Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch pr cho ngân hàng sacombank - chi nhánh 8 tháng 3 giai đoạn 2009 - 2010 (Trang 32)

Chương 3 trình bày phương pháp tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Những dữ liệu thu thập được là nguồn thông tin hữu ích giúp tác giả tiến hành thiết kế bản kế hoạch PR cho Sacombank– Chi nhánh 8 tháng 3 trong giai đo ạn 2009- 2010.

CHƯƠNG 4

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ

SACOMBANK - CHI NHÁNH 8 THÁNG 3 4.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Sacombank

Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất n ước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.

 Sau hơn 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:

o 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ;

o Gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc và 01 Chi nhánh tại Lào;

o 9.700 đại lý thuộc 250 ngân hàng tại 91 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới;

o Hơn 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;

o Khoảng 70.000 cổ đông đại chúng;

 Trong quá trình hoạt động, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín, điển hình như:

o “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007, 2008 do Asian Banking & Finance bình chọn;

o “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn;

o “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008”do Global Finance bình chọn;

o “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn;

o “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;

o “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn;

o “Ngân hàngcó hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn;

o Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007;

o Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua;

o Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế.

 Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn tài chính Sacombank. Hiện nay, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên:

o Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn;

o Thành viên trực thuộc:

- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- SBS);

- Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL);

- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); - Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

(Sacombank-SBA);

- Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- SBJ);

o Thành viên hợp tác chiến lược:

- Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI); - Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal); - Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex);

- Công ty cổ phần Đầu tư- Kiến trúc- Xây dựng Toàn Thịnh Phát; - Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM);

 Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần:

o Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;

o International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002;

o Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005.

Định hướng phát triển:

Sacombank đảm bảo hài hòa giữa nhiệm vụ củng cố với nhiệm vụ phát triển, hài hòa giữa hai mục tiêu đảm bảo hoạt động an toàn– bền vững với điều hành kinh doanh linh hoạt nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho ngân h àng. Đồng thời đổi mới cơ chế xây dựng, chuyển giao và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh theo dòng sản phẩm hướng đến phục vụ khách hàng.

Sacombank hướng đến mục tiêu lâu dài: “Xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ - hiện đại - đa năng và chuyển dần sang các công ty trực thuộc nhằm chuyên nghiệp hóa kinh doanh và phát huy sức mạnh của tập đoàn tài chính Sacombank” trong giai đo ạn 2010-2015.

4.2 Giới thiệu về bộ phận PR tại hội sở và tại chi nhánh

4.2.1 Giới thiệu về bộ phận PR tại hội sở

Các hoạt động diễn ra tại hội sở nh ư: quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, thông cáo báo chí, quảng bá thương hiệu.... là do phòngĐối ngoại, trực thuộc khối Hỗ trợ phụ trách. Phòng Đối ngoại gồm 3 bộ phận: phát triển th ương hiệu (Brand Development – BD), quan hệ với các đối tác nước ngoài (ER) và hoạt động quan hệ công chúng (Public Relations– PR). Ở mỗi chương trình hay sựkiện 3 bộ phận này phối hợp chặt chẽ với nhau từ khâu lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, tìm kiếm đối tác đến thông cáo báo chí và quảng bá hìnhảnh thương hiệu.

4.2.1.1 Sơ đồ tổ chức:

Bộ máy tổ chức các phòng nghiệp vụ ngân hàng tại hội sở được chia làm 8 khối bao gồm: khối doanh nghiệp, khối cá nhân, trung tâm thẻ, khối tiền tệ, khối điều hành, khối hỗ trợ, khối công nghệ thông tin, khối giám sát. Phòngđối ngoại trực thuộc khối hỗ trợ, sơ đồ tổ chức như sau:

Hình 4.1:Sơ đồ tổ chức khối hỗ trợ của Hội sở Sacombank 4.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòngđối ngoại

- Tham vấn cho ban tổng giám đốc về chiến l ược, phương pháp và kế hoạch truyền thông nhằm phát triển thương hiệu của tập đoàn Sacombank trong đó bao gồm thương hiệu của các công ty thành viên trực thuộc.

- Xây dựng, phát triển thương hiệu Sacombank và nhãn hiệu các sản phẩm dịch vụ của Sacombank. Khối hỗ trợ P. Hành chính quản trị P.Ngân quỹ và thanh toán P. Xây dựng cơ bản Bộ phận quan hệ nhà đầu tư (ER) Bộ phận quan hệ công chúng (PR) Bộ phận phát triển

thương hiệu (BD) P.Đối Ngoại

- Hỗ trợ các hoạt động phát triển th ương hiệu (Brand Development – BD), quan hệ với các đối tác nước ngoài (ER) và hoạt động quan hệ công chúng (Public Relations– PR) cho các công ty thành viên của tập đoàn Sacombank.

- Hỗ trợ chi nhánh: hỗ trợ về mặt kinh phí và thực hiện các chương trình phát triển thương hiệu cho các chi nhánh mới đ ược thành lập trong một năm. Các chi nhánh đã đi vào hoạt động trên một năm thì phòngđối ngoại chỉ đóng vai trò tư vấn, giám sát và hỗ trợ các hoạt động cung cấp thông tin đầu ra cho báo chí và công chúng.

- Đề xuất chiến lược và phương pháp marketing đ ể phát triển thương hiệu Sacombank;

- Phát triển và hoàn thiện “Bộ chuẩn hóa thương hiệu của Sacombank”; - Quản lý hìnhảnh thương hiệu của Sacombank dưới mọi hình thức thể hiện; - Quản lý các mối quan hệ với nh à đầu tư;

- Tăng cường mối quan hệ với giới truyền thông để xây dựng hình ảnh ngân hàng;

- Thực hiện những ấn phẩm của ngân h àng như bản tin nội bộ, bản tin nh à đầu tư, các catalogue- tờ gấp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ;

- Công bố và kiểm soát thông tin Sacomban k trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Phối hợp xây dựng và cập nhật nội dung hình thức của trang web Sacombank; - Tham dự, tham mưu tổ chức, tài trợ diễn đàn hội thảo;

- Phối hợp với các phòng banđể tham mưu cho ban lãnh đạo về việc hợp tác với nhà đầu tư;

- Phối hợp với các phòng ban, các đơn vị có liên quan của Sacombank để tổng hợp đánh giá và tiến hành cải tiến các hoạt động marketing nhãn hiệu sản phẩm dịch vụ của Sacombank;

- Tư vấn cho các hoạt động phát triển th ương hiệu của các chi nhánh;

- Phối hợp các công ty thành viên của Sacombank để tiến hành quảng bá thương hiệu của Sacombank và các sản phẩm dịch vụ.

4.2.2 Giới thiệu bộ phận PR tại chi nhánh

4.2.2.1 Giới thiệu:

Các hoạt động tổ chức sự kiện, phát triển th ương hiệu ở các chi nhánh đều do phòng Hỗ trợ của chi nhánh 8 Tháng 3 (xem hình 4.2) phụ trách. Tuy nhiên phòng Hỗ trợcủa chi nhánh 8 Tháng 3 chỉ đảm nhận vai trò lên kế hoạch và thực hiện, còn về mặt cung cấp thông tin về sự kiện ra báo chí v à công chúng đều phải thông qua phòng đối ngoại tại hội sở, trừ các thông tin cung cấp cho các báo đ ài địa phương.

4.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Hỗtrợcủa chi nhánh:

- Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách h àng , đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng c ường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần;

- Phối hợp với phòng Đối ngoại tại hội sở trong việc tổ chức các sự kiện phát triển thương hiệu và cung cấp thông tin cho báo chí, công chúng;

- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng; các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, các nghiệp vụ kế toán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối, chuyển tiền phi mậu dịch; thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc và các loại thẻ quốc tế; các nghiệp vụ về thẻ sacombank, các nghiệp vụ li ên quan đến vốn cổ phần, thu chi tiền m ặt…;

- Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy động, cho vay và hoạt động kinh doanh của đ ơn vị theo quy định của Ngân hàng;

- Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách; - Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của Ngân hàng;

- Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng; - Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hướng dẫn

khách hàng đến quầy giao dịch liên quan;

- Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của chi nhánh.

4.3 Giới thiệu khái quát về ngân hàng Sacombank – Chi nhánh 8 tháng 34.3.1 Sơ lược về ngân hàng Sacombank– Chi nhánh 8 tháng 3 4.3.1 Sơ lược về ngân hàng Sacombank– Chi nhánh 8 tháng 3

Xuất phát từ ý tưởng vì sự tiến bộ của phụ nữ, đồng thời nhằm tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh, Sac ombank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh ngân hàng đầu tiên dành riêng cho phụ nữ tại TP.HCM nhân ngày quốc tế phụ nữ năm 2006. Đây chính là s ự khởi đầu cho việc thành lập các mô hình ngân hàng chuyên biệt sau này của Sacombank… Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ như các chi nhánh khác của Sacombank, chi nhánh 8 Tháng 3, TP.HCM còn cố gắng thể hiện cao nhất hìnhảnh đặc trưng và tính cách riêng đ ầy ấn tượng với toàn thể nhân viên và khách hàng đều là phái đẹp. Thực tế đã chứng minh chỉ sau 3 năm hoạt động, mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đã đạt được những thành công đáng kể, có thể nói là không thua kém các chi nhánh khác trong cùng hệ thống Sacombank. Kết thúc năm hoạt động 2008, những th ành công bước đầu đã được chứng minh với những con số “biết nói”, Sacombank - Chi nhánh 8 Tháng 3 TP.HCM đạt lợi nhuận sau thuế là 48 tỷ đồng, bằng 200% kế hoạch năm 2008 v à đóng góp không nhỏ cho sự thành công của Sacombank trong năm qua.

4.3.2 Các sản phẩm dịch vụ đặc thù

Ngoài những dịch vụ tài chính của Sacombank như: các loại hình tiền gửi, thanh toán quốc tế, các loại hình cho vay và những sản phẩm dịch vụ khác, Sacombank – Chi nhánh 8 Tháng 3 còn có những sản phẩm đặc thù riêng biệt chỉ dành riêng cho đối tượng khách hàng nữ như:

- Sản phẩm cho vay hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp: là sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu vốn khởi nghiệp cho khách hàng cá nhân/ doanh nghiệp nữ với thủ tục đơn giản và nhanh chóng;

- Tiền gửi tiết kiệm Hoa Hồng: là hình thức gửi tiền tiết kiệm có hưởng lãi suất thưởng nếu khách hàng gửi tiền theo nhóm. Khách hàng nữ được tặng lãi suất thưởng hấp dẫn theo từng nhóm, tiền gửi của nhóm càng nhiều, lãi suất thưởng càng cao;

- Tài khoản Âu Cơ là loại hình tài khoản thanhtoán, bên cạnh mức lãi suất thông thương khách hàng còn được một mức lãi suấtbổ sung thêm;

- Thẻ tín dụng quốc tế Ladies Là thẻ tín dụng quốc tế dành riêng cho phụ nữ lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, thẻ tín dụng Ladies First giúp khách hàng mua sắm ngay tức thì và chi trả tại mọi thời điểm, đặc biệt là không cần tài sản đảm bảo.

4.3.3 Mục tiêu phát triển:

- Hoàn thiện bộ chuẩn hóa thương hiệu riêng cho Sacombank - Chi nhánh 8 Tháng 3. Theo dự kiến trong tươnglai chi nhánh 8 Tháng 3 sẽ có sự thay đổi so với các chi nhánh khác trong hệ thống từ cách trang trí, đồng phục của nhân viên, đến cácấn chỉ,ấn phẩm dùng tại chi nhánh;

- Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, vàấn tượng;

- Phấn đấu tronggiai đoạn từ 2009 đến 2015 nâng mức độ nhận biết thương hiệu của chi nhánh trên địa bàn TP.HCMđạt 30%.

4.3.4 Sơ đồ tổ chức của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh 8 tháng 3 Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức Sacombank – Chi nhánh 8 Tháng 3 (Nguồn: Phòng Hành chính- Quản Trị) Ban Giám Đốc Các Phòng Giao dịch Phòng Doanh nghiệp Phòng Hành chánh quản trị Phòng kế toán và Quỹ Phòng Hỗ Trợ Phòng Cá nhân Bộ phận Tiếp thị cá nhân Bộ phận Tiếp thị doanh nghiệp Bộ phận Thẩm định DN Bộ phận Thẩm định CN

4.4 Đánh giá công tác ho ạt động PR của chi nhánh thời gian qua

4.4.1 Sơ lược các chương trình, sự kiện nổi bật chi nhánh từng thực hiện:

Mô hình Sacombank – Chi nhánh 8 tháng 3 ra đ ời với mong muốn tạo nên một sự ưu đãi riêng biệt về các dịch vụ ngân hàng dành cho phụ nữ. Chính vì vậy Sacombank – Chi nhánh 8 tháng 3 luôn coi trọng, quan tâm đặc biệt đến việc chăm sóc khách hàng và thường xuyên tổ chức những chương trình, sự kiện có ý nghĩa để gửi lời tri ân đến quý khách hàng của mình. Các chương trình, sự kiện nổi bật của Sacombank – Chi nhánh 8 tháng 3:

 Nhân dịp đầu năm 2009 chi nhánh tổ chức ch ương trình du lịch viếng chùa cho các tiểu thương chợ Tân Bình– TP.HCM, nhằm gắn kết hơn nữa ngân hàng và khách hàng, thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu của chị em phụ nữ trong cuộc sống. Chương trình đã thu hútđược 60/150 tiểu thương tham gia và thông qua chương trình giúp chi nhánh có được các thông tin về các hộ tiểu th ương, để chi nhánh có thể phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn.

 Chào mừng Quốc tế phụ nữ 8/3/2009, chi nhánh tổ chức chương trình hay ngày hội “ Trổ tài nội trợ”, hội thi cắm hoa, đó nh ư một món quà 8/3 dành cho khách hàng nữ, đồng thời tôn vinh và nâng cao giá trịtruyền thống “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của phụ nữ Việt Nam. Ch ương trình thu hút được hơn 300 khách hàng tham gia và cùng nhiều đơn vị nhà nước trên địa bàn quận Tân Bình tham gia. Chương trìnhđược tổ chức ngoài trời tại công viên 23/9 nên đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của h ơn 1000 khách tham quan. Qua chương

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch pr cho ngân hàng sacombank - chi nhánh 8 tháng 3 giai đoạn 2009 - 2010 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)