Nhà nớc hoạch định các chính sách xã hội và tích cực giải quyết vấn đề xã hộ

Một phần của tài liệu tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 73 - 77)

quyết vấn đề xã hội

Nói đến thị trờng, trớc hết chúng ta nghĩ ngay đến thị trờng TBCN, đến tích lũy ban đầu, đến tự do cạnh tranh và tình trạng sản xuất vô chính phủ. Những vấn đề trên đây là biểu hiện của những quy luật KTTT TBCN. Trong nền kinh tế này, nhà nớc không thể giúp đỡ đợc công dân tránh khỏi những rủi ro bất trắc của thị trờng và sự bóc lột của CNTB.

Lịch sử phát triển CNTB, đặc biệt là từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX là lịch sử phát triển của KTTT với một giá quá đắt về mặt xã hội mà nhân loại phải trả.

Từ nửa sau thế kỷ XX, trong sự phát triển của CNTB có những thay đổi quan trọng. Nhìn chung các nớc có nền kinh tế phát triển đều tăng cờng sự can thiệp và điều tiết của nhà nớc vào đời sống kinh tế - xã hội. Điều này cho phép làm giảm tác động tự phát của cơ chế thị trờng. Ngày nay các quốc gia có KTTT đã biết rút bài học từ quá khứ, cố gắng tạo lập sự ổn định xã hội. Mặc dù thành công ở mỗi nớc có khác nhau, nhng những mục tiêu xã hội đợc thể hiện trong các khái niệm "thị trờng định hớng xã hội", "nhà nớc phúc lợi chung", "chủ nghĩa t bản nhân dân" v.v...

ở nớc ta, xây dựng nền KTTT định hớng XHCN đòi hỏi phải chủ động đặt ra và giải quyết tốt vấn đề xã hội - vấn đề quan hệ giữa con ngời với con ngời, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa công dân và nhà nớc trong KTTT. Giải quyết vấn đề xã hội là một trong những tiêu chí căn bản biểu

hiện tính u việt của một nhà nớc này so với một nhà nớc khác, của hệ thống chính trị này so với hệ thống chính trị khác. S. Bouls tuyên bố: "Sự không thành công lớn nhất của thị trờng là trong tình huống nó trở thành chỗ dựa cho chính quyền phi dân chủ, nó khích lệ tính tham lam, chủ nghĩa cơ hội, tính thụ động chính trị, sự bàng quan đối với ngời khác". "Thị trờng đó là lĩnh vực xã hội, nơi mà nhân cách một số ngời đợc cổ vũ và nhân cách một số ngời khác thì bị xúc phạm" [15, tr. 40]. Vì vậy, nhà nớc trong nền KTTT không chỉ "can thiệp" vào đời sống kinh tế mà trọng tâm chú ý còn đợc dành cho vấn đề xã hội.

Cơ chế và các quan hệ thị trờng ở nớc ta hiện nay rõ ràng thúc đẩy sự phát triển các LLSX. Tính định hớng XHCN là ở chỗ, nhà nớc sử dụng cơ chế thị trờng vì mục đích con ngời: dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong KTTT, con ngời trở thành một bộ phận không thể tách rời của các hợp đồng, nếu nói về góc độ chính trị; thị trờng xây dựng các mối quan hệ thống trị và chấp hành giữa các phái tham gia vào hợp đồng mua bán. Vấn đề ở đây là bảo đảm tính công bằng xã hội. Nhà nớc XHCN cần giải quyết những bất công, giải quyết vấn đề phân phối thu nhập và tài sản, vấn đề quyền lực kinh tế và chi phí xã hội. Những vấn đề đó biểu hiện thành những nguyên tắc cụ thể sau:

- Sự bình đẳng xã hội: Nhà nớc tạo ra và đảm bảo các cơ hội, điều kiện và những khả năng ban đầu nh nhau cho công dân nhằm đạt đợc phúc lợi.

- Đảm bảo hòa bình và an sinh công dân, xây dựng một hệ thống bảo đảm xã hội cho công dân tính tới cả những tình huống xấu nhất.

ở một số nớc hệ thống này bao gồm các loại bảo hiểm, các loại trợ cấp nh thất nghiệp, rủi ro,... hệ thống trợ cấp hu trí, giúp đỡ ngời nghèo, ng- ời tàn tật,... hệ thống phân phối lại thu nhập xã hội.

- Tạo ra đầy đủ việc làm cho dân ở độ tuổi có khả năng lao động. Những nguyên tắc và chính sách cơ bản về xã hội, theo kinh nghiệm các nớc, cần phải đợc luật hóa. Các cách tiếp cận và phơng thức đạt đợc các mục tiêu xã hội cũng thờng xuyên thay đổi.

Trong cơ chế quan liêu bao cấp, nhà nớc chi trả hầu nh toàn bộ những nhu cầu công cộng cho dân c, nhng ngân sách nhà nớc có hạn, vì vậy chính sách xã hội của nhà nớc dàn đều nhng kém hiệu quả. Trong nền KTTT định hớng XHCN, nhà nớc cần sử dụng cơ chế thị trờng để tìm kiếm phơng tiện tài chính cũng nh vật chất cho những nhu cầu xã hội. Ví dụ, nhà nớc cho phép mở rộng mạng lới các quỹ bảo hiểm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học đờng, bảo hiểm thiên tai v.v...

Các nhu cầu xã hội cũng rất đa dạng, vì vậy nhà nớc cần có một cách tiếp cận mới về mô hình bảo đảm xã hội. Mô hình đó có thể xây dựng trên nguyên tắc vừa sử dụng những thành tựu của thị trờng hiện đại vừa phát huy truyền thống dân tộc. Trong vấn đề này quỹ bảo thọ ở các làng xã là một ví dụ tốt về bảo đảm xã hội. Phơng châm "nhà nớc và nhân dân cùng làm" không những có ý nghĩa trong kinh tế mà còn rất có ý nghĩa trong vấn đề xã hội, đặc biệt là việc xây dựng các công trình phúc lợi ở các địa phơng.

ở một nớc nông nghiệp nh nớc ta, chính sách xã hội trớc hết cần h- ớng vào nông thôn và nông nghiệp. Đối với nông dân, nơi mà tỷ lệ đói nghèo cao thì việc trợ giúp của nhà nớc về vật chất là rất cần thiết. Nhng quan trọng hơn nên hớng các chính sách xã hội từ giúp đỡ vật chất thông th- ờng sang kích thích phát triển kinh tế, đào tạo nghề hoặc nâng cao kiến thức ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Nhà nớc cần chú ý giúp đỡ cho các tổ chức đoàn thể nh Hội nông dân, Hội làm vờn, các hội nghề nghiệp khác hớng các hoạt động của mình không chỉ vào các mục tiêu kinh tế mà chú trọng các mục tiêu xã hội.

Vấn đề xã hội trong công nghiệp liên quan đến thị trờng lao động, tiền lơng, việc làm, môi trờng sinh thái... Nhà nớc XHCN xây dựng mô hình bảo đảm xã hội trong công nghiệp và công nhân trên cơ sở phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn, đặc biệt trong các doanh nghiệp ngoài nhà nớc. Về mặt pháp lý nhà nớc cần đảm bảo cho các công đoàn vị trí đặc biệt trong việc thỏa thuận với các chủ doanh nghiệp về mức lơng, điều kiện làm việc và các hợp đồng lao động khác.

Một trong những vấn đề xã hội gay gắt trong KTTT là vấn đề giáo dục và đạo tạo nguồn nhân lực. Kinh nghiệm của các nớc Đông á cho thấy đây là nhân tố hàng đầu đa đến tăng trởng nhanh và bền vững ở các nớc này. ở nớc ta nhà nớc đã có nỗ lực rất lớn trong việc tạo ra sự phát triển ổn định của sự nghiệp giáo dục. Nhng vẫn còn những tồn tại những lệch lạc trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", lãng phí chất xám, chảy máu chất xám vẫn còn là vấn đề nan giải.

Hiện nay ở nớc ta sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng với nhau khá lớn. ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bình quân đầu ngời 1000 USD/năm thì có tỉnh chỉ đạt 250 USD/năm, cá biệt có khu vực miền núi nh ở Tây Nguyên, một số đồng bào dân tộc thu nhập không quá 50.000đ/tháng.

Tình trạng phân tầng có xu hớng ngày càng tăng, nếu lấy 20% ngời nghèo nhất so với 20% ngời giàu nhất thì độ chênh lệch theo thời gian nh sau:

Những năm 70 - 80 biên độ là 3 - 4 lần Những năm 80 - 90 biên độ là 6 - 8 lần Hiện nay trên hàng chục lần.

Vì vậy, Nhà nớc phải tập trung giảm dần sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, thực hiện tăng trởng kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bớc và trong suốt quá trình phát triển.

Chính sách xã hội phải tập trung vào: tạo ra nhiều việc làm cho ngời lao động, nâng cao mặt bằng thu nhập, rút ngắn sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Thông qua mọi hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có thể khai thác đợc tài nguyên và các tiềm năng của đất nớc. Từ đó, có thể tăng thu ngân sách bằng việc thu các loại thuế (thuế tài nguyên, thuế kinh doanh, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng...). Nguồn ngân sách vừa tập trung cho phát triển vừa giành một phần lớn tăng quỹ phúc lợi xã hội, phân phối lại thu nhập (phát triển y tế, giáo dục, đào tạo nhân tài, quỹ xóa đói giảm nghèo...)

Nhà nớc trực tiếp đầu t, hỗ trợ vốn... và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t vào những vùng nghèo, xa xôi hẻo lánh... để nâng cao đời sống nhân dân tại các vùng này.

Mở rộng và cải tiến các quỹ bảo hiểm, huy động sức mạnh cộng đồng để trợ giúp các cá nhân và tập thể khi gặp rủi ro thiên tai, hoạn nạn.

Huy động và khuyến khích toàn dân tham gia vào các hoạt động từ thiện và chủ trơng xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nớc...

Kinh nghiệm nhiều nớc cho thấy rằng, chi phí cho những vấn đề xã hội có ý nghĩa rất lớn bởi vì nó làm giảm nhẹ những thiếu sót về mặt xã hội do cơ chế thị trờng sinh ra.

Có thể nói, KTTT và chính sách xã hội là hai đờng ray của con đờng sắt, không giải quyết một cách hiệu quả chính sách xã hội, thực tế không thể thực hiện đợc KTTT định hớng XHCN. Nhng để giải quyết tốt vấn đề xã hội trong KTTT đòi hỏi vai trò quyết định của Nhà nớc.

Một phần của tài liệu tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w