Nhƣ đã trình bày ở trên, một trong những mục tiêu cơ bản của Quản trị chiến lƣợc là phải thiết lập đƣợc những chiến lƣợc hoàn hảo đế phát huy đƣợc những điểm mạnh, khắc phục đƣợc những điểm yếu bên trong, tận dụng đƣợc những cơ hội, né tránh đƣợc những nguy cơ từ bên ngoài.
Chính vì vậy, nghiên cứu môi trƣờng bên trong - một phần không thể thiếu của quản trị chiến lƣợc. Nghiên cúu môi trƣờng bên trong có mục đích là hiểu sâu về doanh nghiệp. Cũng tƣơng tự nhƣ phân tích đối thủ, nhƣng phân tích môi trƣờng bên trong tập trung nhiều vào việc đánh giá các thành tích và khó khăn nội tại, nên sâu sắc hơn và phong phú hơn, nguồn thông tin phục vụ cho phân tích bên trong cũng nhiều hơn, bao gôm: thông tin về doanh số, lợi nhuận, chi phí, cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý...
Phân tích môi trƣờng bên trong nhằm mục đích xác định đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Điểm mạnh là điều doanh nghiệp đang làm tốt hay các đặc tính giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh. Điểm mạnh có thể thể hiện dƣới các hình thức sau:
Doanh nghiệp có những bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc cách làm đặc biệt, ví dụ nhƣ: bí quyết để chế tạo những sản phẩm có chất lƣợng đặc biệt với chất lƣợng cao hoặc chi phí thấp; Bí quyết để đạt đƣợc năng suất cao; Quá trình R&D ngắn; Dây chuyền công nghệ sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, ít hoặc không có phế phẩm; Có kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ khách hàng tốt; Có hoạt động marketing vƣợt trội với các hình thức quảng cáo khuyến mãi độc đáo,...
Có những thế mạnh về cơ sở vật chất: nhà xƣởng hiện đại, vị trí hấp dẫn, nguồn vốn dồi dào và nguồn nguyên liệu đầu vào vững chắc, có hệ thống phân phối và mối quan hệ rộng rãi trên toàn thế giới...
Có nguồn nhân lực mạnh: có đội ngũ các nhà quản trị giỏi, gắn bó với doanh nghiệp; Lực lƣợng lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao và ý thức tổ chức kỷ luật tốt; Văn hóa tổ
51 chức tốt, có khả năng tập hợp lực lƣợng tạo thành sức mạnh tổng lực để vƣợt qua các đối thủ cạnh tranh . . .
Có những thế mạnh về tổ chức, quản lý: có hệ thống quàn trị chất lƣợng tốt, hệ thống kiểm soát sở hữu công nghiệp, bản quyền, tác quyền, mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, hệ thống ngân hàng-tài chính...
Có các tài sản vô hình có giá trị: hình ảnh, nhãn hiệu. danh tiếng, lòng trung thành cao độ của khách hàng...
Giữ vị trí có lợi trên thị trƣờng: chi phí thấp hơn, có sản phẩm tốt hơn, giữ vị trí dẫn đạo trên thỉ trƣờng...
Có thế mạnh về các mối quan hệ: tham gia vào các chuỗi cung ứng, các liên doanh, liên kết hoặc các mối quan hệ hợp tác dƣới các dạng khác với các công ty, tập đoàn có uy tín và tiềm năng trên thị trƣờng quốc gia, khu vực và thế giới . . .
Điểm yếu là những điểm mà doanh nghiệp đang bị thiếu sót, kém cỏi hay những yếu tố sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình thế bất lợi. Có thể nêu ra một số biểu hiện của các điểm yếu.
- Thiếu hụt những kỹ năng và kinh nghiệm cạnh tranh quan trọng. - Không đủ các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực...
- Yếu về khả năng tổ chức, quản lý.
- Không có nguồn cung ứng đầu vào vững chắc. - Hoạt động marketing yếu kém.
- Không có những tài sản vô hình có giá trị...
Có một điều không thể thiếu là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp phải đƣợc xác định trong mối tƣơng quan với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, sẽ là vô nghĩa khi phân tích môi trƣờng bên trong mà không gắn với việc so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Phân tích môi trƣờng bên trong là để “biết mình, biết ngƣời” qua đó các nhà quản trị chiến lƣợc có cơ sở xác định nhiệm vụ, đề xuất các mục tiêu và hình thành các chiến lƣợc thích nghi với môi trƣờng bên trong và bên ngoài tổ chức. Ngoài ra, khi phân tích và đánh giá tình hình nội bộ, những ngƣời tham gia thực hiện có điều kiện hiểu biết thực trạng về con ngƣời, các nguồn lực hữu hình và vô hình, các công việc của các đơn vị và các bộ phận chức năng trong tổ chức. Điều này còn làm cho các thành viên, từ nhà quản trị cấp cao nhất đến ngƣời thừa hành hiểu rõ vai trò và vị trí của mình trong các quá trình hoạt động, hiểu rõ mối quan hệ công tác giữa các thành viên và giữa các bộ phận; từ đó, họ sẽ nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các công việc đƣợc phân công, tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động nhằm hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức. Chẳng hạn, khi các giám đốc marketing, tài chính, sản xuất, v.v... cùng tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến các điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ, họ sẽ đánh giá toàn diện hơn những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, họ cùng quan tâm thực hiện những công việc có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động theo thời gian. Ngoài ra, giám sát và phân tích nội bộ thƣờng xuyên còn giúp doanh nghiệp cải thiện quá trình thông tin liên lạc trong tổ chức.
52 Trong tiến trình phân tích môi trƣờng nội bộ, nhà quản trị sẽ liệt kê theo thứ tự một danh mục các điểm mạnh cơ bản nhất mà doanh nghiệp có thể phát huy tốt để nắm bắt các cơ hội và ngăn chặn hay hạn chế các nguy cơ bên ngoài; đồng thời, liệt kê những điểm yếu cốt lõi mà doanh nghiệp cần phải giảm bớt để tránh rủi ro trong quá trình hoạt động.