Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 46 - 51)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

* Dữ liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo tổng kết của Ban quản lý các KCN, các nghiên cứu đánh giá trước đó ở trong và ngoài nước…. Dữ liệu thứ cấp dùng cho mục đính nghiên cứu định tính nhằm xác định: Các yếu tố cấu thành nên một KCN thành công bằng việc phân tích kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các KCN ở một số địa phương trong nước và nước ngoài; các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vào các KCN tỉnh Bắc Ninh, phân tích hiệu quả đầu tư vào các KCN.

* Dữ liệu sơ cấp:

Luận văn thu thập dữ liệu sơ cấp bằng hai cách là tham vấn chuyên gia và lấy mẫu điều tra bằng bảng hỏi. Dữ liệu sơ cấp dùng cho phân tích định lượng nhằm xác định tầm quan trọng của các yếu tố theo quan điểm của nhà đầu tư, của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN và các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh (các sở ban ngành). So sánh tìm ra những khoảng cách chênh lệch kết quả khảo sát theo quan điểm đánh giá giữa bên cầu (Nhà đầu tư, doanh nghiệp) và bên cung

(lãnh đạo tỉnh, Ban quản lý các KCN, Sở Kế hoạch đầu tư, Sơ Lao động, Thương binh và xã hội, các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN). Bên cạnh đó, xác định khả năng đáp ứng của các KCN trên địa bàn tỉnh so với yêu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện để thu hút đầu tư vào các KCN Bắc Ninh trong thời gian tới.

Bảng hỏi sử dụng cho điều tra được thiết kế cho hai nhóm đối tượng riêng biệt với hai mẫu phiếu điều tra đó là Mẫu 1 dành cho bên cầu (các nhà đầu tư đến đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh) và Mẫu 2 dùng cho bên cung (các công ty đầu tư, kinh doanh phát triển cơ sở hạ tầng tại Bắc Ninh, các nhà quản lý). Bảng hỏi điều tra hai nhóm này được thiết kế riêng biệt theo 2 mẫu khác nhau. Tuy nhiên chúng có chung các nhóm chỉ tiêu (xem chi tiết phần Phụ lục).

Mẫu phiếu 1: Dùng cho đối tượng doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN Bắc Ninh, các nhà đầu tư đã đến khảo sát điều tra, khảo sát tìm hiểu môi trường đầu tư tại các KCN Bắc Ninh. Với mẫu này, tổng số phiếu phát ra 40 phiếu (10 phiếu gửi bằng đường bưu điện, 5 phiếu phỏng vấn trực tiếp và 25 phiếu gửi qua email). Tổng số phiếu trả lời là 35 phiếu trong đó có 33 phiếu hợp lệ và đầy đủ thông tin được sử dụng cho phân tích.

Mẫu phiếu 2: Dùng cho đối tượng là các nhà lãnh đạo, chuyên viên các sở: Kế Hoạch đầu tư, Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Hải Quan Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh và các công ty đầu tư, kinh doanh phát triển hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Chủ đầu tư KCN VSIP, KCN Quế Võ 1, Quế Võ 2, Yên Phong 1, Yên Phong 2, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh IGS Hàn Quốc, Thuận Thành 1. Với mẫu này, tổng số phiếu phát ra: 40 phiếu (phỏng vấn trực tiếp 12 phiếu, gửi qua đường email 28 phiếu). Tổng số phiếu trả lời là 31 phiếu, trong đó có 29 phiếu thích hợp được sử dụng cho phân tích.

3.2.2 Phương pháp phân tích

3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ lệch chuẩn để làm rõ các đặc trưng cơ bản về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

Microsoft Excel để hỗ trợ tổng hợp phân tích.

Nhập kết quả khảo sát của từng phiếu điều tra vào bảng tính Excel, rồi tổng hợp theo các chỉ tiêu số bình quân, số Max, số Min, độ lệch chuẩn theo từng nhóm chỉ tiêu và phân loại theo bên cung và bên cầu. Cuối cùng sử dụng biểu đồ mạng nhện (Radar) để xác định độ lệch về đánh giá của bên cung

bên cầu.

Để thực hiện được việc phân tích định tính, Luận văn lượng hoá kết quả trả lời bảng hỏi bằng thang điểm từ 1 đến đểm 5. Điểm 1 phản ánh mức yếu kém nhất và 5 là mức tốt nhất hoặc hài lòng nhất.

Kết quả tốt sẽ rơi vào các trường hợp sau:

Trên cùng một yếu tố được khảo sát vào cùng thời điểm (trong cùng một tháng):

- Điểm của bên cung và bên cầu cho tương đương nhau (gần giống nhau). Thể hiện bên cung đã hiểu thực trạng môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh của địa phương.

- Các bên đều cho điểm cao nhất (5 điểm) hoặc tiệm cận đến điểm tối đa, thể hiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh rất tốt, rất hấp dẫn.

Kết quả kém sẽ rơi vào các trường hợp sau:

Trên cùng một yếu tố được khảo sát vào cùng thời điểm (trong cùng một tháng):

- Điểm của các bên là khác nhau lớn, hoặc có sự khác biệt. Thể hiện, hai bên cung và cầu chưa hiểu nhau. Lúc này, kết quả khảo sát của bên cầu sẽ là cơ sở quan trọng để phân tích tìm ra yếu tố cốt lõi cho phần giải pháp.

- Điểm của các bên đánh giá là thấp hoặc tiệm cận với điểm 1 điểm 2. Thể hiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của địa phương kém hấp dẫn cần khắc phục.

3.2.2.2 Phương pháp so sánh

So sánh kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và kinh nghiệm của một số tỉnh ở nước ta trong việc thu hút đầu tư vào các KCN.

So sánh mức độ hài lòng của các nhà đầu tư với đánh giá kỳ vọng của các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty đầu tư, kinh doanh phát triển hạ tầng KCN.

3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn và quản lý nhằm xác định các yếu tố căn bản, cốt lõi cần nghiên cứu.

Tác giả kế thừa, sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển những căn cứ khoa học mới theo thực tiễn nghiên cứu của đề tài.

3.2.3 Các chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu dùng để phân tích dữ liệu thứ cấp gồm:

- Phân loại kết quả đầu tư theo nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, phân loại đầu tư theo quốc gia và vùng lãnh thổ, phân loại số vốn đầu tư của dự án qua các năm.

- Chỉ tiêu vốn đầu tư đăng ký bình quân trên mỗi dự án; Số vốn đầu tư đăng ký trên mỗi Hecta đất thuê; kim ngạch xuất khẩu, số lao động (địa phương và bên ngoài địa phương), giá trị sản xuất công nghiệp, số nộp ngân sách, tỷ lệ lấp đầy của từng KCN.

Các chỉ tiêu dùng để phân tích dữ liệu sơ cấp (dữ liệu điều tra, khảo sát) gồm:

Nhóm 1: Mức độ thuận lợi về giao thông của các KCN Bắc Ninh

(Đường bộ, Thuỷ, Sắt, hàng không).

Nhóm 2: Kỹ năng, trình độ của lao động và mức độ thuận lợi trong việc

nhân kinh tế, Phiên dịch, biên dịch, Công nhân kỹ thuật, Lao động phổ thông).

Nhóm 3: Khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng của các KCN Bắc

Ninh (Hệ thống xử lý nước thải, Hệ thống cung cấp điện, Hệ thống cung cấp nước, Hệ thống cung cấp các dịch vụ viễn thông và internet, Hệ thống các dịch vụ Ngân hàng, Hệ thống các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ).

Nhóm 4: Giá, phí, bao gồm: Giá cấp điện, Giá nước cấp, Giá thuê đất

đã có cơ sở hạ tầng, Phí bảo dưỡng hạ tầng hàng năm, Cước phí vận chuyển, Chi phí xử lý nước thải, Chi phí ăn, ở và giải trí đối với người lao động, Lương công nhân, Lương của kỹ sư và cán bộ quản lý, Các chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính.

Nhóm 5: Về các thủ tục hành chính (thời gian, tính minh bạch và thái

độ của công chức) khi thực hiện đầu tư và sản xuất, kinh doanh tại Bắc Ninh (Các thủ tục liên quan đến đất đai, Đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, Đăng ký cấp chứng chỉ quy hoạch, Đăng ký cấp Giấy phép lao động, Các thủ tục liên quan đến thuế, Thủ tục hải quan.

Nhóm 6: Khả năng tiếp cận và tìm kiếm thông tin trước khi đầu tư vào

các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Nhóm 7: Nhóm những yếu tố quyết định đến lựa chọn địa điểm đầu tư

vào các KCN Bắc Ninh.

Nhóm 8: Nhóm những khó khăn của doanh nghiệp khi thưc hiện đầu tư

vào các KCN Bắc Ninh.

Quá trình điều tra, khảo sát tiến hành theo các bước (1) Thiết kế bảng câu hỏi các chuyên gia để xác định các yếu tố cốt lõi (2) Thiết kế lại bảng hỏi (3) Phỏng vấn thí điểm để hoàn chỉnh phiếu điều tra (4) Điều tra toàn bộ số mẫu đã chọn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w