II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1 Kiến thức
2. Đọc, hiểu văn bản
a) Nội dung
- Khung cảnh và sân khấu đặc biệt một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng.
- Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống, một sản phẩm văn hoá phi vật thể rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
+ Nguồn gốc làn điệu ca Huế. + Đặc điểm của ca Huế. - Con người xứ Huế:
+ Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca: thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm…
+ Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên thuyền: tài ba, điêu luyện. b) Nghệ thuật
- Viết theo thể bút kí.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ. - Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.
c) Ý nghĩa văn bản
Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hoá độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hoá của dân tộc.
3. Hướng dẫn tự học
- So sánh với dân ca và sinh hoạt văn hoá dân gian các vùng miền khác trên đất nước mà em biết để thấy các độc đáo của ca Huế trên sông Hương.
- Tình hình thực tế của sinh hoạt văn hoá ca Huế trên sông Hương hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Viết cảm tưởng của em sau khi được trực tiếp thưởng thức một buổi sinh hoạt âm nhạc dân gian địa phương.
LIỆT KÊI- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là phép liệt kê. - Nắm được các kiểu liệt kê.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của phép liệt kê trong văn bản. - Biết cách vận dụng phép liệt kê vào thực tiễn nói và viết
1. Kiến thức
- Khái niệm liệt kê. - Các kiểu liệt kê
2. Kĩ năng
- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê. - Phân tích giá trị của phép liệt kê.
- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm liệt kê: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Các kiểu liệt kê:
+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
Lưu ý:
Liệt kê là phép tu từ cú pháp. Cần phân biệt phép tu từ liệt kê (liệt kê nhằm tạo giá trị bổ sung cho lời nói, câu văn) với liệt kê thông thường.
2. Luyện tập
- Phát hiện phép liệt kê được sử dụng trong một đoạn văn.
- Phân biệt kiểu liệt kê được sử dụng trong một đoạn văn, đoạn thơ cụ thể.
- Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để miêu tả một quang cảnh, trình bày nội dung của một tác phẩm văn học đã học, biểu lộ suy nghĩ về một hình tượng nhân vật trong một tác phẩm văn học đã học.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn và một đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê và phân tích giá trị của phép tu từ đó trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật của đoạn văn, đoạn thơ.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNHI- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
Lưu ý: học sinh đã được biết đến văn bản hành chính là một trong 6 kiểu
văn bản (gồm có: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ) ở lớp 6.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức
Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.
- Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.
III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung
- Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Văn bản này thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính - công vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, cá nhân với tập thể.
- Các loại văn bản hành chính thường gặp là: đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm,…
- Đặc điểm của văn bản hành chính là có tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định.
- Ngôn ngữ của văn bản hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa.
2. Luyện tập
- Nhận biết các loại văn bản hành chính thường gặp.
- Xác định tình huống cần sử dụng văn bản hành chính và tên văn bản hành chính cần tạo lập.
- Viết văn bản hành chính thông dụng, gần gũi trong đời sống.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm được đặc điểm văn bản hành chính.
- Sưu tầm một số văn bản hành chính làm tài liệu học tập.
QUAN ÂM THỊ KÍNHI- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ - một loại hình sân khấu truyền thống. - Bước đầu biết đọc - hiểu văn bản chèo. Nắm được nội dung chính và đặc điểm hình thức tiêu biểu của đoạn trích.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức
- Sơ giản về chèo cổ.
- Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo
Quan âm thị kính.
- Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi
oan hại chồng.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
- Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.
III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung
- Chèo cổ: Loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sâu khấu, được phổ biến rộng rãi ở Bắc bộ. Chèo thường được diễn ở sân
đình: giữa trãi chiếu, xung quanh bốn mặt là người xem, không có phông màn trang trí, quan hệ giữa người diễn và người xem rất gần gũi. Vì thế, người ta gọi là chèo sân đình.
- Quan âm thị kính là một vở chèo nổi tiếng. Đoạn trích Nỗi oan hại
chồng nằm ở phần thứ nhất của vở chèo này.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Mâu thuẫn chủ yếu giữa Sùng bà (mẹ chồng) và Thị Kính (con dâu) thực chất là mâu thuẫn giữa người trên-kẻ dưới, người giàu-kẻ nghèo, mâu thuẫn giai cấp xã hội trong mâu thuẫn gia đình.
- Đặc điểm một số nhân vật:
+ Thị Kính: nhân vật nữ chính, là người vợ hiền dịu đảm đang, rất mực thương chồng.
+ Sùng bà: nhân vật mụ ác, lời nói và hành động của nhân vật thể hiện bản tính tàn nhẫn, thô bạo.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. c) Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.
3. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm một số băng hình về nghệ thuật chèo cổ.
- Viết cảm nhận về một trong các nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng bà, Mãng ông ở đoạn trích.