KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 51)

4.1 Khái quát về các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giáp thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch quốc gia đi qua, tạo điều kiện thuận lợi nối Bắc Ninh với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Cùng với các yếu tố nội tại như lao động, truyền thống, văn hoá, lịch sử… đã hợp thành nguồn lực quan trọng để phát triển và xây dựng các KCN.

Ngay từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997), chủ trương quy hoạch xây dựng KCN được tỉnh Bắc Ninh xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện CNH, HĐH.

Năm 1998 tỉnh đã quyết định thực hiện thí điểm 04 cụm công nghiệp làng nghề:

- Cụm sản xuất thép Châu Khê - Đa Hội: 13,5ha - Cụm sản xuất giấy Phong Khê: 12,7ha - Cụm sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang: 12,7ha - Cụm sản xuất đa nghề Đình Bảng: 14,7ha.

Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm từ 04 cụm công nghiệp, tạo điều kiện tiền đề cho sự ra đời các KCN tập trung sau này. Ban đầu KCN Tiên Sơn được thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 19/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích phê duyệt giai đoạn I: 134 ha và khởi công tháng 12/2000. Đến nay toàn tỉnh có 10 KCN với tổng diện tích 6.459ha (KCN 5.475ha và Khu đô thị 984ha) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QQĐ-TTg ngày 21/8/2006 quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó: 04 KCN đã đi

vào hoạt động (Tiên Sơn, Quế Võ I, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Yên Phong I); 02 KCN mới khởi công xây dựng (VSIP Bắc Ninh, Quế Võ II); 03 KCN đang đền bù và chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng (Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Đại Kim, Yên Phong II); 01 KCN đang khảo sát, lập quy hoạch (Thuận Thành I).

Công tác quy hoạch các KCN luôn đi trước một bước, quy hoạch mang tính tổng thể, mô hình phát triển KCN gắn liền với Khu đô thị dân cư và dịch vụ kèm theo để phát triển thành Đô thị công nghiệp, đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, đảm bảo sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững các KCN. Về mặt phân bố các KCN đã tham gia vào việc thực hiện phân vùng kinh tế giữa phía Bắc sông Đuống (phát triển công nghiệp và dịch vụ) và phía Nam sông Đuống (phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá cao sản). Để khắc phục sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh đã quy hoạch một số KCN phía Nam tỉnh (04 KCN) phục vụ chủ yếu làm đòn bầy kích thích và hỗ trợ nông nghiệp nông thôn phát triển. Việc quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng các KCN theo đúng trình tự, tạo mặt bằng có hạ tầng tốt, đón bắt được cơ hội, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, tạo nguồn vốn lớn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn với tỷ lệ lấp đầy bình quân chung 04 KCN đi vào hoạt động là 73,5%, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN đạt trên 50%.

Tổng hợp giai đoạn từ năm 2000 - 2005 có 55 dự án đi vào hoạt động (42 dự án đầu tư trong nước, 13 dự án đầu tư nước ngoài), giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) năm 2005 đạt 1.800 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 20,95 triệuUSD, nộp ngân sách 72 tỷ đồng. Đến nay đã có 155 dự án đi vào hoạt động, giá trị SXCN năm 2008 đạt 11.517,3 tỷ đồng (chiếm trên 50% giá trị toàn tỉnh), nộp ngân sách đạt 402 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 460 triệu USD. Trong số dự án đi vào hoạt động phải kể đến dự án có vốn đầu nước ngoài chiếm 38,2% tổng số dự án, 70,35 tổng vốn đăng ký, 40% dự án đi vào

hoạt động nhưng đóng góp trên 86% giá trị SXCN và 96% giá trị xuất khẩu. Các dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, quy mô đầu tư lớn vào các lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông… đã tạo ra hình ảnh mới đối với các KCN Bắc Ninh, tạo sự cân bằng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự phát triển ổn định của các KCN. Theo tốc độ tăng bình quân đến năm 2010 giá trị SXCN chiếm 65-70% giá trị SXCN toàn tỉnh (14.078 tỷ đồng), giá trị xuất khẩu đạt 800-900 triệuUSD (chiếm 85-90% toàn tỉnh), các KCN từng bước khẳng định vị trí, vai trò chủ yếu quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế công nghiệp của tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số dự án đầu tư vào các KCN không đủ năng lực, triển khai chậm tiến độ theo cam kết, hoạt động kém hiệu quả và vi phạm các chính sách pháp luật của Nhà nước. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã tăng cường rà soát, kiểm tra và loại bỏ các dự án trên. Đến thời điểm 31/12/2008 đã thụ lý hồ sơ thu hồi 38 Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 86,62 triệuUSD (29 dự án đầu tư trong nước; 09 dự án đầu tư nước ngoài). Các dự án thu hồi giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) chủ yếu tập trung thời kỳ đầu xây dựng các KCN-khi đó, tỉnh quan tâm nhiều đến số lượng dự án đầu tư, chưa có điều kiện lựa chọn dự án đầu tư tốt, chủ yếu dự án đầu tư trong nước nên chất lượng dự án thấp (28 dự án cấp GCNĐT từ năm 2001÷2005; 10 dự án cấp GCNĐT sau năm 2005). Việc thu hồi do các nguyên nhân chủ yếu sau: Dự án quy mô nhỏ, năng lực thấp, không có khả năng đầu tư dẫn đến triển khai dự án chậm tiến độ so với cam kết; dự án xác định mục tiêu đầu tư dàn trải, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp dẫn đến hoạt động cầm chừng, phải chuyển sang cho thuê nhà xưởng hoặc chuyển nhượng tài sản trên đất cho nhà đầu tư khác; dự án hoạt động kinh doanh không lành mạnh, chiếm đất với diện tích lớn nhằm mục đích đầu cơ trục lợi, gây lãng phí nguồn lực về đất đai, nhà xưởng, lao động và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư trong KCN.

Sau 10 năm xây dựng và phát triển các KCN Bắc Ninh đã đạt được những kết quả thiết thực, tạo diện mạo mới cho ngành công nghiệp, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong quá trình CHN, HĐH.

4.1.2 Một số thông tin về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1 Khu công nghiệp Tiên Sơn

KCN tập trung Tiên Sơn được thành lập tháng 12/2000, diện tích: 600

ha, ưu tiên các ngành nghề phát triển cơ khí, công nghệ cao.

KCN Tiên Sơn được triển khai xây dựng ở vị trí thuận lợi, nằm giữa Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1B, cách thủ đô Hà Nội 18 km, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 35 km, cách Cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh) 120 km, cách Cảng Hải Phòng 90 km.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án, tỉnh đã tiến hành xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật như: Trạm điện 110/60MVA, trạm cấp nước sạch có công suất 6.500m3/ngày đêm, trung tâm điều hành, đường trung tâm 37,5m, đường phân khu chức năng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, các dịch vụ bưu chính, tài chính, ngân hàng, hải quan, bảo vệ, trung tâm tiếp vận container để phục vụ cho Khu công nghiệp.

Tính đến 31/12/2008 Khu công nghiệp Tiên Sơn đã thu hút được 146 dự án trong đó có 49 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 320,68 triệu USD; 97 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 5.960.047,7 triệu đồng ; thu hút hàng vạn lao động. Trong đó, có dự án lớn như: Canon, Sumitomo,..

4.1.2.2 Khu công nghiệp Quế Võ I

KCN tập trung Quế Võ 1 nằm sát Quốc lộ 18 Nội Bài - Hạ Long, Quốc lộ 1A, cách Hà Nội 33 km; Sân bay Quốc tế Nội Bài 34 km; Cảng biển Quốc tế Cái Lân 110 km, Cảng Hải Phòng 100 km. Đây là KCN tập trung thứ hai được thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ tháng 4/2003 với diện tích 636ha, khu đô thị 20ha.

Tại đây, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được thiết kế và xây dựng khá động bộ, gồm: 01 Trạm điện 110/22KV-80MVA, trạm cấp nước sạch 6.500m3/ngày đêm, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, trung tâm điều hành, cảng nội địa ICD, hệ thống đường gom quốc lộ 18, các đường phân khu chức năng, trung tâm dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, hải quan, trung tâm tiếp vận container để phục vụ cho Khu công nghiệp ...

Tính đến hết năm 2008, KCN Quế Võ đã thu hút được 96 dự án đầu tư trong đó có 46 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 588,6 triệu USD, 50 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 2.685.056 triệu đồng. Trong đó, nổi bật phải kể đến Tập đoàn lớn trên thế giới như: Canon, Hồng Hải, Mitac,….

4.1.2.3 Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn

KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn được xây dựng với diện tích 572 ha, nằm giữa nút giao Quốc lộ 1B và tỉnh lộ 295, cách thủ đô Hà Nội 18 km, Sân bay Quốc tế Nội Bài 37 km.

Hiện tại, các đơn vị liên quan đang phối hợp trong việc xây dựng về hạ tầng kỹ thuật cho Khu công nghiệp này theo tiêu chuẩn quốc tế. Đường nội bộ trong Khu công nghiệp được trải nhựa bê tông, đường trục chính rộng 34m, đường trục phụ rộng 21,5m. Trạm điện cao thế 110KV và đường dây 22KV riêng phục vụ nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp trong khu. Có một trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất 2.500m3/ngày đêm. Cùng với đó, hệ thống thông tin liên, các dịch vụ ngân hàng, tín dụng được đầu tư đồng bộ.

Đến hết 2008 đã thu hút được 46 dự án đầu tư, trong đó có 9 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 46,5 triệu USD, 37 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 2.094.628 triệu đồng.

4.1.2.4 Khu công nghiệp và đô thị Yên Phong I

KCN – Đô thị Yên Phong được xây dựng kết hợp hài hoà giữa sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư. Ở đó sẽ được phân ra hai khu riêng biệt, đó là công nghiệp và đô thị.

Tổng diện tích của toàn khu lên tới 840,73 ha. Trong đó: Khu công nghiệp là 640,73 ha và Khu đô thị 200 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KCN-đô thị Yên Phong 1 nằm sát Quốc lộ 18 (tuyến đường sân bay quốc tế Nội Bài - Hạ Long), cách Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 18 km, cách Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 122 km, Cảng Hải Phòng 112 km – đây là địa điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc di chuyển, giao lưu, trao đổi hàng hoá với bên ngoài.

Sau 2 năm xây dựng, đến nay, KCN – đô thị này đang dần được hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các nhà đầu tư.

Tính đến hết năm 2008 đã thu hút được 25 dự án đầu tư, trong đó 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 810,75 triệu USD và 4 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư là 602.043 triệu đồng.

4.1.2.5 Khu công nghiệp và đô thị Yên Phong II

KCN – đô thị Yên Phong II được quy hoạch trên diện tích 1.200 ha. Trong đó: Khu công nghiệp là 1000 ha và Khu đô thị 200 ha

Với vị trí thuận lợi bên Quốc lộ 18 (tuyến đường Sân bay Quốc tế Nội Bài - Thành phố Hạ Long); cách Hà Nội 38 km, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 14 km, cách Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 135 km, cảng Hải Phòng 130 km.

Hiện tại, KCN đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.

4.1.2.6 Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh

KCN – đô thị Nam Sơn - Hạp Lĩnh được xây dựng theo mô hình kết hợp giữa công nghiệp và đô thị của Hàn Quốc. Đây cũng là sự bắt tay giữa

Tổng diện tích của toàn khu là 1.000 ha; trong đó Khu công nghiệp 800 ha, Khu đô thị 200ha.

KCN – đô thị Nam Sơn - Hạp Lĩnh bám sát Quốc lộ 38, cách Quốc lộ 18 (tuyến đường Sân bay Quốc tế Nội Bài-Thành phố Hạ Long Quảng Ninh) không xa; khoảng cách đến trung tâm thủ đô Hà Nội là 35 Km; Sân Bay Nội Bài 35 Km; cách Cảng Cái Lân, Cửa Khẩu Lạng Sơn, Cảng Hải Phòng 115Km.

Khu công nghiệp – đô thị này được quy hoạch đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo gắn kết đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bên trong với hạ tầng xã hội bên ngoài, tạo thành quần thể Khu công nghiệp - đô thị hiện đại phát triển bền vững.

Đến hết năm 2008 đã có 3 dự án nước ngoài đầu tư với tổng số vốn là 3,8 triệu USD.

4.1.2.7 Khu công nghiệp Quế Võ II

KCN tập trung Quế Võ II mới được khởi công tháng 3 năm 2008 với tổng diện tích quy hoạch là 270ha.

Hiện tại, toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN này được giao cho Tổng Công ty đầu tư phát triển khu đô thị và KCN Việt Nam (IDICO) thuộc Bộ xây dựng đảm trách.

4.1.2.8 Khu công nghiệp Thuận Thành II

Diện tích quy hoạch: 250ha

Nằm sát đường Quốc lộ 38; Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 Km; Sân Bay Nội Bài khoảng 55 Km; Cảng Cái Lân (TP Hạ Long) khoảng 150 Km; Cửa Khẩu Lạng Sơn 150Km; Cảng Hải Phòng khoảng 90Km

Khu công nghiệp sẽ được đầu tư hạ tầng kỹ thuật xã hội đồng bộ đảm bảo sự phát triển bền vững của Khu công nghiệp

4.1.2.9 Khu công nghiệp Thuận Thành III

Diện tích quy hoạch: 440ha

Nằm sát đường Quốc lộ 282 tuyến phố Hồ - Phú Thuỵ; Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 25Km; cách thành phố Bắc Ninh 17Km; Sân Bay Nội Bài khoảng 47Km; Cảng Cái Lân (TP Hạ Long) khoảng 150 Km; Cửa Khẩu Lạng Sơn 150Km; Cảng Hải Phòng khoảng 85Km

Khu công nghiệp sẽ được đầu tư hạ tầng kỹ thuật xã hội đồng bộ đảm bảo sự phát triển bền vững của Khu công nghiệp

4.1.2.10 Khu công nghiệp đô thị VSIP Bắc Ninh

Lễ khởi công KCN - đô thị VSIP được tổ chức tháng 12 năm 2007, với diện tích 700 ha. Trong đó, 500ha sẽ được dành để phát triển một khu công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. Phần còn lại là khu đô thị có diện tích 200ha, bao gồm các dự án thương mại, khách sạn, siêu thị, trường học, nhà ở, văn phòng… chất lượng cao, nhưng cũng sẽ dành một phần diện tích để phát triển nhà ở cho người lao động có thu nhập vừa phải.

Theo dự kiến, dự án sẽ thu hút 200 nhà đầu tư với tổng vốn lên tới 2 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho tổng cộng 40000 lao động. Khu đất dự án rộng 700ha, được coi là có vị trí hết sức thuận lợi, do nằm trên quốc lộ 1 và chỉ cách trung tâm Hà Nội 16 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 39 km và cách cảng Hải Phòng 100km, cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 125 km và rất gần tỉnh lộ 295 nối với biên giới Trung Quốc.

Đến hết 31/12/2008 đã thu hút được 9 dự án đầu tư, trong đó 04 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư là 838.300 triệu đồng, 05 dự án đầu tư nước ngoài vốn đầu tư là 114,1 triệu USD.

4.2 Thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninhgiai đoạn 1998÷2008 giai đoạn 1998÷2008

4.2.1 Các hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1.1 Các chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khu công nghiệp

Nhằm khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào địa phương mình, nhiều tỉnh thành đã áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư riêng bằng việc cho nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế và các khoản hỗ trợ tài chính liên quan vượt rào so với mức ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Điều này đã làm thiệt hại đến lợi ích chung của quốc gia; đồng thời tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1387 đình chỉ hiệu lực thi hành các quy định về ưu đãi, khuyến

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 51)