tranh chung. Đó là hiệu quả, chất lƣợng, cải tiến và đáp ứng khách hàng và phát triển các khả năng tạo sự khác biệt mà có thể tác động tới sự hiệu suất vƣợt trội trong các lĩnh vực này.

4.3.2.2. Cải thiện liên tục thể chế và học hỏi

Chỉ có một điều không thay đổi đó là thế giới luôn thay đổi. Các nguồn của lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay có thể bị đối thủ cạnh tranh có năng lực bắt chƣớc nhanh chóng, hoặc có thể bị làm cho lạc hậu bằng sự cải tiến của một đối thủ. Trong một môi trƣờng năng động và chuyển biến nhanh nhƣ vậy chỉ có một cách thức để doanh nghiệp có thể duy trì lợi thế cạnh tranh theo thời gian đó là cải thiện liên tục hiệu quả, chất lƣợng, và sự đáp ứng khách hàng. Để có đƣợc điều đó cần phải nhận thức về tầm quan trọng của việc học hỏi trong tổ chức. Các doanh nghiệp thành công nhất không phải là các doanh nghiệp đứng mãi với vòng nguyệt quế của họ. Họ là những doanh nghiệp liên tục tìm ra cách thức cải tiến hoạt động của mình, và liên tục nâng cấp giá trị của các khả năng tạo sự khác biệt hay tạo ra các khả năng mới. Các công ty nhƣ General Electric và Toyota nổi tiếng là các tổ chức học tập. Điều này có nghĩa là họ liên tục phân tích các quá trình làm nền tảng của hiệu quả, chất lƣợng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. Mục tiêu của họ là học từ những lỗi lầm trƣớc, và tìm ra cách thức cải thiện các quá trình theo thời gian. Điều này cho phép Toyota liên tục nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, tránh phải chung bƣớc với những ngƣời bắt chƣớc.

4.3.2.3. Theo dõi sự thực hiện tốt nhất của ngành và sử dụng việc định chuẩn

Một trong những cách tốt nhất để phát triển các khả năng tạo sự khác biệt thông qua sự vƣợt trội về hiệu quả, chất lƣợng, cải tiến, và đáp ứng khách hàng, đó là, nhận diện cách thực hành tốt nhất trong ngành và thích ứng với nó. Chỉ bằng cách đó một doanh nghiệp có thể tạo dựng và duy trì các nguồn lực và khả năng liên kết đến sự xuất sắc về hiệu quả, chất lƣợng, cải tiến, và đáp ứng khách hàng. Cần phải theo dõi sự thực hiện của các doanh nghiệp khác và có lẽ cách tốt nhất là thông qua định chuẩn (benmarking). Đây là quá trình đặt doanh nghiệp trong sự so sánh với các sản phẩm, sự thực hiện và dịch vụ của các đối thủ hiệu quả nhất.

4.3.2.4. Vượt qua sự trì trệ

Một lý do nữa dẫn đến thất bại là sự thiếu khả năng thích ứng với các điều kiện thay đổi vì tính trì trệ của tổ chức. Vƣợt qua các rào cản với sự thay đổi trong tổ chức là một yếu cầu then chốt để duy trì một lợi thế cạnh tranh. Nhận dạng các rào cản với sự thay đổi là một bƣớc đầu tiên quan trọng. Sau bƣớc này để thực thi các thay đổi, những ngƣời

87 lãnh đạo tốt phải biết sử dụng quyền lực một cách sáng suốt, thực hiện các thay đổi thích hợp về cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát

4.3.2.5. Thiết lập cơ chế cô lập nhằm hạn chế sự bắt chước

Thiết lập cơ chế cô lập là việc tạo ra những rào cản giới hạn sự bắt chƣớc, vay mƣợn lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Những cơ chế cô lập càng hoạt động hiệu quả thì lợi thế cạnh tranh càng đƣợc duy trì trƣớc sự công kích dữ dội của các đối thủ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)