Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển thể lực cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 7 trường THCS văn phương – nho quan – ninh bình (Trang 69 - 80)

4. Giả thiết khoa học

3.2.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển thể lực cho

lực cho học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình.

3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm.

Xây dựng kế hoạch thực nghiệm:

Thời gian và địa điểm thực nghiệm: đề tài tiến hành đưa các bài tập vào thực nghiệm trong thời gian 9 tháng tương đương với 1 năm học, thời gian một tiết học là 45 phút trong đó mỗi buổi học dành 10 – 15 phút để đưa các bài tập mà đề tài đã lựa chọn vào áp dụng cho nhóm thực nghiệm.

+ Địa điểm thực nghiệm: Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình.

+ Đối tượng thực nghiệm: Là 200 học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình. Đối tượng thực nghiệm chia làm 2 nhóm:

- Nhóm thực nghiệm: Gồm 100 học sinh, trong đó có 50 nam, 50 nữ tập luyện theo chương trình môn học theo quy đinh và được áp dụng các bài tập mà đề tài đã lựa chọn.

- Nhóm đối chứng: gồm 100 học sinh, trong đó có 50 nam, 50 nữ tập luyện theo chương trình môn học theo quy đinh và sử dụng các bài tập mà các giáo viên của nhà trường đang sử dụng.

3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả của bài tập đã lựa chọn

a. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Trước quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm thông qua 4 test kiểm tra theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, về việc đánh giá trình độ thể lực của học sinh, sinh viên theo quyết

60

định 53/2008/QĐ-BGDĐT. Các test kiểm tra được tiến hành theo một trình tự thống nhất, kết quả kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

TT TEST

Nhóm đối chứng

Nhóm thực

nghiệm Độ tin cậy

    ttính P Nữ n = 50 n = 50 1 Chạy 30m XPC (s) 7.20 0.35 7.18 0.38 0.437 >0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 146.0 25.0 148.0 26.0 0.508 >0.05 3 Chạy thoi 4×10 (s) 13.60 0.56 13.61 0.58 0.629 >0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 740.0 40.0 735.0 38.0 0.846 >0.05 Nam n = 50 n = 50 1 Chạy 30m XPC (s) 6.20 0.33 6.21 0.35 0.614 >0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 168.0 18.0 167.0 17.0 0.384 >0.05 3 Chạy thoi 4×10 (s) 12.95 0.50 12.94 0.51 0.471 >0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 870.0 45.0 868.0 47.0 0.615 >0.05 Qua kết quả bảng 3.10 cho thấy 4 chỉ số thể lực ban đầu của 2 nhóm dều

có ttính <tbảng. Thành tích của 2 nhóm có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa ở

ngưỡng xác suất p > 0.05.

Vậy chúng tôi có thể khẳng định sơ bộ việc phân chia 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là hoàn toàn khách quan và tương đối đồng đều.

Sau khi kiểm tra ban đầu giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, đề tài cũng tiến hành phân loại thể lực theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

61

Bảng 3.11. Kết quả xếp loại thể lực của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm.

TT Các test kiểm tra Xếp loại NĐC NTN Nữ (n = 50) Nam (n = 50) Nữ (n = 50) Nam (n = 50) Tốt Đạt Chưa

đạt Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt

n % n % n % n % n % n % N % n % n % n % n % n % 1 Chạy 30m XPC (s) 5 10 35 70 10 20 6 12 33 66 11 22 6 12 37 74 7 14 5 10 34 68 11 22 2 Bật xa tại chỗ (cm) 6 12 32 64 12 24 8 16 32 64 10 20 5 10 36 72 9 18 7 14 33 66 10 20 3 Chạy thoi 4×10 (s) 6 12 35 70 9 18 7 14 34 68 9 18 5 10 35 70 10 20 7 14 34 68 9 18 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 4 8 32 64 14 28 5 10 36 72 9 18 5 10 30 60 15 30 5 10 35 70 10 20

61

Qua bảng 3.11 cho thấy, còn nhiều học sinh chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại thể lực theo quy định ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, cụ thể:

- Đối với nhóm đối chứng:

+ Đối tượng nữ: học sinh có kết quả kiểm tra xếp loại tốt ở các chỉ tiêu chiếm tỷ lệ từ 8.0 – 12.0%; xếp loại đạt từ 64.0 - 70.0%; xếp loại chưa đạt từ 18.0 - 28.0%.

+ Đối tượng nam: học sinh có kết quả kiểm tra xếp loại tốt ở các chỉ tiêu chiếm tỷ lệ từ 10.0 – 16.0%; xếp loại đạt từ 64.0 - 72.0%; xếp loại chưa đạt từ 18.0 – 22.0%.

- Đối với nhóm thực nghiệm:

+ Đối tượng nữ: xếp loại tốt ở các chỉ tiêu từ 10.0 - 12.0% học sinh; xếp loại đạt từ 60.0 – 74.0%; xếp loại chưa đạt từ 14.0 – 30.0%.

+ Đối tượng nam: học sinh có kết quả kiểm tra xếp loại tốt ở các chỉ tiêu chiếm tỷ lệ từ 10.0 – 12.0%; xếp loại đạt từ 66.0 - 70.0%; xếp loại chưa đạt từ 18.0 – 22.0%.

b. Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Kết thúc quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn xếp loại thể lực của bộ GD & ĐT như lần kiểm tra trước thực nghiệm, sau đó tiến hành so sánh với kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12 và 3.13.

Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm.

TT TEST

Trước TN Sau TN Độ tin cậy

    t P Nữ (n = 50) 1 Chạy 30m XPC (s) 7.20 0.35 7.03 0.32 1.437 >0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 146.0 25.0 152.0 23.0 1.508 >0.05 3 Chạy thoi 4×10 (s) 13.60 0.56 13.40 0.45 1.629 >0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 740.0 40.0 755.0 38.5 1.846 >0.05 Nam (n = 50) t P

62

1 Chạy 30m XPC (s) 6.20 0.33 6.02 0.34 1.461 >0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 168.0 18.0 174.0 17.0 1.438 >0.05 3 Chạy thoi 4×10 (s) 12.95 0.50 12.76 0.45 1.741 >0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 870.0 45.0 890.0 44.5 1.661 >0.05 Từ kết quả thu được ở bảng 3.12 cho thấy, tất cả các nội dung kiểm tra trước và sau thực nghiệm của NĐC ở cả 04 test đều có sự gia tăng. Tuy nhiên, mức độ phát triển thể lực của nhóm đối chứng trước và sau quá trình thực nghiệm sự thay đổi là không đáng kể, sự khác biệt không có ý nghĩa với ttính < tbảng, ở ngưỡng xác suất thống kê P>0.05.

Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm.

TT Test Trước TN Sau TN Độ tin cậy

    t P Nữ (n = 50) 1 Chạy 30m XPC (s) 7.18 0.38 6.89 0.36 4.85 <0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 148.0 26.0 160.0 24.0 3.86 <0.05 3 Chạy thoi 4×10 (s) 13.61 0.58 13.21 0.54 5.45 <0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 735.0 38.0 780.0 40.5 4.97 <0.05 Nam (n = 50) t P 1 Chạy 30m XPC (s) 6.21 0.35 5.91 0.33 4.63 <0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 167.0 17.0 177.0 18.0 3.72 <0.05 3 Chạy thoi 4×10 (s) 12.94 0.51 12.57 0.48 4.11 <0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 868.0 47.0 918 46.5 4.61 <0.05 Từ kết quả thu được ở bảng 3.13 cho thấy, kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của NTN đã có sự gia tăng rõ rệt so với trước thực nghiệm. Mức độ phát triển thể lực của NTN trước và sau quá trình thực nghiệm sự thay đổi là đáng kể, sự khác biệt có ý nghĩa với ttính > tbảng, ở ngưỡng xác suất thống kê p<0.05. Nói cách khác, các bài tập mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn đang mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu.

63

Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

Để làm sáng tỏ thêm hiệu quả của các bài tập mà nghiên cứu đã lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Đề tài tiến hành so sánh kết quả kiểm tra của cả hai NĐC và NTN sau quá trình thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm.

TT Test

Nhóm đối chứng

Nhóm thực

nghiệm Độ tin cậy

    t P Nữ n = 50 n = 50 1 Chạy 30m XPC (s) 7.03 0.32 6.89 0.36 3.57 <0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 152.0 23.0 160.0 24.0 2.45 <0.05 3 Chạy thoi 4×10 (s) 13.40 0.45 13.21 0.54 3.52 <0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 755.0 38.5 780.0 40.5 2.87 <0.05 Nam n = 50 n = 50 t P 1 Chạy 30m XPC (s) 6.02 0.34 5.91 0.33 2.67 <0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 174.0 17.0 177.0 18.0 3.42 <0.05 3 Chạy thoi 4×10 (s) 12.76 0.45 12.57 0.48 2.75 <0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 890.0 44.5 918 46.5 3.11 <0.05 Từ kết quả thu được ở bảng 3.14 cho thấy: Sau thực nghiệm thành tích thực hiện ở các Test của cả hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có sự gia tăng so với trước thực nghiệm sư phạm. Song sự gia tăng ở nhóm thực nghiệm hơn hẳn so với nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa và đạt đủ độ tin cậy ở các xác suất thống kê cần thiết (ttính > t bảng với p < 0.05). Nói một cách khác hệ thống bài tập mà chúng tôi xây dựng bước đầu đã thể hiện tính ưu việt hơn hẳn các bài tập cũ hiện đang sử dụng cho đối tượng nghiên cứu

64

Như vậy, hệ thống các bài tập đã lựa chọn khi ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy cho đối tượng nghiên cứu đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc nâng cao thể lực cho học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình.

3.2.2.3. Nhịp tăng trưởng thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

Song song với việc đánh giá thành tích của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, để làm rõ hiệu quả của hệ thống bài tập đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành đánh giá nhịp tăng trưởng các tố chất thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15 và 3.16.

Bảng 3.15. So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nữ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

TEST Chạy 30m XPC (s) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy thoi 4 x 10 (s) Chạy tùy sức 5 phút (m) Tham số Nữ Nữ Nữ Nữ a  7.20 146.0 13.60 740 al  7.03 152.0 13.40 755 b  7.18 148.0 13.61 735 bl  6.89 160.0 13.21 780 Ga 0.1 6.0 0.2 20 Gb 40 12.0 0.48 45 Wa(%) 2.46 3.05 2.55 2.40 Wb(%) 6.06 7.79 4.89 5.15

Bảng 3.16. So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nam nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

TEST Chạy 30m XPC (s) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy thoi 4 x 10 (s) Chạy tùy sức 5 phút (m)

Tham số Nam Nam Nam Nam

a  6.20 168.0 12.95 870 al  6.02 174.0 12.76 890 b  6.21 173 12.94 868

65 bl  5.71 177 12.57 918 Ga 0.2 5.0 0.2 20 Gb 0.50 10.0 0.37 50 Wa(%) 3.33 3.45 2.61 3.24 Wb(%) 10.15 7.23 5.36 5.29 Trong đó: a

 : Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng trước thực nghiệm

al

 : Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng sau thực nghiệm

b

 : Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

bl

 : Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm Ga: Là trị số gia tăng của nhóm đối chứng

Gb: Là trị số gia tăng của nhóm thực nghiệm

Wa (%): Là mức tăng trưởng sau thực nghiệm nhóm đối chứng

Wb (%): Là mức tăng trưởng sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm Từ kết quả ở bảng 3.15 và 3.16 cho thấy, sau một thời gian tiến hành thực nghiệm thể lực của cả hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm đều tăng cao hơn so với trước thực nghiệm.

Tuy nhiên sự gia tăng ở các tố chất trong mỗi nhóm là không đồng đều, sự gia tăng ở nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ hệ thống bài tập phát triển thể lực đã lựa chọn áp dụng vào nhóm thực nghiệm là có hiệu quả.

Như vậy trong quá trình tổ chức thực nghiệm, hệ thống bài tập được lựa chọn đã thể hiện được tính hiệu quả trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Song để khẳng định thực chất hơn hiệu quả của các bài tập này thì cần thiết phải đánh giá thông qua chất lượng học tập của các nhóm sau quá trình thực nghiệm.

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiếp tục tiến hành đánh giá trình độ thể lực của 2 nhóm theo tiêu chuẩn xếp loại thể lực ở cả 4 chỉ tiêu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.17.

66

Bảng 3.17. Kết quả xếp loại thể lực sau thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN.

TT Các test kiểm tra Xếp loại NĐC NTN Nữ (n = 50) Nam (n = 50) Nữ (n = 50) Nam (n = 50) Tốt Đạt Chưa

đạt Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt

n % n % n % n % n % n % N % n % n % n % n % n % 1 Chạy 30m XPC (s) 6 12 36 72 8 16 8 16 35 70 7 14 9 18 38 76 3 6 9 18 37 74 4 8 2 Bật xa tại chỗ (cm) 6 12 35 70 9 18 8 16 34 68 8 16 10 20 37 74 3 6 11 22 36 72 3 6 3 Chạy thoi 4×10 (s) 7 12 36 72 7 14 7 14 37 74 6 12 8 16 38 76 4 8 10 20 36 72 4 8 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 5 10 35 70 10 20 6 12 37 74 7 14 8 16 37 74 5 10 9 18 37 74 4 8

66

Qua bảng 3.17 cho thấy, kết quả xếp loại thể lực của học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình sau thực nghiệm, cụ thể:

- Đối với nhóm đối chứng:

+ Đối tượng nữ: học sinh có kết quả kiểm tra xếp loại tốt ở các chỉ tiêu chiếm tỷ lệ từ 10.0 – 12.0%; xếp loại đạt từ 70.0 - 72.0%; xếp loại chưa đạt từ 14.0 - 20.0%.

+ Đối tượng nam: học sinh có kết quả kiểm tra xếp loại tốt ở các chỉ tiêu chiếm tỷ lệ từ 12.0 – 16.0%; xếp loại đạt từ 68.0 - 74.0%; xếp loại chưa đạt từ 12.0 – 16.0%.

- Đối với nhóm thực nghiệm:

+ Đối tượng nữ: xếp loại tốt ở các chỉ tiêu từ 16.0 - 20.0% học sinh; xếp loại đạt từ 74.0 – 76.0%; xếp loại chưa đạt giảm xuống còn từ 6.0 – 10.0%.

+ Đối tượng nam: học sinh có kết quả kiểm tra xếp loại tốt ở các chỉ tiêu chiếm tỷ lệ từ 18.0 – 22.0%; xếp loại đạt từ 72.0 - 74.0%; xếp loại chưa đạt giảm xuống còn từ 6.0 – 8.0%.

Như vậy, tỉ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn xếp loại thể lực ở cả 4 chỉ tiêu thì nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng.

Bàn luận mục tiêu 2

Qua quá trình thực nghiệm, đề tài có thể đi đến những nhận xét sau:

- Đề tài đã lựa chọn được 10 bài tập nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình. Các bài tập đều có trên 80% các cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên đồng tình trong việc ứng dụng vào thực tiễn để nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu.

- Trước quá trình thực nghiệm, còn nhiều học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại thể lực theo quy định của BGD&ĐT.

- Sau thực nghiệm kết quả kiểm tra ở các Test của cả hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có sự gia tăng. Song sự gia tăng ở nhóm thực nghiệm hơn hẳn so với nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa và đạt đủ độ tin cậy ở các xác suất thống kê cần thiết (ttính > t bảng với p < 0.05).

67

- Qua các vấn đề phân tích trên có thể đi đến kết luận hệ thống bài tập mà

đề tài đã lựa chọn và ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy cho học sinh khối 7 Trường THCS Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình đã thể hiện rõ tính ưu việt và phát huy hiệu quả hơn hẳn trong việc nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 7 trường THCS văn phương – nho quan – ninh bình (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)