Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 46 - 47)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

* Dữ liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo tổng kết của Ban quản lý các KCN, các nghiên cứu đánh giá trước đó ở trong và ngoài nước…. Dữ liệu thứ cấp dùng cho mục đính nghiên cứu định tính nhằm xác định: Các yếu tố cấu thành nên một KCN thành công bằng việc phân tích kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các KCN ở một số địa phương trong nước và nước ngoài; các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vào các KCN tỉnh Bắc Ninh, phân tích hiệu quả đầu tư vào các KCN.

* Dữ liệu sơ cấp:

Luận văn thu thập dữ liệu sơ cấp bằng hai cách là tham vấn chuyên gia và lấy mẫu điều tra bằng bảng hỏi. Dữ liệu sơ cấp dùng cho phân tích định lượng nhằm xác định tầm quan trọng của các yếu tố theo quan điểm của nhà đầu tư, của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN và các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh (các sở ban ngành). So sánh tìm ra những khoảng cách chênh lệch kết quả khảo sát theo quan điểm đánh giá giữa bên cầu (Nhà đầu tư, doanh nghiệp) và bên cung

(lãnh đạo tỉnh, Ban quản lý các KCN, Sở Kế hoạch đầu tư, Sơ Lao động, Thương binh và xã hội, các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN). Bên cạnh đó, xác định khả năng đáp ứng của các KCN trên địa bàn tỉnh so với yêu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện để thu hút đầu tư vào các KCN Bắc Ninh trong thời gian tới.

Bảng hỏi sử dụng cho điều tra được thiết kế cho hai nhóm đối tượng riêng biệt với hai mẫu phiếu điều tra đó là Mẫu 1 dành cho bên cầu (các nhà đầu tư đến đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh) và Mẫu 2 dùng cho bên cung (các công ty đầu tư, kinh doanh phát triển cơ sở hạ tầng tại Bắc Ninh, các nhà quản lý). Bảng hỏi điều tra hai nhóm này được thiết kế riêng biệt theo 2 mẫu khác nhau. Tuy nhiên chúng có chung các nhóm chỉ tiêu (xem chi tiết phần Phụ lục).

Mẫu phiếu 1: Dùng cho đối tượng doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN Bắc Ninh, các nhà đầu tư đã đến khảo sát điều tra, khảo sát tìm hiểu môi trường đầu tư tại các KCN Bắc Ninh. Với mẫu này, tổng số phiếu phát ra 40 phiếu (10 phiếu gửi bằng đường bưu điện, 5 phiếu phỏng vấn trực tiếp và 25 phiếu gửi qua email). Tổng số phiếu trả lời là 35 phiếu trong đó có 33 phiếu hợp lệ và đầy đủ thông tin được sử dụng cho phân tích.

Mẫu phiếu 2: Dùng cho đối tượng là các nhà lãnh đạo, chuyên viên các sở: Kế Hoạch đầu tư, Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Hải Quan Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh và các công ty đầu tư, kinh doanh phát triển hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Chủ đầu tư KCN VSIP, KCN Quế Võ 1, Quế Võ 2, Yên Phong 1, Yên Phong 2, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh IGS Hàn Quốc, Thuận Thành 1. Với mẫu này, tổng số phiếu phát ra: 40 phiếu (phỏng vấn trực tiếp 12 phiếu, gửi qua đường email 28 phiếu). Tổng số phiếu trả lời là 31 phiếu, trong đó có 29 phiếu thích hợp được sử dụng cho phân tích.

3.2.2 Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 46 - 47)