THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiếp theo)

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN NGỮ VĂN 7 (Trang 65 - 66)

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1 Kiến thức

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiếp theo)

(Tiếp theo)

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.

- Biết biến đổi câu bằng cách tách thành phần trạng ngữ trong câu thành câu riêng.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Công dụng của trạng ngữ.

- Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.

2. Kĩ năng

- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu. - Tách trạng ngữ thành câu riêng.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung

- Trạng ngữ có những công dụng sau:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các câu, các đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

- Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.

2. Luyện tập

- Nhận xét về vai trò của trạng ngữ trong việc thể hiện trình tự lập luận ở một văn bản nghị luận nhất định.

- Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.

- Nhận xét về tác dụng của việc tách trạng ngữ ra thành câu riêng ở một số đoạn văn cụ thể.

- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề cụ thể. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích lí do cần thêm trạng ngữ trong các trường hợp ấy.

Xác định các câu có thành phần trạng ngữ (hoặc câu được tách ra từ thành phần trạng ngữ) trong một đoạn văn đã học và nhận xét về tác dụng của các thành phần trạng ngữ (hoặc câu được tách ra từ thành phần trạng ngữ) đó.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN NGỮ VĂN 7 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w