4. Giả thiết khoa học
3.1.3. Thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Văn Phương – Nho
cầu công tác GDTC của nhà trường. Tuy nhiên, đánh giá chung về CSVC của trường có những hạn chế, chất lượng, số lượng về CSVC so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, dụng cụ tập luyện TDTT chưa đáp ứng cho việc dạy và học ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC của nhà trường.
3.1.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC của trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình. Phương – Nho Quan – Ninh Bình.
Để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC của nhà trường, đề tài tiến hành khảo sát số lượng, trình độ....của các giáo viên làm công tác giảng dạy môn GDTC cho học sinh nhà trường. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục tại trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình
Năm học Số lượng Giới tính Tỷ lệ học sinh/1GV Thâm niên
công tác Trình độ chuyên môn Nam Nữ Dưới 5 năm Trên 5 năm Thạc sỹ Đại học Cao đẳng 2019- 2020 3 2 1 303 0% 100% 0 100% 0%
Qua bảng 3.2 cho thấy: 100% giáo viên GDTC của trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình có trình độ đại học và có thâm niên công tác trên 5 năm. Tỷ lệ giáo viên/học sinh là 1/303, như vậy, mỗi giáo viên đảm nhận giảng dạy khoảng 8 lớp nên mật độ dày và cường độ làm việc lớn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giảng dạy, chuẩn bị giáo án,... Vì vậy, có thể coi đây là một trong những nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến công tác GDTC của nhà Trường.
3.1.3. Thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình. Nho Quan – Ninh Bình.
a. Về phương pháp tổ chức và quá trình giảng dạy: Trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình tiến hành công tác GDTC cho học sinh theo hai hình thức chính khoá và ngoại khoá.
46
+ Chính khoá: là những giờ học theo kế hoạch, thời khoá biểu của nhà trường, theo quỹ thời gian quy định và được tiến hành kiểm tra đánh giá theo quy chế kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Ngoại khoá: Bao gồm các giờ tự học, tự tập luyện, các buổi huấn luyện đội tuyển và tổ chức các giải thi đấu thể thao nội bộ. Hiện nay các hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh tập luyện để hoàn thiện các nội dung học tập chính khoá còn chưa có, chưa phát động được phong trào tự tập luyện của học sinh và chưa có người tổ chức hướng dẫn.
Như vậy, việc thực hiện chương trình môn GDTC chưa thật triệt để. Phương pháp, tổ chức quá trình giảng dạy chưa đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu của công tác GDTC cho học sinh. Quá trình giảng dạy mới dừng ở việc trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành ở một số môn thể thao, chưa chú trọng đến việc nâng cao ý thức tự giác tập luyện, nhận thức đúng đắn về vai trò cùng TDTT trong việc củng cố và nâng cao sức khoẻ còn hạn chế, chính sách động viên đội ngũ giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh còn nhiều bất cập.
b. Về công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại thể lực học sinh.
Việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh được tiến hành theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT; xếp loại thể lực học sinh theo quyết định số 53/2008/QĐ-Giáo dục và Đào tạo ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương pháp kiểm tra đánh giá mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự tiếp thu tri thức, kỹ thuật động tác và bài tập được quy định trong chương trình. Chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của GDTC cho học sinh trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình.
c. Về nội dung, chương trình môn học GDTC của trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình
Nội dung chương trình giảng dạy trong công tác GDTC là xương sống có vai trò quyết định chất lượng của mặt giáo dục này. Để thu hút được đông đảo
47
học sinh tham gia tập luyện một cách hứng thú, tự giác thì nội dung chương trình phải phong phú, đa dạng và đảm bảo đủ về mặt thời gian tập luyện, có như vậy mới đạt được sự phát triển thể chất của học sinh như mong muốn. Đây là mục đích hướng tới của GDTC trong trường học, do đó nhà trường cần phải có biện pháp cụ thể trong từng giờ học thể dục, trong từng hoạt động TDTT của nhà trường, sắp xếp thời gian một cách khoa học, bám theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.
Hoạt động nội khóa, bao gồm thời gian 2 tiết /tuần, mỗi tiết 45 phút. Trong một năm học có 70 tiết ứng với 37 tuần học, được thực hiện trong hai học kỳ. Kỳ 1 là 36 tiết, kỳ 2 là 34 tiết, dạy theo phân công chuyên môn và thời khóa biểu của trường.
Hoạt động ngoại khóa bao gồm 1 đến 2 buổi /tuần với các môn thể thao tự chọn và tập luyện của các đội tuyển thể thao của nhà trường tham gia các giải thi đấu TDTT ở các cấp.
d. Về việc sử dụng các bài tập phát triển thể lực cho học sinh Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình
Bằng phương pháp quan sát sư phạm và thống kê, đề tài đã tổng hợp được việc sử dụng các loại bài tập phát triển thể lực trong giờ học chính khóa cho học sinh Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình với thời gian theo dõi là 1 tháng. Kết quả thống kê 10 buổi học được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển TL cho học sinh
Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình.
TT Các dạng bài tập được sử dụng Tổng thời gian sử dụng (phút) Số lần sử dụng (lần) Thời gian từng nội dung (%)
1 Dạng bài tập phát triển sức nhanh 20 5 10.52
2 Dạng bài tập phát triển sức mạnh 60 10 31.58 3 Dạng bài tập phát triển sức bền 54 4 28.42
4 Dạng bài tập phát triển mềm dẻo 36 3 18.95 5 Dạng bài tập phát triển khéo léo 20 2 10.53
48
Qua bảng 3.3 có thể rút ra nhận xét sau: Do quy định của chương trình giảng dạy trong tiết học về nội dung, thời gian giảng dạy, nên trong quá trình giảng dạy, các giáo viên chủ yếu trang bị cho học sinh các dạng bài tập sức mạnh và sức bền là chính, chưa thực sự có nhiều thời gian quan tâm đến các dạng bài tập phát triển sức nhanh, mềm dẻo và khéo léo cho học sinh.
e. Thực trạng công tác GDTC và phát triển thể lực của học sinh Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình.
Xuất phát từ tình hình phát triển thể chất trong nhà trường như đã trình bày ở trên. Đề tài tiến hành tìm kiếm các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến công tác GDTC và phát triển thể lực của học sinh. Nhằm đánh giá thực trạng giảng dạy môn học GDTC của nhà trường đề tài tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý và các giáo viên GDTC là những người liên quan trực tiếp tới công tác GDTC của học sinh. Nội dung phỏng vấn gồm: công tác tổ chức chuyên môn, thực trạng phát triển thể lực, các bài tập được sử dụng để phát triển thể lực của học sinh, tổng số người được phỏng vấn là 30. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về thực trạng công tác GDTC Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh
Bình (n=30) TT Nội dung Kết quả Tán thành % 1
Chương trình GDTC có phù hợp với yêu cầu của Bộ GD & ĐT và nhà trường
- Phù hợp 27 90.0
- Chưa phù hợp 3 10.0
2
Công tác GDTC của nhà trường cần tập trung vào những vấn đề.
- Đảm bảo cơ sở vật chất 16 53.3
- Đa dạng hóa hình thức hoạt động TDTT cho học sinh 7 23.4 - Tổ chức và quản lý các câu lạc bộ TDTT 3 10.0
49
- Cần 25 83.3
- Không cần 5 16.7
4
Tình hình phát triển thể lực của học sinh hiện nay
- Tốt 3 10.0
- Khá 8 26.7
- Trung bình 14 46.7
- Yếu 5 16.7
5
Ý thức của học sinh khi học môn GDTC
- Tốt 5 16.7
- Khá 6 20.0
- Trung bình 19 63.3
- Kém - -
6
Có thường xuyên phải nâng cao thể lực cho học sinh
- Thường xuyên 24 80.0
- không cần 6 20.0
7
Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của học sinh
- Nội dung chương trình 2 6.7
- Cơ sở vật chất 24 80.0
- Ý thức của học sinh 4 13.3
Kết quả ở bảng 3.4 đề tài có một số nhận xét sau:
Khi đánh giá về mức độ phát triển thể lực chung hiện nay của học sinh thì 26.7% ý kiến được hỏi đồng ý cho rằng thể lực hiện nay của học sinh đạt ở mức khá, 46.7% ý kiến được hỏi đồng ý cho rằng thể lực của học sinh phát triển ở mức trung bình, đặc biệt có 16.7% ý kiến được hỏi cho rằng thể lực của học sinh ở mức yếu.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc nâng cao thể lực cho học sinh là hầu hết giáo viên GDTC chưa quan tâm sử dụng hệ thống bài tập thể lực để phát triển thể lực (với 83.3% ý kiến được hỏi đồng ý hệ thống các bài tập ảnh hưởng rất nhiều tới việc nâng cao thể lực cho học sinh). Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác GDTC cũng như nâng cao thể lực cho học sinh Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình, cần thiết phải
50
tăng cường hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh, xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho học sinh (có 83.3% ý kiến được hỏi đồng ý), thường xuyên nâng cao thể lực cho học sinh (có 80.0% ý kiến được hỏi đồng ý) và đảm bảo cơ sở vật chất cho tổ chức tập luyện (có 80.0% ý kiến được hỏi đồng ý).
Từ phân tích kết quả phỏng vấn trình bày trên cho ta thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của học sinh Trường THCS Văn