Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 40 - 43)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Với diện tích 822,71 km2 và dân số 1.035.951 người với mật độ dân số trung bình 1.259 người/Km2, Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng; là cửa ngõ phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 16km. Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội.

và là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, thành phố trên. Bắc Ninh là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao), có các tuyến đường giao thông chính thuận lợi bao gồm: Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn – Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, QL18, QL38, QL3 mới, vành đai 3 và 4 Hà Nội, đường sắt liên vận Hà Nội - Lạng Sơn – Trung Quốc, đường sắt cao tốc Yên Viên – Cái Lân, hệ thống đường sông trên sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối với các cảng sông, cảng biển trong khu vực.

Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

- Có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như

sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường xuyên Á từ Côn Minh (Trung Quốc)-Quảng Ninh-Hải Phòng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá.

- Giáp thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn đứng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là một trong những thị trường lớn tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình CNH, HĐH.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.

- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Bắc Ninh là miền quê đậm đà bản sắc của người Việt lâu đời với nhiều chùa tháp, đền miếu; là quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng như hát quan họ, hội Lim, tranh Đông Hồ, là quê hương của 8 vị Vua nhà Lý… Bắc Ninh có hệ thống 62 làng nghề truyền thống nổi tiếng như đúc đồng (Đại Bái-Gia Bình), sắt thép (Đa Hội-Từ Sơn), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ-Từ Sơn), và đặc biệt là tranh vẽ Đông Hồ nổi danh trong sử sách chỉ

Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp.

Tuy nhiên, Bắc Ninh cũng gặp một số điều kiện không thuận lợi như đất chật, người đông. Trên địa bàn tỉnh, đất có thể xây dựng KCN chủ yếu là đất trồng lúa nước 3 vụ, đã giao cho nông hộ sản xuất lâu dài, bình quân diện tích canh tác trên đầu người của Bắc Ninh rất thấp, mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh khá cao, có nhiều tụ điểm dân cư tập trung rất cao, cự ly giữa các điểm dân cư chỉ đủ khoảng cách ly môi trường. Vì thế, khi giải phóng mặt bằng xây dựng KCN, có nơi không còn đất canh tác, đồng thời quỹ đất dành cho mỗi KCN cũng không lớn. Diện tích đất đai đã được khai thác sử dụng vào các mục đích của tỉnh đến năm 2008 có 81.627,6 ha, chiếm 99,22% diện tích tự nhiên. Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng còn lại rất nhỏ, chỉ chiếm 0,78% diện tích tự nhiên (634,51 ha) phân bố rất manh mún, rải rác và chủ yếu là các bãi cát ven sông nên khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là hầu như không còn. Một số khu vực thuận lợi có thể khai thác sử dụng cho các mục đích chuyên dùng như làm bãi khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp cho san nền KCN.

Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch gói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở TP Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m3. Ngoài ra có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 – 200.000 tấn.

Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các

điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 40 - 43)