CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Các căn cứ định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty
1.1 Cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty
Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chính thức bước vào sân chơi toàn cầ. Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được tiếp cận mức đột tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế mà không phải đàm phán hiệp định song phương với từng nước. Khi tiến ra thị trường quốc tế các doanh nghiệp của ta phải đối mặt với nhiều rào cản trá hình, núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá…tranh chấp thương mại là điều khó tránh khỏi mà phần thiệt thường về phía nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn bảo đảm sự bình đẳng trong thương mại quốc tế.
Đây là một cơ hội rất lớn cho TOCONTAP nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung. Công ty sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang các nước thành viên WTO vì tại các nước này hàng hoá của Việt Nam được hưởng mức thuế Tối huệ quốc (MFN). Ngoài ra, với việc mở rộng các quan hệ thương mại, Công ty sẽ tiếp cận được các phương thức quản lý tiên tiến, cách thức làm ăn hiện đại từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế, chính sách tỷ giá hối đoái cùng nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu khác nhằm khuyến khích các hoạt động xuất khẩu. Đây là những cơ hội rất thuận lợi mà TOCONTAP cần tận dụng.
1.2 Thách thức mà công ty phải đương đầu
Cùng với những cơ hội mà thị trường mang thì Công ty cũng gặp phải những thách thức to lớn. Cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và đa dạng là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các khu vực kinh tế, giữa các quốc gia với nhau và giữa các doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn yếu kém, tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới hàng hoá của ta thua kém hàng của Trung Quốc, Thái Lan về mọi mặt đây là một điều rất khó khăn mà Công ty XNK Tạp phẩm sẽ gặp phải.
Mặt khác, mâu thuẫn giữa cung và cầu ngày càng lớn, cung vượt xa cầu. Do xu hướng dỡ bỏ hàng rào thương mại giúp các doanh nghiệp ra nhập thị trường nhiều hơn. Số lượng các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh hết sức gay gắt, tỷ suất lợi nhuận giảm. Chỉ có những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư vào công nghệ, có khả năng khai thác tối đa điều kiện về môi trường mới có thể tồn tại được. Trong xu thế các Công ty, liên doanh sát nhập liên kết tạo thành các tập đoàn xuyên quốc gia, các tập đoàn kinh tế thì các doanh nghiệp nhỏ như Công ty chỉ có thể xâm nhập, tìm kiếm các khoảng trống nhỏ trên thị trường.
Với việc kinh doanh các mặt hàng khá đa dạng điều này giúp cho công ty tránh được những rủi ro gặp phải trong kinh doanh nhưng nó cũng dẫn đến việc phân tán nguồn lực trong Công ty.
Ngoài ra Công ty còn gặp phải một số khó khăn do nguyên nhân khách quan như: Nếu như trước kia Công ty là Công ty thuộc quyền sở hữu của Nhà nước được hưởng nhiều ưư đãi thì hiện nay Công ty đã cổ phần hoá phải tự hạch toán làm ăn kinh doanh, tự tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng, tự ứng phó với những rủi ro gặp phải trên thị trường.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam ra nhập WTO, nền kinh tế nước ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.Tuy nhiên với việc Việt Nam ra nhập WTO hàng hoá Việt Nam sẽ được hưởng quyền bình đẳng khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Theo Bộ Thương Mại thì năm 2007 cơ cấu thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường sẽ có sự thay đổi như sau:
Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của cả nước năm 2007
Nguồn: tạp chí ngoại thương số 05+06/2007
Nhìn vào biều đồ trên ta thấy cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự thay đổi theo hưóng giảm dần xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Á- Thái Bình Dương, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi.
3. Định hướng phát triển thị trường của công ty trong một số năm tới
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có những định hướng rõ ràng cho hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới. TOCOONTAP cùng không nằm ngoài điều đó. Hàng năm trên cơ sở các mục tiêu đề ra công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như các chính sách cho từng thị trường cụ thể.
kiện mới, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra phương hướng hoạt động cuả Công ty trong thời gian tới như sau:
- Mở rộng hoạt động của Công ty sang lĩnh vực sản xuất sẽ tạo sự cân bằng trong hoạt động của Công ty có cả sản xuất và kinh doanh. Trong thời gian tới Công ty sẽ đầu tư hơn nữa vào dây chuyền sản xuất của nhà máy liên doanh sản xuất giấy trang trí ở Hưng Yên để nâng cao công suất của nhà máy này.
- Đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, tranh thủ các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, của các cá nhân cán bộ trong Công ty.
- Thực hiện tốt mọi quy chế của công ty Cổ phần.
- Hợp tác tốt với đối tác bạn hàng, luôn giữ chữ “ Tín” trong kinh doanh để mở rộng thêm mặt hàng và có bạn hàng mới. Xác định phân loại khách hàng, có quy định chế độ ưu đãi đối với bạn hàng có uy tín, gắn bó với công ty và những bạn hàng có quan hệ nghiêm túc, quan trọng.
- Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mại để phát hiện kịp thời và nắm bắt cơ hội kinh doanh, nâng cao uy tín thương hiệu của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
- Đảm bảo văn minh thương mại, tạo uy tín trên thương trường với phương châm hành động là ‘ Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả”.
Trong năm 2007 dựa vào chỉ tiêu Bộ Thương Mại giao cho cũng như việc cân đối với tình hình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu năm trước Công ty đã đề ra một số chỉ tiêu sau:
Bảng 9: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007
Chỉ tiếu Giá trị
Tổng kim ngạch XNK. Trong đó: 52.400.000(USD)
Nhịp khẩu 43.400.000(USD)
Doanh thu 670 tỷ đồng
Lợi nhuận 4,10 tỷ đồng
Nguồn: Phòng tổng hợp
Năm 2007 Công ty đưa ra chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu là 8.000.000 USD. Đây là một con số vượt xa so với tình hình thực hiện năm 2006 (Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 4.134.000 USD. Sở dĩ Công ty đưa ra chỉ tiêu này vì với Việt Nam ra nhập WTO sẽ làm cho hàng hoá của Việt Nam được đối xử bình đẳng trên thị trường quốc tế, Công ty sẽ có có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước thành viên WTO.
Riêng đối với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu Công ty đề ra một số phương hướng sau:
Đối với thị trường trong nước:
- Công ty sẽ liên kết với các Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu để tiếp tục làm trung gian xuất khẩu cho họ.
- Mạng lưới cửa hàng bán lẻ sẽ được thiết lập chủ yếu tại các đô thị lớn để nắm bắt trực tiếp nhu cầu của thị trường trong nước.
- Một mặt Công ty vẫn liên kết với các bạn hàng cũ để phát triển sản xuất kinh doanh, một mặt tìm kiếm các nguồn hàng mới làm đa dạng danh mục mặt hàng xuất khẩu.
Đối với thị trường ngoài nước:
•Định hướng chung: Phát triển thị trường theo hướng tăng cường xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Đông Bắc Á, ASEAN, EU, Canada..đồng thời tiếp tục khai thác và mở rộng quan hệ với các thị trường mới như Mexico, Mỹ, Braxin…và các nước Châu Phi, Trung Đông.
•Các định hướng phát triển thị trường cụ thể:
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Công ty như hàng thủ công mỹ nghệ, chổi quét sơn, hàng nông sản thực phẩm sang các thị trường
truyền thống.
- Công ty cũng chủ trương đưa các mặt hàng hiện có của Công ty vào các thị trường mới.
- Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu trên cơ sở năng lực của Công ty để phát triển các mặt hàng mới. Trong đó, mặt hàng thuỷ sản được đánh giá là mặt hàng có triển vọng, có giá trị xuất khẩu lớn nhưng hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và mặt hàng.
- Tăng cường nghiên cứu tìm hiểu thị trường Mỹ để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu vào Mỹ.
Để đạt được những chỉ tiêu đề ra như trên đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên phải cố gắng rút kinh nghiệm của những năm trước, phát huy những mặt đã làm được và khắc phục những mặt còn tồn tại để đảm bảo kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng về mọi mặt.