Đặc điểm buổi tập chính khoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 7 trường THCS văn phương – nho quan – ninh bình (Trang 31)

4. Giả thiết khoa học

1.5.1. Đặc điểm buổi tập chính khoá

Đó là buổi tập tổ chức theo hình thức lớp - bài trong đó có sự hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Ưu thế của buổi tập này bao giờ cũng bao gồm một lượng học sinh cụ thể, đồng nhất về trình độ, lứa tuổi nên rất thuận lợi về mặt giáo dục, giáo dưỡng.

22

Được thực hiện theo quy luật chung của quá trình GDTC đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giờ học phải tác động toàn diện đến cơ thể.

- Các nhiệm vụ phải được cụ thể theo từng phần của buổi tập, tránh tình trạng chỉ coi trọng phần cơ bản.

- Đa dạng hoá phương pháp luyện tập, giảng dạy.

- Nội dung của giờ học phải phù hợp với mặt bằng chung của cả lớp có tính đến đặc điểm cá nhân.

1.5.2. Cấu trúc buổi tập TDTT (giờ học GDTC chính khoá).

Như trên đã trình bày, cấu trúc buổi tập TDTT bao giờ cũng gồm 3 phần: Chuẩn bị, cơ bản và kết thúc. Sự phân chia này giúp cho nhà sư phạm xây dựng được cấu trúc giờ học khoa học hợp lý.

Bản chất của việc xác định cấu trúc giờ học hợp lý là ở chỗ xác định trật tự giải quyết các nhiệm vụ đó trong thời gian phù hợp. Đó là một công việc thường xuyên của mỗi giáo viên.

* Phần chuẩn bị (10 - 12% số thời gian):

Nhiệm vụ chính của phần này là tạo tâm thế, cảm xúc cần thiết cho học sinh bước vào giờ học (tâm thế và tâm lý và chức năng) cụ thể như sau:

- Ngay vào đầu buổi học, giáo viên phải tiến hành các hoạt động tổ chức như: Chuẩn bị dụng cụ, sân bãi, nhắc lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ của buổi học. Trong thời gian này đã có thể giải quyết một số nhiệm vụ buổi học giáo dục - giáo dưỡng như: Về đội hình đội ngũ, hình thành tư thế đúng, thực hiện chính xác khẩu lệnh.

- Nhiệm vụ trọng tâm của phần chuẩn bị là khởi động cung và khởi động chức năng, thường sử dụng các bài tập dễ định lượng và không đòi hỏi nhiều thời gian, nội dung của phần khởi động phải tương ứng với hoạt động trong phần cơ bản của giờ học. Vì vậy phải căn cứ nội dung của phần cơ bản mà sử dụng các loại phương tiện phương pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp.

23

Được giành để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp nhất của buổi học. Nó chiếm 80 - 85 % thời gian buổi tập tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của phần cơ bản mà có thể chia thành nhiều phần nhỏ như ôn động tác cũ, dạy động tác mới, phát triển tố chất thể lực.

- Nếu buổi tập là dạy học động tác thì trình tự của các nhiệm vụ như sau: Làm quen, học sâu từng phần và hoàn thiện các động tác.

- Nếu buổi tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực thì thông thường thực hiện theo trình tự như sau: Tốc độ - Sức mạnh - Sức bền.

- Nếu buổi tập là rèn luyện thân thể thì phần này chủ yếu là tập các bài chuyên môn. Ví dụ: phần cơ bản của buổi tập cử tạ là sức mạnh và sức mạnh tốc độ.

Trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn, con người phải giải quyết các nhiệm vụ vận động trong điều kiện khác nhau. Vì vậy trình tự các bài tập trong buổi tập không nên cứng nhắc mà phải linh động sao cho người học phát huy được năng lực thể chất cao trong những trạng thái cơ thể khác nhau.

Để nâng cao trạng thái cảm xúc của người tập và tăng cường tác động tới cơ thể thì trong phần cơ bản ngoài sử dụng các bài tập định mức chặt chẽ, người ta còn sử dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu nhằm hoàn thiện kỹ thuật động tác và phát triển tố chất thể lực.

* Phần kết thúc (5 - 10% thời gian):

Đây là phần giảm dần hoạt động thể lực để đưa người tập về trạng thái nghỉ ngơi để phục hồi. Để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục người ta thường sử dụng các bài tập nhẹ nhàng như: Chạy nhẹ nhàng, đi bộ, trò chơi vận động, với LVĐ nhỏ là phương tiện chính của phần học này.

Nhưng trong phần này cũng phải giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng khác nhau như: Dạy khả năng giảm dần LVĐ, cách chuyển hướng vận động. Cuối cùng là giáo viên phải nhận xét kết quả buổi tập, giao bài tập về nhà, thu dọn dụng cụ và xuống lớp.

24

1.5.3. Công việc chuẩn bị cho giờ học của giáo viên.

Tổ chức tiến hành giờ học TDTT là một hoạt động phức tạp. Vì vậy, để đạt được chất lượng giờ học cao, người giáo viên cần chuẩn bị trước và chu đáo về các mặt:

- Xác định nhiệm vụ giờ học.

- Lập kế hoạch cụ thể cho giờ học (soạn giáo án). - Chuẩn bị trước trang bị vật chất cần thiết.

Các cộng việc chuẩn bị trên có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, mỗi việc đều đòi hỏi công nghệ riêng biệt. Như đã phân tích, nhiệm vụ giờ học phải vừa mức để có thể giải quyết ngay trong giờ học. Xác định nhiệm vụ giờ học có nghĩa là làm sáng tỏ vị trí của nó trong hệ thống các giờ học và hình dung được tương đối đủ kết quả giờ học. Muốn vậy, việc xác định nhiệm vụ giờ học phải căn cứ vào tiến trình biểu. Song, diễn biến thực tế của quá trình giảng dậy - giáo dục luôn đặt ra yêu cầu điều chỉnh kế hoạch. Vì vậy, mỗi lần xác định nhiệm vụ giờ học cần phân tích kết quả giờ học trước. Tính toán lượng thời gian còn lại cho các giờ học. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được tính kế thừa cần thiết của các giờ học.

Độ chuẩn xác của việc xác định nhiệm vụ giờ học và trật tự giải quyết chúng phụ thuộc cơ bản vào kinh nghiệm và năng lực sáng tạo của người giáo viên. Nhưng cũng không nên đánh giá quá cao kinh nghiệm cá nhân, bởi vì chỉ có nỗ lực tập thể mới nhận thức được sâu sắc và toàn diện quá trình giảng dậy - giáo dục. Do đó, khi xác định nhiệm vụ giờ học cần phải nghiên cứu các tài liệu phương pháp mới nhất. Kết quả nghiên cứu tài liệu hướng dấn phương pháp cho phép điều chỉnh nhiệm vụ và kế hoạch giải quyết chúng có cơ sở khoa học.

Nội dung tiếp theo của công việc chuẩn bị cho giờ học là soạn giáo án - lập kế hoạch cụ thể của giờ học. Lập kế hoạch cho giờ học được bắt đầu từ xác định trình tự giải quyết hợp lý các nhiệm vụ giờ học. Giảng dạy nội dung mới đòi hỏi học sinh tập chung chú ý cao độ và ở vào trạng thái hoạt động tối ưu, vì vậy nhiệm vụ này cần phải được giải quyết trong phần cơ bản của giờ học. Các

25

nhiệm vụ tương đối đơn giản nên xếp vào phần chuẩn bị và phần kết thúc. Bước thứ 2 trong soạn giáo án là xác định nội dung phần cơ bản. Bước này bao gồm các công việc: Xác định trình tự thực hiện và lượng vận động của mỗi bài tập, định phương pháp giảng giải, chỉ dẫn người tập, xác lập sơ đồ tổ chức trong thực hiện bài tập. Tất cả những điều nêu trên đều được ghi vào giáo án.

Khi dự kiến bài tập cơ bản cần đồng thời lựa chọn các bài tập bổ trợ cho nó. Cuối cùng phải xác lập được tổ hợp bài tập theo trình tự hợp lý. Xây dựng xong phần cơ bản mới chuyển sang bước lập kế hoạch cho phần chuẩn bị và phần kết thúc của giờ học. Như vậy các phần phụ của giờ học chịu sự chi phối trực tiếp, phụ vụ cho phần cơ bản. Cũng như lập kế hoạch phần cơ bản, kế hoạch 2 phần phụ này cũng rất cụ thể về hình thức giải quyết nhiệm vụ, phương pháp tổ chức hoạt động người tập, sắp xếp vi trí và di chuyển đội hình trên sân tập.

Thao tác cuối cùng của soạn giáo án là đề ra nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Trước giờ học, giáo viên phải chuẩn bị địa điểm và thực hiện thử các bài tập. Công việc chuẩn bị địa điểm tập thường được giao cho học sinh, nhưng không vì thế mà giáo viên không kiểm tra. Thực tế cho thấy, đa số các trường hợp gián đoạn buổi tập hoặc chấn thương là do chuẩn bị địa điểm tập không chu đáo.

1.6. Đặc điểm thể lực chung và chuyên môn.

1.6.1. Thể lực chung

Thể lực là nội dung nằm trong định nghĩa chung về sức khỏe. Nói một cách chính xác hơn thì thể lực là sức lực của con người. Chuẩn bị thể lực là hoạt động chuyên môn nhằm chuẩn bị cho con người học tập, lao động, bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động vận động khác. Ví dụ: chuẩn bị thể lực cho học tập, chuẩn bị thể lực cho lao động...(chuẩn bị thể lực chung). Chuẩn bị thể lực chung là quá trình GDTC không chuyên hóa hoặc chuyên môn hóa tương đối ít nhằm tạo nên những tiền đề chung rộng rãi thể lực là chính để có kết quả tốt trong một hoạt động hoặc một số hoạt động nào đó.

26

Giáo dục thể lực chung là quá trình phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như chức phận khác nhau, không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục thể lực chuyên môn nhằm phát triển toàn diện năng lực thể chất và làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo của VĐV.

Giáo dục thể lực chung (còn gọi là quá trình giáo dục các tố chất thể lực chung và chuyên môn) là một quá trình tác động thường xuyên, liên tục và theo kế hoạch sắp xếp hợp lý bằng những bài tập TDTT nhằm phát triển các mặt chất lượng và khả năng vận động. Quá trình ấy tác động sâu sắc đối với hệ thần kinh, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người. Tuy nhiên với đặc thù của lứa tuổi sinh viên (từ 18 - 22), các tố chất thể lực phải phát triển theo đặc điểm riêng, từng tố chất thể lực được phát triển dựa theo tuổi sinh học thời kỳ nhạy cảm, từng giai đoạn tập luyện.

Quá trình giáo dục thể lực là sự phù hợp của các phương tiện (bài tập thể chất) cũng như các phương pháp sử dụng trong quá trình giáo dục thể lực phải phù hợp với cả quy luật phát triển của đối tượng (lứa tuổi, trình độ tập luyện...). Khi đề cập đến vấn đề thể lực chung cũng như đề cập đến giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn, chúng ta hiểu rõ trong hoạt động chung của con người thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng mang tính trọng tâm. Hoạt động cơ bắp được thể hiện ở ba phương diện:

- Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ cấu trúc sợi cơ, số lượng sợi cơ và thiết diện cơ).

- Sự trao đổi chất (tức là quá trình sản sinh năng lượng). - Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ).

Ba phương diện trên đây luôn có mối tương quan với khả năng hoạt động của tố chất thể lực (theo Ozolin 1970, Philin 1974, Vaixekhovxki 1976, Phomin 1979). Đặc biệt chúng luôn có mối tương quan chặt chẽ với ba tố chất thể lực cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Trong đó, độ lớn của sức mạnh quan hệ chủ yếu với khả năng co cơ, thể hiện theo hướng thay đổi giữa yếu tố thời gian duy trì

27

và cường độ vận động cơ bắp. Do vậy ta có: sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh và sức mạnh bền. Độ lớn của sức nhanh quan hệ khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh và liên quan đến thành phần của sợi cơ. Do vậy ta có: sức nhanh phản ứng, sức nhanh vận động và sức nhanh động tác. Độ lớn của sức bền quan hệ chủ yếu với hoạt động trao đổi chất. Mà mối quan hệ này dựa trên cơ sở sinh năng lượng yếm khí và ưa khí. Chính vì vậy, ta có sức bền cự ly ngắn, sức bền cự ly trung bình và sức bền cự ly dài (Ozolin 1970, Dietrich Hare 1976...). [32][43].

Song phải ghi nhớ rằng tất cả các tố chất vận động trên luôn hiện diện trong mối tương quan lẫn nhau (không có biểu thị riêng tuyệt đối). Trong quá trình huấn luyện thể lực, người tập phát triển thể lực một cách toàn diện, mà sự phát triển này được gọi là năng lực thể chất. Nó được đánh giá bởi mức độ phát triển về khả năng sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, quá trình chuẩn bị thể lực chung, sức khỏe của người tập được tăng cường, các hệ thống cơ quan, chức phận của cơ thể được hoàn thiện. Và như vậy, khả năng tiếp nhận lượng vận động của người tập cũng được nâng lên, chính điều này đã dẫn đến mức độ phát triển tố chất thể lực cao hơn.

Việc huấn luyện thể lực chung phải đạt dược khả năng làm việc của các cơ quan chức phận ở mức độ cao. Đó chính là nhiệm vụ cơ bản của quá trình chuẩn bị thể lực chung. Chuẩn bị thể lực nhờ vào các bài tập có và không có dụng cụ đồng thời cũng có thể nhờ vào việc sử dụng bài tập của các môn thẻ thao khác. Vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thể lực chung là việ chọn lựa các bài tập buộc cơ thể phải huy động một số lượng lớn cơ bắp, các cơ quan chức phận của cơ thể tham gia (các bài tập chạy, các bài tập thể dục...). Song mặt khác, cũng cần thiết phải chọn lựa các bài tập chỉ có những ảnh hưởng nhất định. Hay nói một cách khác, các bài tập này phải hướng tới việc phát triển một bộ phận nào đó của cơ thể hoặc tổng hợp các bộ phận, các tố chất vận động sẽ có tác dụng làm tăng cường khả năng thể chất người tập nói chung.

Điểm đặc biệt của quá trình chuẩn bị thể lực chung là phải củng cố được những điểm còn yếu trong cơ thể, những cơ quan chậm phát triển.

28

Các nhà khoa học chứng minh rằng các TCTL có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau phát triển, nếu tách rời một trong những TCTL đều không có ý nghĩa phát triển. Thật vậy, TCTL chung bao gồm 5 tố chất cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền chung, mềm dẻo và linh hoạt khéo léo. Trong 5 tố chất mỗi tố chất có tác dụng và ý nghĩa phát triển thể chất thể trạng khác nhau, như:

- Tố chất sức nhanh: Có tác dụng giúp cho người tập hoạt động dưới các trạng thái nhanh, phát triển tốt khả năng linh hoạt của hệ thống thần kinh - cơ bắp.

- Tố chất sức mạnh: Giúp cho các hoạt động của người tập với sự nỗ lực ý trí cao để khắc phục được lực cản bên ngoài lớn.

- Sức bền chung: Tạo điều kiện phát triển tốt các cơ quan hệ thống trong cơ thể như đối với tim thì buồng tim to hơn (khoang tim rộng chứa được nhiều máu), thành cơ tim dầy hơn, đàn tính cơ tim tốt hơn. Đối với hệ tuần hoàn giúp nó hoạt động đàn tính của mạch tốt hơn làm cho máu lưu chuyển dễ dàng hơn và mạch đập cũng như huyết áp ổn định tốt hơn. Đối với hệ cơ bắp - dây chằng đàn tính hơn giúp cho con người vận động tốt hơn...

- Tố chất mềm dẻo và linh hoạt khéo léo: Làm cho các cơ quan tổ chức làm việc có hiệu quả hơn nhờ sự thả lỏng và dùng sức đúng thời điểm, thực hiện các hoạt động với biên độ của khớp lớn. Để phát triển tốt mỗi TCTL trên thì việc sử dụng các hệ thống bài tập cho mỗi tố chất cần phù hợp với đối tượng tập luyện. Tố chất sức bền chung có tác dụng hỗ trợ cho việc phát triển tố chất sức nhanh và sức mạnh tốt hơn, mềm dẻo và linh hoạt khéo léo có tác dụng nâng cao hiệu quả việc phát triển sức bền chung, sức nhanh, sức mạnh.

1.6.2. Thể lực chuyên môn

Theo Nôvicốp và Mátvêép: thể lực chuyên môn là các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động chuyên môn trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 7 trường THCS văn phương – nho quan – ninh bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)