Lựa chọn các mục tiêu chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 37 - 40)

Lựa chọn các mục tiêu chiến lƣợc phải đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống mục tiêu chiến lƣợc cuả thời kỳ chiến lƣợc xác định.

Việc lựa chọn các mục tiêu chiến lƣợc phụ thuộc vào phƣơng pháp tiếp cận, tốt nhất là cách tiếp cận tổng hợp từ nhiều góc độ khác nhau; tính toán đầy đủ các nhân tố bên ngoài và

32 bên trong tác động đến hệ thống mục tiêu chiến lƣợc trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng giữa chúng. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đòi hỏi chi phí lớn.

Các lựa chọn mục tiêu chiến lƣợc có thể liên quan đến:

Thứ nhất, lựa chọn các mục tiêu liên quan đến khối lượng công việc trong thời kỳ chiến lược.

- Quyết định mở rộng, thu hẹp hay giữ nguyên quy mô; nếu mở rộng hay thu hẹp quy mô phải xác định mở rộng, thu hẹp đến mức nào ?

- Quyết định mức tăng trƣởng. Mục tiêu tăng trƣởng của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lƣợc có thể là tăng trƣởng nhanh, tăng trƣởng ổn định hoặc suy giảm.

Tăng trƣởng nhanh biểu hiện ở tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp cao hơn mức bình quân của ngành. Đây là điều mong ƣớc của mọi nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc, song có đặt ra mục tiêu tăng trƣởng nhanh hay không và nhanh đến mức nào lại không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của họ mà phụ thuộc vào cơ hội, nguy cơ, mạnh, yếu xuất hiện trong thời kỳ chiến lƣợc. Xác định mục tiêu tăng trƣởng nhanh phải chú ý đến các điều kiện nhƣ chiến lƣợc phải đƣợc xác định rõ ràng, có tính khả thi cao; biết tận dụng mọi cơ hội và chấp nhận rủi ro một cách có tính toán; các nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc có kinh nghiệm; am hiểu thị trƣờng; xác định đúng thị trƣờng mục tiêu và tập trung nguồn lực vào thị trƣờng này; chọn đúng thời điểm và gặp may.

Tăng trƣởng ổn định có thể giữ nguyên tốc độ tăng trƣởng nhƣ các thời kỳ chiến lƣợc trƣớc đó, cũng có thể tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp tƣơng đƣơng với cùng tốc độ tăng trƣởng của ngành. Việc quyết định lựa chọn tăng trƣởng ổn định hay không phụ thuộc vào tƣơng quan cụ thể giữa thời cơ, đe doạ, mạnh, yếu cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh cụ thể.

Suy giảm biểu hiện nếu ở thời kỳ chiến lƣợc tăng trƣởng của doanh nghiệp ở tốc độ thấp hơn so với toàn ngành, thậm chí thu hẹp quy mô doanh nghiệp. Đây là điều các nhà hoạch định không muốn song có buộc phải lựa chọn mục tiêu suy giảm hay không và suy giảm ở mức độ nào lại phụ thuộc vào tƣơng quan cụ thể giữa thời cơ, đe doạ, mạnh, yếu cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh theo quan điểm lâu dài.

- Thị phần cũng là một trong những mục tiêu gắn với khối lƣợng công việc của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lƣợc. Thông thƣờng giữa thị phần và mục tiêu tăng trƣởng óc quan hệ đồng thuận. Việc lựa chọn mục tiêu thị phần cụ thể gắn với các tính toán về khả năng cạnh tranh,... ở từng thị trƣờng bộ phận.

Thứ hai, lựa chọn mục tiêu liên quan đến lợi nhuận.

Tính cụ thể của mục tiêu liên quan đến lợi nhuận phụ thuộc vào độ dài thời gian và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp. Đỏi hỏi của mục tiêu lợi nhuận là phải xác định đƣợc bằng các tiêu thức lƣợng hoá đƣợc ở mức cần thiết song ngoài nguyên nhân không chắc chắn của các nhân tố đƣa vào dự báo để hoạch định chiến lƣợc thì việc xác định mục tiêu lợi nhuận còn gặp phải khó khăn do quá trình tính toán phức tạp.

Thông thƣờng nếu khoảng thời gian chiến lƣợc đủ ngắn và các đặc điểm sản xuất - kinh doanh không quá phức tạp có thể xác định đƣợc mục tiêu lợi nhuận bằng tiêu thức giá trị. Nếu thời gian của thời kỳ chiến lƣợc dài, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất - kinh

33 doanh không cho phép xác định cụ thể bằng giá trị, các doanh nghiệp thƣờng xác định bằng số tƣơng đối, chẳng hạn lợi nhuận của thời kỳ chiến lƣợc tăng 10-12%/năm.

Thứ ba, lựa chọn mục tiêu liên quan đến các mạo hiểm, sở hữu,...

Các mục tiêu loai này thƣờng gắn với độ rủi ro trong kinh doanh hay gắn với chủ sở hữu, đội ngũ những ngƣời lao động,... Đó là các mục tiêu nhƣ lựa chọn và quyết định xâm nhập vào một thị trƣờng mới nào đó, giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, tăng thu nhập cho chủ sở hữu, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động,... Việc lựa chọn các mục tiêu này phải cẩn trọng, đảm bảo tính khoa học trong tính toán, cân nhắc.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1- Tại sao các nhà quản trị chiến lƣợc cần phải xác định sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp?

2- Vì sao các nhà quản trị chiến lƣợc cần phải có bản mô tả nhiệm vụ? 3- Trình bày Ý nghĩa, nội dung của bản mô tả nhiệm vụ?

4- Tại sao các nhà quản trị chiến lƣợc cần hoặc có thể điều chỉnh nhiệm vụ theo thời gian? Khi nào các nhà quản trị cần điều chỉnh nhiệm vụ của tổ chức? Thời điểm nào là thời điểm tốt nhất để xem xét lại bản mô ta nhiệm vụ.

5- Yêu cầu đối với hệ thống mục tiêu?

6- Phân tích sự ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong đến việc hình thành hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.

7- Phân tích sự ảnh hƣởng của các nhân tố bên ngoài đến việc hình thành hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp

8- Trong những trƣờng hợp nào một công ty đa ngành đang thực hiện nhiều mục tiêu tăng trƣởng nhanh lại phải xác định mục tiêu suy giảm đối với một số đơn vị kinh doanh chiến lƣợc.

34

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)