3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Cho đến nay Bắc Ninh vẫn thuộc diện các tỉnh phát triển vào loại trung bình của đất nước. Những năm trước 1995, tỉnh đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 8%; giai đoạn 1996-2000 đạt 11,6%; 2001-2003 đạt 13,8%; 2004- 2006 đạt 14,5%, năm 2007 đạt 15,65%, năm 2008 đạt 16,2%. Mặc dù tốc độ phát triển những năm gần đây khá cao, nhưng do xuất phát điểm khá thấp, lại mới chia tách, nên kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh những năm qua khá tích cực, mức độ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành CN trong GDP nhanh hơn so với cả nước, nhất là trong giai đoạn từ 1997 đến nay. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm từ 44,7% (năm 1997) xuống còn 15,3% (năm 2008), tương ứng tỷ trọng ngành CN tăng từ 24,4% (năm 1997) lên 56,4% (năm 2008). Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 1997 2003 2004 2005 2006 2007 2008
1. Tốc độ tăng GDP/năm 10,2 13,8 13,9 14,04 15,25 15,65 16,2 2. Cơ cấu các ngành kinh
tế quốc dân
100 100 100 100 100 100 100 - Nông nghiệp 44,7 29,2 26,5 26,3 23,6 18,65 15,3 - CN&XDCB 24,4 42,6 46,2 46,5 48,4 51,01 56,4 - Dịch vụ 30,9 28,2 27,3 27,2 28 30,34 28,3
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh
Trong những năm qua, đời sống dân cư ở Bắc Ninh có bước cải thiện đáng kể thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
- GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm từ 196 USD/người (năm1997) tăng lên 250 USD/người (năm 2000), 526 USD/người năm 2005. Nhịp độ tăng bình quân khoảng 13%/năm và năm 2008 là 1.160 USD/người năm.
- Nhiều công trình phúc lợi công cộng, hạ tầng kỹ thuật quan trọng được xây dựng, tạo điều kiện giao lưu hàng hoá, điều kiện đi lại của nhân dân có nhiều cải thiện.
- Số máy điện thoại tăng nhanh đạt 63,7 chiếc/1vạn dân (năm 2003) và đến năm 2008 là 10,7 máy/100 người.
- Hàng năm trên địa bàn tỉnh tạo việc làm mới cho 12-15.000 lao động. Tuy nhiên, so sánh với các tỉnh lân cận và mức trung bình của cả nước thì mức sống dân cư ở Bắc Ninh chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng của một tỉnh ở cửa ngõ của Thủ đô.
- Về nguồn nhân lực của toàn tỉnh:
Dân số và nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố thuận lợi lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp nói chung cũng như phát triển Khu công nghiệp nói riêng.
Căn cứ vào xu thế và mục tiêu giảm tỷ lệ sinh bình quân khoảng 0,03 – 0,04% cho các năm và tới năm 2020, tỷ lệ sinh giảm dần, mức giảm sẽ nhỏ dần và ổn định sau năm 2015 nhưng tốc độ giảm bình quân sau mỗi kỳ 5 năm vẫn tăng, dự kiến tăng tuổi thọ và giảm tỷ suất chết của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi nên tỷ lệ chết cũng giảm. Do đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ tăng trưởng dân số cũng giảm dần từ 1,05% năm 2005 xuống còn 0,91% năm 2010 và khoảng 0,65% năm 2020. Dự báo quy mô dân số sẽ đạt khoảng 1.047 ngàn người năm 2010; 1.088 ngàn người năm 2015 và 1.124 ngàn người năm 2020. Tỷ lệ đô thị hoá hiện nay ở Bắc Ninh là 11,5%, dự báo đến năm 2010 đạt 20%, năm 2015 đạt 35% và năm 2020 đạt 50%.
Có thể thấy nguồn nhân lực của Bắc Ninh ngày càng được cải thiện cả về số lượng, chất lượng. Trình độ của người lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao hơn.
Bảng 3.2. Cân đối lao động xã hội tỉnh Bắc Ninh có đến thời điểm 1/7 hàng năm
Đơn vị tính: người
STT Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2008
I Nguồn lao động 544.610 585.073 643.242 651.992
1 Số người trong độ tuổi lao động 524.847 564.655 603.302 611.601 2 Có khả năng lao động 514.350 553.362 593.349 599.686 3 Mất khả năng lao động 10.497 11.293 9.953 11.915 4 Số người ngoài độ tuổi lao động
thực tế có tham gia lao động
19.763 20.418 39.940 40.391 5 Trên độ tuổi lao động 19.763 20.418 39.940 40.391
II Phân bổ lao động 529.187 570.505 633.289 640.077
1 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
447.528 481.059 532.915 538.919 2 Số người trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động đang đi học
55.114 70.525 78.829 79.672
3 Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ
6.405 7.454 9.684 9.874 4 Số người trong độ tuổi có khả
năng lao động không làm việc
5.337 6.307 7.043 7.169 5 Số người trong độ tuổi có khả
năng lao động có nhu cầu làm việc đang không có việc làm
4.803 5.160 4.818 4.443
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh – Niên giám thống kê 2008
- Về mặt văn hoá - xã hội: Bắc Ninh thừa hưởng được nền văn hoá Kinh Bắc khá đặc sắc với nhiều truyền thống và tập tục nổi tiếng. Bắc Ninh cũng là một tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống (62 làng nghề), có nhiều di tích văn hoá gắn với hoạt động tôn giáo (toàn tỉnh có 203 di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia). Tuy nhiên, các trung tâm đô thị từ rất lâu không được quan tâm đầu tư, chỉ sau ngày 01/01/1997 khi tái lập lại, tỉnh mới bắt đầu quy hoạch phát triển nên còn chưa hiện đại. Dân cư ở Bắc Ninh không chỉ biết làm nghề
nông lâu đời mà còn khá thạo buôn bán, giao tiếp, làm nhiều ngành dịch vụ… Tất cả những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội kể trên về cơ bản thuận lợi cho phát triển KCN để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.