4. Giả thiết khoa học
1.8. Những công trình nghiên cứu có liên quan
Quan điểm đánh giá TĐTL bằng các chỉ tiêu chức năng vận động, được áp dụng chủ yếu là các nhà sư phạm. Các tác giả thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá năng lực vận động và TCTL để đánh giá TĐTL của các đối tượng nghiên cứu, như đánh giá sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
Một số tác giả sử dụng một test để đánh giá TĐTL như Cooper (test Cooper), test PWC 170, Step test Harvard, Cooper K>(1950) cho rằng: sức bền chung trong hoạt động TDTT đã đồng thời phản ánh trình độ TLC của con người.
Nhiều tác giả đã sử dụng từ 3 đến 5 chỉ tiêu để đánh giá TĐTL thường theo hình thức mỗi một TCTL, thì sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá Vôncốp V.I (1987) sử dụng chỉ tiêu chạy 100m, chạy 1000m và bật xa tại chỗ (đối với nam); chạy 100m, chạy 500m và bật xa tại chỗ (đối với nữ) để đánh giá trình độ TLC của nam và nữ lứa tuổi 17. Ở Tiệp Khắc (1987), đã sử dụng 4 test để đánh giá trình độ thể lực của nhân dân từ 6 - 60 tuổi bao gồm: nằm ngửa ngồi dậy, bật xa tại chỗ, nằm sấp co duỗi tay và test Cooper. Ở Nhật Bản (1993) đã quy định test kiểm tra thể lực cho mọi người từ 4 đến 64 tuổi bao gồm: Bật xa tại chỗ, ngồi gập thân trong 30 giây, nằm sấp co duỗi tay, chạy con thoi cự ly 5m trong 15 giây và chạy 5 phút tính quãng đường. [35]
Đa phần tác giả sử dụng tổ hợp test từ 4 chỉ tiêu trở lên để đánh giá TĐTL cho các đối tượng. Theo các tác giả, sử dụng hai hay nhiều test đánh giá một TCTL, theo hình thức sử dụng test tương đương, cho phép đánh giá chính xác, khách quan TĐTL của đối tượng nghiên cứu. Hình thức sử dụng hai hay nhiều test đánh giá một TCTL thì hầu như đều sử dụng hai test đánh giá sức mạnh: Một test đánh giá sức mạnh của hai tay, test đánh giá sức mạnh của hai chân.
Ở nước ta, các nhà sư phạm đã nghiên cứu đánh giá TĐTL bằng các tổ hợp test sư phạm như Lê Định Du và cộng sự (1973), Phạm Khắc Học, Vũ Bích Huệ, Đỗ Trọng Xanh (1978 - 1980), Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Hồng Minh (1984), Trần Đồng Lâm, Vũ Đào Hùng, Vũ Bích Huệ (1984)…
36
Vũ Đức Thu (1989) đã tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cải tiến chương trình GDTC trong các Trường đại học, đã xây dựng được tổ hợp chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá TĐTL của sinh viên. Trên cơ sở các chuẩn mực được nghiên cứu, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ban hành tiêu chuẩn RLTL cho học sinh các trường đại học và cao đẳng trong cả nước, theo quyết định 203/QĐ - TDTT ngày 23/1/1989. [21]
Một số tác giả như: Nguyễn Xuân Sinh (1993), Nguyễn Đại Dương (1999), Lưu Quang Hiệp (2000) Bùi Quang Hải (2003)…. đã có những công trình nghiên cứu đánh giá TĐTL của học sinh, sinh viên nước ta và đã phát hiện ra một số đặc điểm phát triển thể lực theo lứa tuổi và giới tính. Dựa trên quan điểm đánh giá TĐTL bằng các chỉ tiêu chức năng vận động và dựa vào thực tiễn nghiên cứu đánh giá trên các đối tượng khác nhau, các tác giả đã xây dựng “Tổ hợp test” đánh giá trình độ thể lực. Năm 2008 Bộ GD - ĐT ban hành bảng đánh giá trình độ thể lực cho học sinh, sinh viên từ 6 đến 20 tuổi. Hiện nay, trường học các cấp thường sử dụng nó để đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên. [14]
Tóm lại: Qua nghiên cứu đề tài đi đến một số nhận xét sau:
- Giáo dục thể chất đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, ban hành văn bản, văn kiện, chính sách, chiến lược phát triển đối với công tác phát triển nguồn nhân lực thông qua GDTC cho đối tượng học sinh và sinh viên.
- Để phát triển thể chất cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý đối tượng, phương pháp tập luyện đúng và tuân thủ các nguyên tắc về phương pháp GDTC cùng với các điều kiện tương ứng như môi trường tập luyện điều kiện vệ sinh ...
- Qua nghiên cứu đề tài đã tìm hiểu được những quan điểm đánh giá trình độ TLC cũng như các phương pháp đánh giá quan trọng thường được sử dụng đánh giá trình độ thể lực của học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay.
37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU