Kinh nghiệm từ Đồng Nai

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 32 - 35)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5.1.3 Kinh nghiệm từ Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phát triển KCN. Trước giải phóng, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có KCN Biên hoà khá phát triển. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, tỉnh đã coi phát triển KCN là phương thức trọng tâm nhằm hỗ trợ phát triển CN của địa phương. Ngay từ khi luật khuyến khích đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Đồng Nai đã tích cực tạo điều kiện để các KCN phát triển. Ngày 24/11/1988 KCX Long Bình đã được thành lập. Sau này tỉnh chuyển hướng sang ưu tiên phát triển KCN tổng hợp. Đến hết tháng 12/2004, tỉnh đã có 16 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích 4.805 ha, thu hút 645 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.800 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy 57,7%.

Hiện tỉnh đang đề nghị thành lập thêm 7 KCN nữa và quy hoạch 9 KCN mới, nâng tổng số các KCN đến năm 2010 lên 32 với tổng diện tích 11.189ha. Ngoài ra tỉnh còn xây dựng các CCN có quy mô vừa và nhỏ như CCN gốm sứ Tân Hạnh (54ha), CCN gỗ Tân Hoà (39 ha), cụm chế biến thực phẩm, may mặc Tân Tiến (3ha), CCN giầy dép, sản xuất xe máy Tam Hiệp (4ha)… (hầu hết các huyện đều có các CCN do tỉnh Quyết định thành lập, huyện quản lý). Ngay từ đầu và cho đến nay, các KCN của Đồng Nai được quy hoạch dọc theo hành lang QL 1A và QL 51, tập trung tại địa bàn trọng điểm từ thành phố Biên Hoà lan toả dần ra các huyện lân cận (Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom…) Đồng Nai dự kiến phấn đấu đến 2010 tất cả các huyện đều có KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đi cùng chủ trương sớm phát triển KCN và quy hoạch tương đối dài hơi, chính quyền Đồng Nai còn tích cực vận động xúc tiến đầu tư, sử dụng nhiều biện pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào KCN như hàng năm Tỉnh uỷ và UBND có kế hoạch đi thu hút đầu tư ở một số nước trọng điểm, có chính sách đối ngoại mềm dẻo để tạo thiện cảm với các nhà đầu tư, tổ chức trọng thể việc trao giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Trong nghiệp vụ quản lý cụ thể, ngoài hoạt động của Ban quản lý các KCN với cơ chế một cửa khá tốt, Đồng Nai còn tạo điều kiện khuyến khích các sở, ban ngành rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục đầu tư trong quá trình cấp phép, phối hợp với các cơ quan thuế, hải quan tạo điều kiện cho các DN hoạt động trong KCN. Đồng Nai đã thành lập một số trung tâm và công ty tư vấn hỗ trợ thông tin và thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong KCN.

Với rất nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương, cho đến nay, Đồng Nai đã trở thành một trong những tỉnh có KCN phát triển nhiều và mạnh nhất.

Có thể thấy, các KCN đã góp phần quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao của Đồng Nai trong nhiều năm qua, đã góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN- dịch vụ- nông nghiệp.

Tuy nhiên, việc quản lý và phát triển các KCN của Đồng Nai thời kỳ đầu còn vấp phải một số hạn chế như chưa chú trọng đúng mức tiêu chuẩn môi trường, chưa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp và dịch vụ tương xứng với CN… Mặc dù là tỉnh phát triển nhanh các KCN, nhưng vai trò của các KCN ở Đồng Nai đối với nông nghiệp và nông thôn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do Đồng Nai quy hoạch các KCN tách rời dân cư, chủ yếu bám vào các vùng ven đô thị có sẵn, chính quyền địa phương chưa xây dựng các mối liên hệ giữa các KCN với nông thôn một cách rõ nét, nên KCN chưa giúp được nhiều cho hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vốn đầu tư mới cho các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong KCN. Trên địa bàn tỉnh chưa hình thành liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất giữa nông nghiệp với CN thông qua các KCN. Đồng Nai cũng chưa thu hút được nhiều DN trong nước vào KCN (chỉ chiếm 6% tổng vốn đăng ký vào KCN). Thực tế này cho thấy việc phát huy nội lực và sự phát triển bền vững của tỉnh chưa cao. Ngoài ra, Đồng Nai cũng chưa phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ trong KCN và ngoài KCN nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ xây dựng các KCN… Để khắc phục các nhược điểm trên và tiếp tục phát triển hiệu quả các KCN, gần đây Đồng Nai đã xây dựng các quan điểm, biện pháp và vạch ra lộ trình cụ thể để xây dựng các KCN theo hướng nâng cao chất lượng và hướng về phát triển bền vững. Cụ thể là:

* Về quan điểm:

bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Coi KCN là bộ phận cấu thành của sự nghiệp CNH, HĐH, là giải pháp để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH kinh tế của tỉnh.

• Phát huy tối đa và hài hoà các nguồn nội lực và ngoại lực dựa trên lợi thế so sánh; lấy nội lực làm cơ sở để hấp thụ ngoại lực.

• Xây dựng cơ cấu đầu tư sản xuất hợp lý trên cơ sở phát triển KCN theo chiều sâu, hướng đến nâng cao chất lượng và hiệu quả KCN, trong đó chú ý cân đối cơ cấu thành phần kinh tế (đặc biệt là trong nước và nước ngoài), cơ cấu ngành và kinh tế kỹ thuật, cơ cấu vùng lãnh thổ.

• Lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn lựa chọn phương án phát triển KCN.

* Định hướng quy hoạch phát triển các KCN của Đồng Nai là đa dạng hoá mô hình các KCN hướng tới nhu cầu của các nhà đầu tư, chú trọng các mô hình sau;

• Mô hình KCN tập trung đồng ngành (có tính chuyên ngành).

• Hình thành các khu liên hợp CN - Dân cư - Thương mại - Dịch vụ.

• Ưu tiên KCN sinh thái, KCNC.

Phát triển các CCN vừa và nhỏ làm vệ tinh cho KCN. Mở rộng các chức năng KCN, trong đó có cả lĩnh vực dịch vụ kinh doanh quốc tế đa dạng và một số dịch vụ kinh doanh trong nước.

2.5.2 Một số kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở một số nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w