II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘ
3. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
khắc phục.
3.1 Những kết quả đạt được
Trải qua hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty đã có được những kinh nghiệm quí báu và luôn tự hoàn thiện vươn lên phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu bộ Thương Mại. Đến nay công ty đã đạt được những thành tích đáng tự hào mà hiếm có một doanh nghiệp Việt Nam nào có thể có được.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty các năm 2003 – 2006 là tương đối khả quan. Điều đó thể hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất kết quả hoạt động kinh doanh công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch bộ giao.
Thứ hai, trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ và có tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam, Công ty đã tiến hành đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu, thay đổi phương thức kinh doanh cũng như hoạt động thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng. Điều đó được thể hiện như sau:
Về xuất khẩu: Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Trung Quốc thì Công ty đã tìm hiểu và mở rộng được sang các thị trường đầy tiềm năng như Mỹ Latinh, Bắc Âu…
Về nhập khẩu: Hiện Công ty đã có quan hệ làm ăn với các bạn hàng ở trên 36 nước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Sắt thép, máy móc, thiết bị y tế….Phục vụ cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Việc mở rộng thị trường đã và đang sẽ mang lại cho Công ty những thuận lợi, cơ hội kinh doanh khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.
Thứ ba, các cán bộ kinh doanh đã dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm và thích ứng với cơ chế thị trường. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã xúc tiến việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng những yêu cầu mới, những thay đổi mới.
3.2 Những khó khăn chủ yếu
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy:
Trong cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu thì xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, phần lớn là nhập khẩu và tỷ lệ này có xu hướng ngày càng giảm. Điều này cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam khi mà hàng hóa của chúng ta vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới trong khi chúng ta đang cần nhập khẩu một khối lượng máy móc thiết bị để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Các mặt hàng truyền thống như gốm sứ mây tre đan, thủ công mỹ nghệ ngày càng có kim ngạch xuất khẩu thấp chưa xứng đáng với tiềm năng của Công ty.
Việc giành và giữ thị trường còn hạn chế những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp.. mất dần trong khi đó các thị trường mới khai thác được như Mỹ, Chi Lê, Brazil.. thì có kim ngạch xuất khẩu thấp, hàng hóa xuất sang mới chỉ mang tính chất thăm do, công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường không được chú trọng.
TOCONTAP đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Nếu như trước đây, TOCONTAP là đầu mối xuất khẩu của cả nước làm trung gian xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước vốn không được phép xuất khẩu hay không có kinh nghiệm xuất khẩu trực tiếp nên không có sự cạnh tranh thì hiện nay thị trường mở cửa các doanh
nghiệp đó đã tự tìm kiếm khách hàng đứng lên trực tiếp xuất khẩu làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng giảm.
Khách hàng đến với công ty nhiều nhưng cũng có nhiều khách hàng không có khả năng về tài chính không cao nên hàng không tránh khỏi tình trạng tồn kho vòng quay chậm, và khó khăn về vốn.