4. Giả thiết khoa học
3.1.4. Thực trạng thể lực của học sinh trường THCS Văn Phương – Nho
lực cho học sinh, điều kiện cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện TDTT chưa đảm bảo, ý thức của học sinh chưa cao, hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức tốt. Với thực trạng công tác GDTC của Trường THCS Văn Phương - Nho Quan - Ninh Bình như vậy chúng ta thấy sự cần thiết phải phát triển thể lực cho học sinh và thường xuyên nâng cao thể lực thông qua việc xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thể lực, đổi mới phương pháp giảng dạy, đảm bảo cơ sở vật chất, tăng cường hoạt động ngoại khóa, hình thành các động cơ tích cực tập luyện TDTT của học sinh để phát triển con người toàn diện góp phần nâng cao sức khỏe để học tập có hiệu quả ngay trong trường.
3.1.4. Thực trạng thể lực của học sinh trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình. Nho Quan – Ninh Bình.
a. Về kết quả học tập môn học GDTC
Theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011, của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì bắt đầu từ năm 2011 đối với đánh giá xếp loại học lực của học sinh trong môn GDTC được chuyển từ cho điểm sang đánh giá ở hai mức là "Đạt" và "Chưa đạt".
Kết quả học tập môn GDTC của học sinh trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình được lấy từ kết quả năm học 2018 - 2019. Kết quả được trình bày tại bảng 3.5.
51
Bảng 3.5. Thực trạng kết quả môn học GDTC của học sinh trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình (n=910)
TT Khối Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Khối 6 239 100 0 0 2 Khối 7 228 100 0 0 3 Khối 8 218 100 0 0 4 Khối 9 225 100 0 0
Bảng 3.5 cho thấy: Mặc dù công tác GDTC của trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình còn có những hạn chế cũng như bất cập về nội dung, chương trình môn học, về cơ sở vật chất, về năng lực thể chất của học sinh... song do có sự cải tiến, thay đổi trong quá trình kiểm tra đánh giá của những năm gần đây của Bộ GD&ĐT. Với yêu cầu rất thấp ở mức "Đạt" về trình độ tập luyện của học sinh trong môn GDTC, thậm chí đối với một số trường hợp học sinh không có khả năng đạt được về yêu cầu tập luyện, nhưng có thể xem xét về mặt ý thức của học sinh trong quá trình tập luyện hàng ngày, nếu thấy tập tích cực, ngoan, ý thức tốt thì cũng có thể đánh giá là "Đạt". Chính vì những lý do kể trên, chúng ta thấy kết quả học tập cuối năm ở cả 4 khối 6, khối 7, Khối 8 và khối 9 của học sinh năm học 2018 - 2019 đều "Đạt" 100%.
b. Về xếp loại thể lực
Đánh giá về trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDTC, xếp loại thể lực học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT (ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) bao gồm các test:
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m xuất phát cao (s) Chạy con thoi 4 x 10m (s) Chạy tùy sức 5 phút (m)
Thời điểm đề tài tiến hành khảo sát là trong năm 2018 - 2019. Kết quả được trình bày tại 3.6.
52
Bảng 3.6. Thực trạng xếp loại thể lực của học sinh trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình (n=910)
TT Khối n Đạt Không đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 6 239 147 61.5 92 38.5 2 7 228 142 62.3 86 37.7 3 8 218 135 61.9 81 38.1 4 9 225 143 62.7 82 39.6
Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Tỷ lệ cũng như số lượng học sinh đạt mức tiêu chuẩn cũng như không đạt mức tiêu chuẩn ở các khối là khác nhau, song sự chênh lệch này là không đáng kể. Tuy nhiên chúng ta thấy số lượng học sinh chưa đạt mức tiêu chuẩn còn khá lớn, điều này phản ảnh công tác GDTC của nhà trường còn có nhiều vấn đề.
Bảng 3.7. Thực trạng xếp loại thể lực của đối tượng nghiên cứu (n=200)
T
T Các test kiểm tra
Xếp loại Nữ (n = 100) Nam (n = 100) Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt n % n % n % n % n % n % 1 Chạy 30m XPC (s) 11 11 72 72 17 17 11 11 67 67 22 22 2 Bật xa tại chỗ (cm) 11 11 68 68 21 21 15 15 65 65 20 20 3 Chạy thoi 4×10 (s) 11 11 70 70 19 19 14 14 68 68 18 18 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 9 9 62 62 29 29 10 10 71 71 19 19
Kết quả của bảng 3.7 cho thấy, thể lực của đối tượng nghiên cứú còn yếu, kém và phân bố không đồng đều. Tỷ lệ học sinh xếp loại không đạt còn chiếm tỷ lệ cao từ 17% - 29% ở đối tượng nữ, từ 18% - 22% ở đối tượng nam.
Nguyên nhân của các vấn đề trên là công tác GDTC trong trường THCS Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình còn chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ, nâng cao nhận thức và phát triển thể lực cho học sinh. Hình thức tổ chức tập luyện chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn xếp loại thể lực do Bộ GD&ĐT ban
53
hành, chưa nhận thức đúng đắn vai trò và vị trí của công tác GDTC đối với sức khỏe học sinh.