4. Giả thiết khoa học
1.7. Đặc điểm tâm sinh lý đối tượng nghiên cứu
Sự phát triển về mọi mặt của cơ thể các em diễn ra khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Sự phát triển đó không đồng đều, thực chất đó là một quá trình phát triển có quy luật. Nhìn chung toàn cơ thể hoặc riêng từng hệ thống cơ quan đều phát triển liên tục từ bé đến lớn, nhưng về mặt tốc độ thì có lúc phát triển nhanh có lúc chậm lại, hệ thống này phát triển sớm hơn, hệ thống kia muộn hơn tạo lên một hình ảnh phát triển nhịp nhàng, hài hoà và thống nhất. Học sinh phổ thông trung học cơ sở đa số ở độ tuổi 12 - 15. Các em gái đang chuẩn bị dậy thì chính thức, sinh lý và tâm lý có nhiều đặc điểm khác các em trai, các em trai chậm dậy thì hơn các em gái vài ba tuổi, cho nên khi học hết phổ thông trung học cơ sở thì một số ít em bước vào tiền dậy thì, chuyển nên học phổ thông trung học mới dậy thì chính thức. Lứa tuổi học sinh phổ thông trung học cơ sở đánh dấu một bước ngoặt tương đối hoàn chỉnh về cơ thể. Đặc điểm đặc trưng là quá trình phát dục mạnh mẽ. Các tuyến nội tiết (tuyến hạ não, tuyến giáp trạng) tăng cường hoạt động
30
kích thích cơ thể lớn nên nhanh mà chủ yếu cho chân tay dài ra ưu thế, đồng thời kích thích tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh theo kiểu cách sinh lý của người trưởng thành. Hàng năm các em cao thêm 6 - 8 cm, xuất hiện các giới tính phụ (các em trai mọc râu, vỡ tiếng... gái nhiều mỡ dưới da, ngực nở, hông nở rộng...). Khi tuyến sinh dục đã hoạt động đủ mạnh đủ là xuất hiện giới tính chính thì trở lại kìm hãm sự hoạt động của hai tuyến hạ não và giáp trạng. Bởi thế chiều cao phát triển chậm dần, có cao thêm thì chủ yếu do thân mình dài ra ưu thế hơn tay chân, trái lại các chiều ngang, các vòng cơ thể cùng với sức lực tăng lên rất rõ. Nếu hiểu rõ đặc điểm và sử dụng đúng năng lực các em thì tuổi này có nhiều đóng góp tốt, có nhiều tài năng đang độ nảy nở kể cả tài năng về thể thao.
Hệ thần kinh ở lứa tuổi 12 - 15 đã hoàn thiện về cơ cấu tế bào, nhưng chức năng sinh lý vẫn đang phát triển mạnh, hưng phấn vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng nhưng nếu thời gian quá dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Đặc điểm hoạt động thần kinh của các em rất linh hoạt nên dễ tiếp thu kiến thức mới. Do những đặc điểm này nên trong giờ học thể dục hình thức và nội dung phải phong phú, phương pháp tổ chức và giảng dạy phải linh hoạt tránh cứng nhắc, đơn điệu.
Hệ vận động: Xương của em tuy đã cứng song vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Các xương nhỏ ở cổ tay, cổ chân đã thành xương, nhưng chưa vững vàng, lao động nặng dễ gây đau kéo dài các khớp đó. Mãi đến 14 - 15 tuổi cột sống mới tương đối ổn định về hình dạng và đường cong. Nếu đi, đứng, ngồi sai tư thế vẫn có thể dẫn đến cong vẹo cột sống. Về chiều cao các em gái tăng nhanh ở tuổi 12 - 14, các em trai tăng nhanh ở tuổi 14 - 15. Ở lứa tuổi (12 - 16) các em ưa thích hoạt động chân tay ham tập luyện TDTT nhưng chưa hết thời kỳ cốt hoá nên cần chú ý nhiều đến tư thế, dáng điệu đúng đắn. Đối với các em gái cần lưu ý hơn về sự phát triển của các xương chậu, xương hông vì các xương này dễ bị méo lệch. Mặt khác không nên bắt các em mang
31
vác quá nặng, hoặc làm động tác tĩnh tại vì các hoạt động ấy dễ làm xương phát triển dị hình và kìm hãm sự phát triển nhanh chóng về chiều dài của xương.
Cơ bắp của các em ở lứa tuổi này còn mảnh dẻ, phát triển chậm hơn sự phát triển của xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài của cơ, từ 14 - 15 tuổi mới phát triển sang chiều ngang. Mặt khác các cơ co và cơ to phát triển nhanh hơn các cơ duỗi và cơ nhỏ. Do cơ bắp bắt đầu phát triển mạnh nên lực cơ tăng rõ rệt, nhưng sự phát triển của cơ bắp không nhịp nhàng, thiếu cân đối, do đó các em không phát huy được khả năng sức mạnh của mình, đồng thời chóng xuất hiện mệt mỏi. Vì vậy cần tổ chức hoạt động TDTT phong phú để phát triển toàn diện cho trẻ em và chú ý tới sự phát triển sức mạnh của cơ bắp.
Hệ tuần hoàn: Tim của các em ở lứa tuổi này phát triển chậm so với sự phát triển của mạch máu. Do đó, cơ năng hoạt động của tim còn chưa được vững vàng, cơ năng điều tiết hoạt động của tim chưa được ổn định, sức co bóp còn yếu, hoạt động quá nhiều quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Ở lứa tuổi 12 - 15 tim các em dễ bị kích thích, một kích thích nhẹ đột ngột cũng đã làm tim các em đập mạnh, nhanh. Nói chung ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn không phát triển theo kịp với sự phát triển chung của toàn cơ thể. Cho nên trong quá trình giáo dục thể chất giáo viên phải dựa vào các chỉ tiêu kiểm tra hệ tuần hoàn (huyết áp, mạch đập) và các chỉ tiêu kiểm tra khác (biến đổi sinh hoá, thể lực) để có căn cứ lập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động phù hợp với sức lực và đặc điểm cơ thể các em.
Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa đầy đủ, các ngăn buồng phổi, túi phổi đang còn nhỏ, các cơ ngực và cơ hô hấp chưa phát triển nên khối lượng khí lưu thông ít. Vòng ngực của các em gái tăng nhanh ở tuổi 12 - 14, các em trai tăng nhanh ở tuổi 14 - 15. Nhịp thở của các em mau hơn người lớn, thở nông và nhanh khi vận động tích cực. Tập luyện TDTT có tác dụng tăng khả năng hô hấp cho các em vì vậy cần hướng dẫn các em biết cách thở sâu, thở đúng.
Tóm lại trong thời kỳ dậy thì (các em gái từ 13 - 14 tuổi, trai từ 14 - 15 tuổi) sức mạnh cơ bắp tăng lên nhưng chưa kèm theo sự phát triển sức bền. Ở lứa tuổi này không được sử dụng các bài tập sức mạnh quá mức, hay những
32
động tác nén ép. Trong thời kỳ chuyển tiếp này các em rất cần sự chú ý hướng dẫn sư phạm đặc biệt của những người làm công tác giáo dục, hướng nghị lực ngày càng phát triển của các em vào những hứng thú trí tuệ nghiêm túc vào việc học tập nghệ thuật, tập luyện thể thao, tham gia tích cực vào đời sống xã hội và lao động. Nếu không có sự hướng dẫn tốt thì những ham thích tình dục của các em sẽ có thể trở nên có hại đối với sức khoẻ và tâm lý các em.
Ở lứa tuổi này các em có những bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Các em không còn là trẻ em nữa, nhưng chưa phải là người lớn. Do đó các nhà tâm lý học thờng gọi thời kỳ này là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ con lên người lớn. Trong giai đoạn này trẻ em được hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ, tình cảm, ý chí. . . tạo những điều kiện thuận lợi để trẻ chuẩn bị thành người lớn. Nhưng ở giai đoạn này sự phát triển của trẻ diễn ra tương đối phức tạp, đời sống tâm lý có nhiều mâu thuẫn, nhiều thay đổi đột biến. Nắm vững các đặc điểm tâm lý của trẻ em ở lứa tuổi này là điều kiện rất quan trọng trong việc giáo dục để các em có một nhân cách lành mạnh và đẹp đẽ.
Ở lứa tuổi này hoạt động học tập là hoạt động cơ bản, thu hút nhiều thời gian, nội dung kiến thức thay đổi, phương pháp giảng dạy và học tập có nhiều đổi mới, số lượng và chất lượng các môn học nhiều và cao hơn so với cấp tiểu học do đó đòi hỏi các em phải tự lập nhiều hơn. Chính vì vậy nếu học sinh nào không cố gắng thì kết quả học tập sẽ sút kém, sinh ra sự suy thoái về động cơ và ý chí trong hoạt động học tập.
Trí nhớ của các em ở lứa tuổi này có nhiều biến đổi căn bản. Năng lực ghi nhớ có chủ định tăng lên rõ rệt. Cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng nâng cao. Tính hệ thống trong việc thu lượm tri thức được tăng lên nhờ việc thiết lập những mối liên tưởng ngày càng phức tạp và sâu sắc. Học sinh ở lứa tuổi này trí nhớ có ý thức ngày càng có ý nghĩa hơn. Trong các loại trí nhớ thì trí nhớ lô gích ngôn ngữ là phát triển mạnh mẽ hơn cả, điều quan trọng là phải dạy cho trẻ em biết cách ghi nhớ có chọn lọc.
33
Tư duy của các em vẫn còn mang tính chất hình ảnh cụ thể. Tài liệu trực quan có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức, các em tiếp thu dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có kèm theo minh hoạ cho nên trong giáo dục thể chất ngoài việc phân tích giảng giải kỹ thuật động tác, nhất thiết phải sử dụng các hình thức trực quan khác nhau. Càng về sau tư duy của các em càng có tính lô gích và có căn cứ hơn, khả năng tự phân tích, so sánh, tổng hợp càng phát triển hơn, ở lứa tuổi này biểu hiện rõ nét khát vọng muốn đi sâu vào bản chất của hiện tượng, muốn tìm hiểu nguyên nhân của nó. . . đặc điểm cơ bản trong phát triển tư duy của các em - đó là có được sự tư duy trừu tượng. Ở các em đã xuất hiện những phẩm chất tâm lý như tính tự lập, tính phê phán, các em luôn đòi hỏi phải được chứng minh, phải có căn cứ, các em đã phân biệt cái đúng cái sai, cái có thể tin, các em biết đưa ra thắc mắc và muốn được giải đáp đến cùng.
Ngôn ngữ: Nội dung kiến thức mở rộng, việc học tập có hệ thống và các hình thức hoạt động muôn hình muôn vẻ ở nhà trường và xã hội làm cho ngôn ngữ của các em phong phú và chính xác hơn hẳn so với học sinh tiểu học. Tuy vậy ngôn ngữ của các em vẫn còn thiếu sót cần kịp thời uốn nắn, nhiều em viết và nói sai ngữ pháp...
Đặc điểm của các quá trình và trạng thái cảm xúc: Các rung động cảm xúc ở lứa tuổi này đã thay đổi về chất, quan hệ của các em với người lớn, người cùng tuổi đặc biệt là người cùng tuổi khác giới trở nên phức tạp hơn, thái độ của các em đối với hoạt động học tập cũng đổi mới, các em có những rung động cảm xúc phong phú, đa dạng, phức tạp và nhiều khi mâu thuẫn nhau. Các em không chỉ có khả năng cảm xúc sâu sắc mà còn có khả năng đánh giá các rung động cảm xúc của mình. Mặc dù phạm vi cảm xúc của các em phát triển đếm mức chung khá cao, nhưng nó chưa bền vững, ở lứa tuổi này tâm trạng thay đổi nhanh, trạng thái xúc động thường hay xuất hiện.
Các biểu hiện ý chí: Ở lứa tuổi 12 - 15 là sự tích luỹ khẩn trương đối với các kiến thức và khả năng nhận thức, kinh nghiệm tiếp xúc với mọi người xung
34
quanh có yêu cầu cao đối với hoạt động học tập, lao động có trách nhiệm cao đối với hành vi của mình. Ý chí của các em cũng biểu hiện ngay trong quá trình tâm lý mang tính chất có ý thức: Sự chú ý có chủ định, tri giác, ghi nhớ và nhớ lại, tư duy tích cực và tưởng tượng... sẽ không có thể có được nếu không có sự hình thành và củng cố ý chí của các em.
Ở lứa tuổi 12 - 15, trong lúc tiến hành các hoạt động khác nhau, những biến đổi về chất luôn sảy ra không chỉ trong tất cả các quá trình tâm lý mà cả trong sự hình thành cá tính của trẻ em. Ở các em đã xuất hiện biểu tượng về mình không như là trẻ em nữa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng “cảm giác trưởng thành” đặc thù cho lứa tuổi này là “trung tâm cấu trúc tâm lý cá nhân” của các em và các đặc điểm cá nhân khác như tư cách, hướng hoạt động tích cực... đều phụ thuộc vào “trung tâm” đó. “Cảm giác trưởng thành” xuất hiện ở các em có liên quan đến những thay đổi về khả năng thể lực (tăng chiều cao, sức mạnh, sức bền...) những thay đổi về khả năng trí tuệ, sự thay đổi về địa vị trong gia đình, trong tập thể...
Ở lứa tuổi này các phẩm chất ý chí mạnh mẽ như tính can đảm, dũng cảm, tính kiên trì, bền bỉ... được đánh giá rất cao, vì vậy các em cố gắng tiếp xúc với thể thao, các em trai thích tập võ, Bóng đá... các em gái thích tập Thể dục, Cầu lông, Bơi...
Ở lứa tuổi 12 - 15 các phẩm chất đạo đức phát triển mạnh mẽ. Nếy giáo dục đúng đắn thì ở các em sẽ phát triển cảm giác nghĩa vụ, tính tập thể, tình hữu nghị, đoàn kết, lòng yêu nước... Trong quá trình giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông trung học cơ sở (các em học sinh từ lớp 6 - 9) thường nhanh chóng tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động quan trọng, cho nên điều đặc biệt cần lưu ý ở lứa tuổi này là phải hình thành lên các động tác thật chính xác. Muốn vậy cần phải sử dụng các thủ thuật khác nhau trong quá trình giảng dạy. Việc tập luyện TDTT có hệ thống ở lứa tuổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thể lực và nhiều phẩm chất khác của cá nhân các em.
35