4. Giả thiết khoa học
1.4.2. Cơ sở khoa học tự nhiên của cấu trúc buổi tập
Dựa vào các thành tựu nghiên cứu sinh lý vận động, các nhà lý luận GDTC của Nga (Liên Xô cũ) đã đề xuất cấu trúc buổi tập tương do đối hợp lý và được công nhận rộng rãi. Theo họ cơ sở khoa học để xác định cấu trúc buổi tập TDTT là quy luật biểu diễn khả năng hoạt động tập luyện.
Nghiên cứu khả năng hoạt động tập luyện trong buổi tập là vấn đề quan trọng bậc nhất trong tập luyện tiền GDTC, điều đó cũng dễ hiểu nếu không nắm vững trạng thái sinh lý người tập thì không thể điều khiển được sự phát triển của nó 1 cách hữu hiệu.
Bằng phương pháp theo dõi mạch đập của người tập (đếm nhịp tim) trong nhiều buổi tập bởi vì nhịp tim không chỉ phản ánh hoạt động của hệ tuần hoàn mà còn là thông tin đáng tin cậy về khả năng hoạt động thể lực mà trực tiếp là theo dõi đường cong sinh lý.
Bằng phương pháp nghiên cứu diễn biến tâm lý trong buổi tập (sự chú ý, trạng thái cảm xúc, phản xạ) và bằng những kết quả về tiêu hao năng lượng, thành phần máu và hàng loạt các chỉ số sinh hoá khác.
Ngoài ta còn có thể đánh giá tương đối khách quan diễn biến khả năng hoạt động thể lực người tập thông qua quan sát diễn biến bên ngoài của LVĐ như: Mồ hôi, màu da, nhịp thở và độ chính xác khi thực hiện động tác LVĐ
21
Trên đây là những nét khái quát về diễn biến khả năng hoạt động thể lực trong buổi tập TDTT. Những biến đổi như vậy mang tính quy luật chung cho mọi hoạt động thể lực, cho tất cả các buổi tập TDTT khác nhau. Vì vậy nhà sư phạm phải vận dụng chúng để tổ chức buổi tập hợp lý.