Củng cố kiến thức

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN NGỮ VĂN 7 (Trang 76 - 80)

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1 Kiến thức

2.Củng cố kiến thức

- Làm một bài văn giải thích phải theo trình tự hợp lí: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài và kiểm tra lại bài viết.

- Bài văn giải thích có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Bài văn lập luận giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, dễ hiểu.

3. Luyện tập

Đọc đề văn ghị luận giải thích và cho biết: - Vấn đề cần phải giải thích trong bài làm.

- Xác định các nội dung cụ thể cần giải thích, tuần tự giải thích các nội dung.

- Lập dàn ý cho bài văn nghị luận giải thích.

NHỮNG TRÒ LỐ

HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU(Nguyễn Ái Quốc) (Nguyễn Ái Quốc)

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được khả năng tưởng tượng dồi dào, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ, hấp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Những trò lố hay là

Va-ren và Phan Bội Châu.

- Hiểu được tình cảm yêu nước, mục đích tuyên truyền cách mạng của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn này.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Bản chất xấu xa, đê hèn của Va - ren.

- Phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.

- Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh, châm biếm.

2. Kĩ năng

- Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.

- Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung

- Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu của nhân dân ta lên cao.

- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện ngắn trong tập

Truyện kí Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 thế kỉ XX ở

Pháp. Đoạn trích kể về trò lố thứ tư, trò lố cuối cùng do toàn quyền Va - ren bày ra tưởng đề cao bản thân và nước Pháp nhưng ngược lại mua cười cho thiên hạ.

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

- Chân dung nhà yêu nước cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu trong nhà ngục của bọn thực dân Pháp hiện lên uy nghi, kiên cường được khắc họa:

+ Qua sự im lặng tuyệt đối trước những lời dụ dỗ, mua chuộc của Va - ren.

+ Qua nụ cười nhếch mép khinh bỉ hay bãi nước bọt nhổ vào mặt Va - ren.

- Chân dung Va - ren được vẽ lên như một nhà chính trị cáo già, lọc lõi, xảo quyệt. Bản chất đó bộc lộ qua lời nói và hành động của hắn trong các hoàn cảnh:

+ Trước ngày sang Đông Dương nhậm chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong cuộc gặp gỡ với nhà cách mạng đang bị giam giữ trong ngục tù.

b) Nghệ thuật

- Sử dụng triệt để biện pháp đối lập - tương phản nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập: người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ bội hèn hạ Va - ren.

- Lựa chọn các chi tiết nhằm tập trung miêu tả cử chỉ, tác phong có ý nghĩa tượng trưng.

- Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va - ren. - Có giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay.

c) Ý nghĩa văn bản

Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu vạch trần bản chất xấu xa, đe hèn của Va - ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không có gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.

- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về Phan Bội Châu. - Kể lại ngắn gọn các sự việc xảy ra trong đoạn trích.

DÙNG CỤM CHỦ - VỊ

ĐỂ MỞ RỘNG CÂU: LUYỆN TẬP (Tiếp theo) (Tiếp theo)

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

- Thấy được tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

- Tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

2. Kĩ năng

- Mở rộng câu bằng cụm chủ - vị.

- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Củng cố kiến thức 1. Củng cố kiến thức

Có thể dùng cụm chủ - vị để mở rộng các thành phần khác nhau như chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ.

2. Luyện tập

- Tìm các cụm chủ - vị và cho biết chức năng ngữ pháp của mỗi cụm chủ - vị.

- Đặt câu có cụm chủ - vị làm thành phần câu.

- Gọp mỗi cặp vế câu thành một câu có cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa của chúng.

- Gọp mỗi cặp vế câu thành một câu có cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ (việc thêm bớt từ phải bảo đảm không làm thay đổi nghĩa chính của các vế câu và các câu ấy).

3. Hướng dẫn tự học

- Tìm câu có cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong một đoạn văn đã học.

- Đặt ba câu có chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là động từ hoặc tính từ. Sau đó lần lượt phát triển mỗi thành phần câu bằng cụm chủ - vị.

LUYỆN NÓI: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói giải thích một vấn đề.

- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói giải thích một vấn đề.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.

2. Kĩ năng

- Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề. - Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.

- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Củng cố kiến thức 1. Củng cố kiến thức

- Giải thích là làm cho người nghe nhận thức được một vấn đề chưa biết. - Giải thích có nhiều lớp lang: giải thích một từ, một khái niệm, một vấn đề của cuộc sống...

- Giải thích có nhiều cách thức đa dạng.

2. Luyện tập

- Lập dàn ý cho bài văn tương ứng với một đề bài nghị luận giải thích cụ thể.

- Dựa vào dàn ý đó lựa chọn cách giải thích vấn đề trước tập thể. - Sửa lại bài làm sau khi đã được góp ý.

Lưu ý:

- Yêu cầu của việc trình bày bài văn nói giải thích một vấn đề: + Vị trí đứng nói phù hợp.

+ Âm lượng vừa đủ, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. + Nội dung lôi cuốn, hấp dẫn, dễ tiếp nhận. - Yêu cầu của việc nghe giải thích một vấn đề:

+ Nghe, lĩnh hội được phần trình bày bài văn giải thích một vấn đề của bạn.

+ Có ý kiến nhận xét về bài văn nói giải thích một vấn đề của bạn sau khi nghe trình bày.

3. Hướng dẫn tự học

Tự luyện nói giải thích một vấn đề ở nhà với nhóm bạn hoặc nói trước gương.

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG(Theo Hà Ánh Minh) (Theo Hà Ánh Minh)

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hoá, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hoá dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại bút kí.

- Giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế. - Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

2. Kĩ năng

- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung

- Bút kí: thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.

- Ca Huế là một trong những di sản văn hoá đáng tự hào của người dân xứ Huế.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN NGỮ VĂN 7 (Trang 76 - 80)