Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 7 trường THCS văn phương – nho quan – ninh bình (Trang 65 - 67)

4. Giả thiết khoa học

3.2. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực cho

thể lực cho học sinh khối 7 trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình.

3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình.

3.2.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc lựa chọn bài tập phát triển thể lực.

Từ việc tổng hợp những vấn đề về cơ sở lý luận có tính lý luận liên quan đến thể lực cũng như thực trạng thể lực của học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình, đề tài xác định khi xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu cần phải dựa vào những căn cứ sau:

a. Cơ sở lý luận

- Căn cứ vào nội dung Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo về đánh giá trình độ phát triển thể lực của học sinh, sinh viên.

- Căn cứ vào mục đích sư phạm để lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực cho học sinh.

- Các bài tập phát triển thể lực được lựa chọn phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy và tập luyện.

- Các bài tập phát triển thể lực được sử dụng một cách thích hợp để nâng cao thể lực, thành tích cần thiết cho học sinh, các bài tập phải phù hợp với yêu cầu, cấu trúc bài tập, khả năng chịu đựng lượng vận động và không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tập. Thể lực của học sinh phải được phát triển, nâng cao theo lứa tuổi, giới tính.

- Hệ thống bài tập được lựa chọn phải hợp lí tối ưu hóa việc phân chia khối lượng vận động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập. Từ đó có thể đảm bảo

56

cho học sinh phát triển đầy đủ những tố chất vận động cần thiết theo yêu cầu xếp loại thể lực của Bộ GD & ĐT ban hành.

b. Cơ sở thực tiễn

- Căn cứ vào chương trình giảng dạy môn GDTC và kết quả kiểm tra thể lực của học sinh Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình để tiến hành xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 7 nhà trường.

- Các bài tập được lựa chọn phải dựa trên cơ sở đặc điểm trình độ thể lực của học sinh cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện, cơ sở vật chất của nhà trường.

- Căn cứ vào kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý, các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDTC và các giảng viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội để lựa chọn các bài tập.

Nguyên tắc lựa chọn bài tập

Nâng cao (phát triển) thể lực là quá trình phát triển toàn diện tới năng lực thể chất của người tập. Người ta sử dụng các bài tập khác nhau để nâng cao khả năng chức phận của cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất và làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo vận động của người tập. Khi lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực cho học sinh, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các bài tập được lựa chọn đảm bảo thời gian thực hiện trong giờ học, số lượng ít nhưng đạt hiệu quả.

- Các bài tập phải huy động nhiều nhóm cơ bắp tham gia hoạt động và tác động tới nhiều tố chất cùng một lúc.

- Các bài tập lựa chọn trong quá trình giảng dạy và tập luyện phải theo quy luật sinh lý vận động.

- Việc lựa chọn phương pháp thực hiện bài tập trong giờ học tùy thuộc vào nhiệm vụ và tính mới lạ của nội dung đang học tập. Một trong những hình thức tổ chức hoạt động buổi tập có hiệu quả, đảm bảo mật độ chung và mật độ động cao là hình thức tập luyện vòng tròn “tập luyện vòng tròn”. Hình thức này được sử dụng trong các giờ học TDTT nội khóa không chỉ hỗ trợ cho sự phát

57

triển thể lực mà còn tác động tới từng sự thích nghi mà thông qua đó học sinh chuẩn bị tốt các yêu cầu của môn học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 7 trường THCS văn phương – nho quan – ninh bình (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)