Kinh nghiệm từ Hà Nội

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 29 - 32)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5.1.2Kinh nghiệm từ Hà Nội

Trên địa bàn thành phố Hà Nội (trước khi sát nhập thêm tỉnh Hà Tây và 04 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình) đã hình thành một hệ thống các KCN

tập trung, được phân bố hợp lý ở những vị trí thuận lợi và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của thành phố và quy hoạch ngành. Hà Nội hiện có 6 KCN được thành lập là KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng B, KCN Bắc Thăng Long, KCN Đài Tư - Hà Nội, KCN Deawoo - Hanel và KCN Nam Thăng Long. Tổng diện tích đất tự nhiên của 6 KCN xấp xỉ 640 ha, trong đó tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê khoảng 450 ha, chiếm tương ứng 18% và 19% về diện tích của các KCN, KCX đã được thành lập tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trong hơn 20 năm từ khi thành lập KCN đầu tiên đến nay, với nhiều khó khăn thuận lợi khác nhau, các KCN trên địa bàn Hà Nội đã thu hút được nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Canon, Toto, Panasonic, Sumitomo, Daewoo, Hanel,… cũng như các dự án trong nước khác. Qua nghiên cứu về các biện pháp và chính sách xúc tiến đầu tư vào các KCN Hà Nội thấy có một số kinh nghiệm chính sau:

Thứ nhất, Ban Quản lý KCN và UBND thành phố đã tạo mọi điều kiện thuận lợi với các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư. UBND thành phố đã có văn bản giao thêm nhiệm vụ quản lý các KCN cho Ban quản lý KCN trong việc quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước thí điểm việc xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một mô hình rất phù hợp với việc thu hút đầu tư với các doanh nghiệp dân doanh mà đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, việc lựa chọn các đối tác công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN. Hầu hết các công ty phát triển hạ tầng KCN ở Hà Nội đều là công ty liên doanh giữa một công ty trong nước và công ty nước ngoài. Công ty phát triển hạ tầng KCN Thăng Long là một liên doanh giữa công ty trong nước và đối tác từ Hà Lan, KCN Hà Nội – Đài Tư thì là một liên doanh với Đài Loan, … Việc lựa chọn nhà đầu tư cơ sở hạ tầng là các đối tác liên doanh có rất

nhiều thuận lợi trong việc XTĐT. Các nhà đầu tư hạ tầng này có tiềm lực tài chính hùng mạnh sẽ dễ dàng hơn trong việc đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Đồng thời các công ty phát triển hạ tầng KCN có cách làm chuyên nghiệp và hiệu quả hơn do có kinh nghiệm ở nhiều nước. Một trong những thuận lợi rõ ràng nhất là việc thu hút FDI. Do các công ty phát triển hạ tầng là các doanh nghiệp liên doanh nên họ thực hiện XTĐT các doanh nghiệp nước ngoài rất thuận lợi. Hệ quả là các KCN có chủ xây dựng là liên doanh với bên nước nào thì trong KCN có rất nhiều doanh nghiệp của nước đó đầu tư kinh doanh. Như KCN Nam Thăng Long là các doanh nghiệp của Hà Lan, Hà Nội – Đài Tư chủ yếu các doanh nghiệp của Đài Loan, Bắc Thăng Long là của Nhật,…

Thứ ba, về phía các KCN, Sài Đồng B và Thăng Long là các KCN tiêu biểu của Hà Nội về thu hút đầu tư. Một trong những điểm nổi bật của hai KCN này tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư là từ phát triển cơ sở hạ tầng. KCN Thăng Long là KCN đầu tiên của các nước được cấp chứng chỉ quốc tế về môi trường ISO 14000. Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt nhất mà các KCN này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư kinh doanh.

Thứ tư, Ban quản lý KCN Hà Nội và các Công ty phát triển cơ sở hạ tầng rất tích cực thực hiện các hoạt động XTĐT. Do là trung tâm của cả nước nên các KCN của Hà Nội có nhiều thuận lợi trong việc quảng bá hình ảnh và tuyên truyền vận động đầu tư. Các KCN đã kết hợp với Ban quản lý KCN tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về KCN, giới thiệu về các KCN với các nhà đầu tư. Đặc biệt là việc thực hiện các cuộc hội đàm, thảo luận ở trong và ngoài nước. Các công ty phát triển hạ tầng KCN đã cử các thành viên tham gia các đoàn xúc tiến thương mại đầu tư của nhà nước, các bộ ngành. UBND thành phố cũng cử nhiều đoàn sang các nước thực hiện các hoạt động XTĐT thông qua hình thức tham quan, hội họp hoặc quảng bá qua thư điện tử, đặt

văn phòng đại diện hay qua tham tán thương mại.

Bên cạnh những thành công đó, các KCN Hà Nội vẫn còn nhiều điểm bất cập. Điều đó làm cho các nhà đầu tư khó tiếp cận với cơ sở hạ tầng trong các KCN và họ thường tìm đến các địa phương lân cận. Một trong những điểm nhược điểm lớn nhất của các KCN Hà Nội là giá thuê mặt bằng quá cao. Hiện nay giá thuê mặt bằng tại các KCN Hà Nội thấp nhất cũng lên tới 100USD/m2/thời hạn thuê, trong khi đó tại các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh giá thuê mặt bằng chỉ dao động từ 40-55 USD/m2/thời hạn thuê.

Ngoài ra, các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN cùng các dịch vụ như cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các KCN của Hà Nội. Ở một số KCN, vẫn xảy ra tình trạng phải cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt bằng hệ thống giếng khoan tự khai thác, cung cấp điện không ổn định (sụt áp ở một số khu), đặc biệt là nạn kẹt xe kéo dài, gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 29 - 32)