mua bán vùng, trung tâm mua bán địa phƣơng, trung tâm mua bán cận ven.
Các quyết định marketing của nhà bán lẻ 6.2.1.2.
Các quyết định marketing chủ yếu của ngƣời bán lẻ thƣờng nhằm vào thị trƣờng trọng điểm vào loại hàng và dịch vụ mà họ cung cấp vào giá cả quảng cáo và địa điểm cửa hàng.
1.Quyết định về thị trường tr ng điểm
Trƣớc hết nhà bán lẻ phải xác định rõ và thu thập thông tin về thị trƣờng trọng điểm và quyết định xem hoạt động của mình sẽ đƣợc định vị nhƣ thế nào trong thị trƣờng đó. Quyết định định vị sẽ hƣớng dẫn mọi quyết định marketing khác đều phải góp phần củng cố sự định vị trí của nhà bán lẻ trên đoạn thị trƣờng đã chọn.
Nhà bán lẻ phải định kỳ tiến hành việc nghiên cứu thị trƣờng để đảm bảo đang thoả mãn đƣợc khách hàng mục tiêu của mình. Nếu cửa hàng không thu hút đƣợc nhóm khách hàng đã chọn nó phải chuyển sang nhóm khách hàng khác hoặc phải định vị lại bằng các biện pháp Marketing thích hợp để thu hút đƣợc nhóm khách hàng đó.
2.Quyết định về những mặt hàng và dịch vụ mà nhà bán lẻ cung cấp
Nhà bán lẻ phải quyết định về 3 yếu tố quan trọng có liên quan đến sản phẩm: Tập hợp hàng hoá họ bán, hỗn hợp các dịch vụ khách hàng và bầu không khí của cửa hàng.
Hỗn hợp sản phẩm mà nhà bán lẻ bán phải phù hợp với ý đồ mua sắm của thị trƣờng mục tiêu. Thực tế đây là yếu tố có tính chất quyết định trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ cùng loại với nhau. Đồng thời họ cũng phải quyết định về chất lƣợng hàng hoá bởi vì khách hàng quan tâm đến chất lƣợng khi lựa chọn mua.
Các nhà bán lẻ còn phải quyết định về hỗn hợp dịch vụ dành cho khách hàng nhƣ giao hàng tận nhà, bán chịu, bảo hành, sửa chữa...
Bầu không khí của cửa hàng là yếu tố thứ ba dùng để cạnh tranh của nhà bán lẻ. Mỗi cửa hàng đều có cách trƣng bày hàng hóa riêng để hấp dẫn khách hàng, tạo ra một cảm giác riêng của khách hàng.
3.Quyết định về giá bán
Giá cả là yếu tố cạnh tranh chủ yếu gắn liền với chất lƣợng hàng hoá và các dịch vụ kèm theo. Giá bán lẻ đƣợc xác định dựa trên cơ sở giá mua vào cộng với chi phí của nhà bán lẻ vì vậy muốn giảm giá bán phải giảm đƣợc chi phí mua vào. Nhà bán lẻ còn phải biết cách định giá khác nhau cho những nhóm hàng hoá khác nhau. Nhà bán lẻ cũng phải biết cáhc điều chỉnh giá thích hợp khi thị trƣờng thay đổi.
4.Quyết định về xúc tiến khuyếch trương
Nhà bán lẻ phải biết cách sử dụng hỗn hợp các công cụ xúc tiến nhƣ quảng cáo, bán hàng trực tiếp, khuyến mại và tuyên truyền. Họ thƣờng quảng cáo trên nhật báo, tạp chí, truyền thanh và truyền hình, sử dụng phổ biến các tờ quảng cáo trực tiếp qua bƣu điện, chú trọng đào tạo nhân viên bán hàng về mọi mặt. Việc khuyến mại có thể làm dƣới dạng phiếu thƣởng hay quà tặng.
5.Quyết định về địa điểm
Chọn địa điểm đặt cửa hàng bán lẻ cũng là yếu tố có tính chất quyết định đến khả năng thu hút khách hàng của nhà bán lẻ và chi phí xây dựng hay thuê cơ sở sẽ tác động lớn đến lợi nhuận của nhà bán lẻ. Bởi vậy nhà bán lẻ phải rất cẩn thận khi chọn địa điểm sẵn có nhƣng những nhà bán lẻ lớn thƣờng chọn địa điểm bằng các phƣơng pháp tiên tiến.
Quản trị trung gian bán buôn 6.2.2.
Bán buôn bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hoá và dịch vụ cho những ngƣời mua về để bán lại hoặc để kinh doanh. Các nhà bán buôn có nhiều đặc điểm khác
với các nhà bán lẻ. Thứ nhất, do họ giao dịch chủ yếu với các khách hàng buôn bán nên
họ ít quan tâm đến quảng cáo, địa điểm và bầu không khí của cửa hàng. Thứ hai, nhà bán
buôn thƣờng có phạm vi buôn bán rộng hơn và khối lƣợng hàng hoá giao dịch cũng lớn hơn. Thứ ba, họ chịu các qui định về luật pháp và thuế khoá khác với ngƣời bán lẻ.
Phân loại bán buôn 6.2.2.1.
Các nhà bán buôn thƣờng đƣợc phân thành 4 nhóm lớn: các nhà bán buôn hàng hoá thực sự; các nhà môi giới và đại lý; các chi nhánh và đại diện bán của ngƣời sản xuất; các nhà bán buôn đặc biệt.