TRONG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN NGỮ VĂN 7 (Trang 89 - 94)

1. Kiến thức

Đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

2. Kĩ năng

● Nhận biết văn bản báo cáo.

● Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.

● Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

● Báo cáo thường là văn bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.

● Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ rang và sang sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục: người báo cáo, người nhận báo cáo, kết quả.

2. Luyện tập

● Nhận biết các văn bản báo cáo thường gặp

● Xác định tình huống cần sử dụng văn bản báo cáo.

● Viết văn bản báo cáo cụ thể.

● Sửa lại một văn bản báo cáo cho đúng quy cách

3. Hướng dẫn tự học

● Nắm được đặc điểm văn bản báo cáo.

LUYỆN TẬP

LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO CÁO

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

● Nắm được cách thức làm hai loại văn bản đề nghị và báo cáo .

● Biết ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo vào các tình huống cụ thể.

● Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản trên.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

● Tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.

● Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.

● Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Củng cố kiến thức

● Yêu cầu của văn bản hành chính

● Sự khác nhau giữa văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.

2. Luyện tập

● Xác định đúng văn bản đề nghị và văn bản báo cáo trong số các văn ban đã cho.

● Từ một tình huống cụ thể, xác định đúng loại văn bản ( đề nghị và báo cáo) cần tạo lập.

● Hoàn thành một văn bản đề nghị đúng quy cách.

● Hoàn thành một văn bản báo cáo đúng quy cách.

3. Hướng dẫn học tập

Phát hiện và sửa các lỗi trong một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

● Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.

● Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.

2. Kĩ năng

● Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.

● Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Củng cố kiến thức

● Hệ thống lại các văn bản biểu cảm ( chỉ ghi các văn bản văn xuôi) đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7( lập bảng).

● Hệ thống lại các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7( lập bảng).

● Đặc điểm của văn bản biểu cảm.

● Các yếu tố của văn bản nghị luận.

● Các bước làm bài văn nghị luận.

● Các bước làm bài văn nghị luận.

2. Luyện tập

● Phân tích các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm cụ thể.

● Nhận xét về tác dụng của các ngôn ngữ biểu cảm trong một đoạn văn biểu cảm tự chọn.

● Xác định luận điểm chính trong một văn bản nghị luận cụ thể.

● Trình bày nhiệm vụ của chứng minh và giải thích.

● Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết một bài văn biểu cảm hoặc bài văn nghị luậntheo đề bài.

3. Hướng dẫn tự học

● Nắm chắc yêu cầu của việc viết bài văn biểu cảm và bài văn nghị luận.

● Xác định được mục đích sử dụng các phép tu từ cú pháp.

● Xác định mục đích của việc biến đổi câu trong đoạn văn nhất định.

● Phân tích tác dụng của các câu được biến đổi, các biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

● Nắm chắc yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.

● Hiểu rõ hơn về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca da địa phương.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG

1. Kiến thức

● Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

● Cách thức sưu tầm tục ngữ. ca dao địa phương.

2. Kĩ năng

● Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống.

● Nhận xét về dặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình.

● Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Hướng dẫn thự hiện

● Trao đổi trong nhóm kết quả sưu tầm của cá nhân để được góp ý, bổ sung them.

● Trình bày trước tập thể ý kiến của bản than về giá trị ca dao, tục ngữ địa phương.

● Lắng nghe, bổ sung them ý kiến nhận xét ( nếu có) về việc sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương của các thành viên khác và của cả nhóm.

2. Hướng dẫn tự học

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN

ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

● Nắm chắc yêu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận.

● Biết cách đọc diễn cảm văn nghị luận.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận.

2. Kĩ năng

● Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản.

● Xác định được ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong bài văn.

III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tổ chức hoạt động

● Thống kê các văn bản nghị luận đã học.

● Căn cứ vào nội dung, xác định giọng điệu chung của toàn bộ văn bản.

● Đánh dấu, ghi chú vè cách đọc văn bản cho phù hợp với giọng điệu chung đã xác định ở trên.

● Tập đọc ở các mức độ: + Đọc trôi chảy +Đọc diễn cảm

2. Hướng dẫn tự học

Sưu tầm một số đoạn ghi âm văn bản nghị luận làm tài liệu học tập.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

● Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

● Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực

Lưu ý: học sinh đã được học cách phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở lớp 6 và ở học kì I lớp 7.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

2. Kĩ năng

Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Người nói tiếng miền Bắc dễ mắc lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở những tiếng có phụ âm đầu: tr- ch, s-x, r-d-gi, l-n.

● Người nói tiếng miền trung, tiếng miền Nam dễ mắc lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương:

+ Ở những tiếng có phụ âm cuối: c-t, n-ng. +ở những tiếng có dấu thanh: dấu hỏi- dấu ngã. +Ở những tiếng có nguyên âm: i-iê, o-ô.

+Ở những tiếng có phụ âm đầu : v-d.

2. Luyện tập

● Nhớ -viết một đoạn văn bản có đọ dài 100 chữ, sau đó đố chiếu với văn bản để nhân ra lỗi chính tả.

● Nghe- viết một đoạn văn bản có độ dài 100 chữ, sau đó đối chiếu với văn bản để nhận ra lỗi chính tả.

● Điền chữ cái phù hợp vào chỗ trống.

● Thêm dấu thanh vào các tiếng cụ thể.

● Đặt câu phân biệt các tiếng dễ nhầm lẫn.

● Điền một tiếng hoặc một từ vào chỗ trống.

3. Hướng dẫn tự học

Đọc lại các văn bản của chính mình, phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN NGỮ VĂN 7 (Trang 89 - 94)