5. Nội dung nghiên cứu
2.1.3.1 Hiện trạng dân cư
Khu vực Đảo Cát Bà cơ bản có thị trấn Cát Bà và 6 xã như: Xã Phù Long, Gia Luận, Hiền Hào, Xuân Đán, Việt Hải, Trân Châu. Trong đó có một xã nằm chọn trong phạm vi vườn quốc gia là xã Việt Hải. Dân số đảo vào năm 1999 là 10631 người trong đó dân số thị trấn Cát Bà là 7510 người. Mật độ dân cư trung bình thị trấn Cát Bà là 88 người/ km2, xã Việt
Hải là xã có diện tích tự nhiên lớn thứ nhì trong huyện nhưng dân cư thưa thớt với mật độ chỉ 3 người/ km2.
2.1.3.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng .
Trong những năm gần đây tình hình cơ sở hạ tầng của đảo được cải thiện đáng kể. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của cả nước nói chung và của Hải Phòng nói riêng, đảo Cát Bà cũng được đầu tư các dự án về điện, đường, nước sạch….Những năm qua các dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng kể từ năm 1990 đến nay đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư như các dự án: Dự án xây dựng đường điện 35KW ra đảo (11/2002), dự án đường xuyên ra đảo Hải Phòng - Cát Hải - Cát Bà (hoàn thành 4/2002), dự án cấp nước thị trấn Cát Bà (lấy từ khe Sâu, xã trân Châu), dự án đường hồ, trạm xử lý nước thải Tùng Dinh - thị trấn Cát Bà.
2.1.3.3 Hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội.
Với đặc điểm là một huyện đảo ở Cát Bà cũng phát triển các ngành nghề đặc trưng như nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản, chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đó được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hùng vĩ, nên thơ, đồng thời có các bãi tắm đẹp như cát cò 1, 2, 3.. đặc biệt là có vườn quốc gia Cát Bà với đa dạng sinh học phong phú và nhiều loài động vật quý hiếm là điều kiện phát triển ngành du lịch.
- Ngành du lịch.
Cát Bà đã tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên cho việc phát triển ngành du lịch. Ngày càng có nhiều khách sạn và nhà hàng được xây dựng để phục vụ du khách đến thăm đảo, đồng thời chất lượng các dịch vụ cũng ngày càng được nâng lên rõ rệt để thu hút du khách.
Thực tế chứng minh, trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến thăm đảo ngày càng nhiều, Cát Bà cơ bản trở thành một trung tâm du lịch có sức hấp dẫn của thành phố và khu vực. Lượng khách du lịch đến
Cát Bà tăng từ 25000 lượt năm 1996 lên 75000 lượt năm 1998 và năm 2003 là 220500 lượt. Riêng với khách du lịch nước ngoài tăng từ 600 vào năm1998 lên 15000 vào năm 2003, đến hết năm 2005 số lượng khách du lịch đến với Cát Bà đạt 435000 lượt trong đó người nước ngoài là 122000 lượt.
Qua con số thống kê về lượng khách du lịch đến thăm đảo chúng ta có thể thấy sự phát triển nhanh chóng trong ngành du lịch trên đảo, đặc biệt là khi đường giao thông xuyên ra đảo hoàn thành. Đồng thời cũng thấy được sức phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm sắp tới.
- Ngành dịch vụ hậu cần nghề cá.
Trên đảo Cát Bà có cảng cá Cát Bà (khu Tùng Vụng) đã hoàn thành phần cầu cảng với tổng chiều dài 155m có khả năng tiếp nhận tầu đánh cá 400-500cv, phần cầu cảng cá Cát Bà có số lượng tàu thuyền đánh cá cập bến lớn nhất trong số các cảng cá Hải Phòng và vịnh bắc bộ. Hầu như tất cả các tầu thuyền lớn đều nhận dầu tại vịnh Cát Bà.
Trong vịnh luôn thường trực 4-5 xà lan có sức chứa 100-150 tấn dầu. Trên đảo không có kho dầu dự trữ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vịnh cát Bà là một trong những vị trí neo đậu tránh trú gió bão lớn với sức chứa 800 chiếc /600cv.
- Khai thác thuỷ sản.
Thị trấn Cát Bà và xã Trân Châu nghề nghiệp chủ yếu là rê 3 lớp, nghề câu, nghề đăng đáy và một số tàu chụp mực nhỏ, các tàu đánh cá lớn của thành phố đều lấy vịnh Cát Bà làm căn cứ để ra khơi đánh cá và bán sản phẩm, nhận dầu.
Nhìn chung Cát Bà có tiềm năng khai thác thuỷ sản nhưng chưa được đầu tư phù hợp về phương tiện đánh bắt nên quy mô khai thác cũng như hiệu quả hai thác còn hạn chế, đây là cơ hội để Cát Bà phát triển trong tương lai.
- Ngành chế biến thuỷ sản.
Cùng với ngành khai thác thuỷ sản thì trên đảo phát triển ngành chế biến thuỷ sản. Cũng như ngành khai thác, ngành chế biến chỉ mới phát tiển ở mức độ nhỏ, chỉ là các công ty TNHH, chế biến các mặt hàng đơn giải từ thuỷ sản và số lượng và quy mô còn hạn chế.
Bảng2.1.3.3: Danh sách các cơ sở chế biến thuỷ sản tại Cát Bà.
STT Tên cơ sở Địa điểm Sản phẩm
1 CT TNHH Nam Hải Cảng cá- TT Cát Bà Sản xuất bột cá và đá lạnh 2 CTTNHH Minh Châu Cảng cá – TT Cát bà Chế biến thuỷ sản
3 CT TNHH Tiên Tiến Thôn Bền- xã
Trân Châu Sx bột cá 4 HTX Lập Lễ Cảng cá- TT Cát Bà Chế biến thuỷ sản 5 CTTNHHNguyễnHoàng Thôn phú cường- xã Trân Châu Sx nước mắm và bột cá
(Nguồn, UBND huyện Cát Bà, năm 2005) - Nông nghiệp.
Do địa hình của đảo chủ yếu là cacsto, đá vôi nên ở Cát Bà không có điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. Tổng diện tích lúa cả năm tập trung chủ yếu tại các xã Xuân Đán (48 ha), Trân Châu(15 ha), Việt Hải (15 ha), Hiền Hào (8 ha). Bên cạnh trồng một vụ lúa năng suất không cao, ở Cát Bà còn trồng một số loại hoa màu, cây công nghiệp nhưng nói chung thì sản lượng không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu trên đảo.
- Y tế .
Trên đảo Cát Bà hiện có một trung tâm y tế huyện đóng tại thị trấn Cát Bà và 7 trạm y tế đóng tại 6 xã, riêng xã Trân Châu có 2 trạm y tế xã.
2.1.4 Các giá trị và vai trò của Vườn quốc gia Cát Bà.
2.1.4.1 Các giá trị của vườn quốc gia Cát Bà.
Vườn quốc gia Cát Bà với đặc trưng bao gồm hai phần là Đảo Cát Bà và một phần biển xung quanh nên ở vườn quốc gia Cát Bà có nhiều loại hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam như rừng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới thường xanh quanh năm, rạn san hô, thảm rong…. Do vậy mà đa dạng sinh học ở đảo Cát Bà nói chung và Vườn quốc Gia Cát Bà nói riêng là rất phong phú. Theo thống kê cho đến nay riêng khu vực Cát Bà có tới 2320 loài động vật và thực vật đang sinh sống bao gồm:
Bảng 2.1.4.1: Danh sách các loài động, thực vật ở Cát Bà.
STT Tên loài Số lượng
1 Thực vật trên cạn 741 2 Động vật sống trong khu vực rừng 282 3 Rong biển 75 4 Thực vật ngập mặn 23 5 Thực vật phù du 199 6 Động vật phù du 89 7 Động vật đáy 538 8 Cá biển 196 9 San hô 177
(Nguồn:Theo ghi chép của nhóm nghiên cứu thực địa tại Cát Bà, năm 2005)
Đặc biệt trong số trên 2000 loài động thực vật tại đảo cơ bản có tới 60 loài được coi là đặc hữu và quý hiếm được đưa vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
Trong đó động vật trên cạn có khoảng 30 loài như: đồi mồi, quản đồng, ác là, quạ khoang, Voọc đầu trắng, Voọc quần đùi trắng, trăn đất, kì đà nước, rắn hổ chúa, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, sơn dương, hươu sao.
Thực vật trên cạn là 27 loài như: Chi đài, kim giao, lát hoa, re hương, thổ phục linh, trúc đũa, sến mật, và có thêm 8 loài rong biển cần được bảo vệ như: Rong mơ mền, rong đá cong, rong thun thút, rong thuốc giun, các loài vật đáy có 7 loài như: ốc đục cái, trai ngọc, bàn mai, con sút, vẹm xanh, mực nang vân hổ.
2.1.4.2 Vai trò của Vườn quốc gia Cát Bà.
Là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam vừa có đảo vừa có biển, đặc trưng này quy dịnh nên vai trò hết sức quan trọng của Vườn quốc gia Cát Bà. Sự phong phú, đa dạng của các loài động thực vật thêm vào đó là sự tồn tại của nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ đã tạo nên lợi thế cho Vườn so với các khu vực bảo tồn khác của Việt Nam.
Vườn quốc gia Cát Bà không chỉ có vai trò quan trọng với Việt Nam và đối với cả thế giới. Tầm quan trọng của vườn quốc gia Cát Bà còn được nâng lên khi ở đây là nơi duy nhất trên thế giới còn tồn tại loài Voọc đầu trắng tuy là với số lượng không lớn lắm, được coi là một trong hai loài linh trưởng quý hiếm nhất thế giới.
Vai trò quan trọng của Vườn quốc gia Cát Bà đã được thể hiện rõ trong chiến lược bảo tồn của chính phủ Việt Nam khi chính phủ quyết định coi Vườn là khu vực bảo tồn đa dạng sinh học được ưu tiên nhất của Việt Nam. Tầm quan trọng của vườn quốc gia Cát Bà nói riêng và đảo Cát Bà nói chung càng được khẳng định rõ khi tháng 11 năm 2004 Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu vực bảo tồn sinh quyển trên thế giới.
Với vị trí quan trọng của mình đối với Việt Nam và thế giới là một lợi thế để thu hút sự quan tâm của các tổ chức, quốc gia.. nhưng đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, sức ép trong việc bảo tồn .
2.1.5 Giới thiệu về loài voọc đầu trắng tại vườn quốc gia Cát Bà.
Voọc Cát Bà hay còn gọi là Voọc đầu trắng có tên khoa học là (trachypihecus) là loài linh trưởng cỡ lớn, thuộc họ khỉ, bộ linh trưởng. Voọc đầu trắng trưởng thành có trọng lượng cơ thể từ 5-10kg, chiều dài cơ thể từ đầu và thân là 0,41m - 0,95m. Đầu và vai ở con đực lông màu trắng nhạt, ở con cái lông màu thẫm hơn, vùng mông có vệt lông đuôi màu đen. Lúc mới sinh ra chúng có màu vàng vàng lớn len thì chuyển sang đen trắng.
Thức ăn chủ yếu của Voọc đầu trắng là chồi non, lá non, và quả cây rừng. Voọc đầu trắng sống thành từng đàn từ 10- 15 con và chúng rất dạn người . Trong đàn Voọc con đi đầu đàn thường là con đực, chúng thường đứng trên vách đá, quan sát vì thế chúng thường bị bọn săn trộm bắn trước. Voọc Cát Bà có những tập quán rất thú vị, có lúc chúng ngồi yên như pho tượng nhưng có lúc lại rất linh hoạt.
Hiện nay Voọc đầu trắng chỉ còn khoảng 60 cá thể. Trước đây Voọc còn nhiều 2400-2700 cá thể giảm xuống 200 cá thể vào những năm 80 và đến năm 2000 chi còn 105-135 cá thể. Sự giảm số lượng Voọc nhanh chóng như vậy là do nạn săn bắn Voọc để lấy xương nấu cao, lấy nước giải của Voọc hay làm thức ăn cho khách du lịch. Trong những năm gần đây do có sự quản lý chặt chẽ và các hoạt động bảo tồn Voọc mà số lượng Voọc được ổn định.
2.2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ TRƯỚC KHI CÓ DỰ ÁN KHI CÓ DỰ ÁN
2.2.1 Thực trạng quản lý tại Vườn quốc gia Cát Bà.
Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập theo quyết định 78-CT ngày 31 tháng 3 năm 1986 của chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng. Vườn quốc gia Cát Bà trước đây thuộc Bộ Lâm Nghiệp quản lý, hiện nay chịu sự quản lý trực tiếp của thành phố Hải Phòng. Ban quản lý vườn gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, và các nhân viên hành chính khác. Có trách nhiệm trước nhà nước về quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dựng Vườn theo các quy định của pháp luật.
Thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước. Đồng thời phối hợp với cấp chính quyền địa phương để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khác, thực hiện các biện pháp phòng tránh, chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến rừng.
* Về cơ sở hạ tầng hiện nay tại vườn .
Cơ sở hạ tầng của vườn vẫn còn rất sơ sài bao gồm:
- Một khu nhà làm việc của ban quản lý vườn kết hợp với nhà nghỉ của khách, có khu nhà của cán bộ công nhân viên quản lý vườn, nhìn chung bây giờ đã xuống cấp.
- Một khu nghiên cứu và nuôi chim thú bán tự nhiên rộng khoảng 350m2 nhưng còn thô sơ chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
- Một số cơ sở trưng bày mẫu động vật, thực vật và phòng thí nghiệm.
- Ngoài ra còn có 10 trạm bảo vệ, 3 chòi quan sát, một số máng ăn, sân ăn, máng uống cho chim thú và các chuồng dẫn dụ.
- Về đường giao thông chỉ có 2km đường Vườn trung tâm còn khang trang 12500m đường tuần tra bảo vệ rừng đi lại rất khó khăn.
- Hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước còn thiếu thốn và chưa đáp ứng được nhu cầu của Vườn.
* Về tài chính.
Hoạt động của vườn dựa trên nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm khoảng 500 triệu một năm, ngoài ra từ nguồn thu từ bán vé vào thăm vườn, và các hoạt động viện viện trợ, các hoạt động nghiên cứu được sử dụng từ vốn sự nghiệp khoa học theo kế hoạch hàng năm.
2.2.2 Những vấn đề trong việc bảo tồn mà Vườn quốc gia Cát Bà gặpphải trước khi có dự án. phải trước khi có dự án.
2.2.2.1 Tình hình thực tế mà loài Voọc đầu trắng tại vườn đang gặpphải. phải.
Hiện tại số lượng Voọc trên đảo còn rất ít chỉ con khoảng 60 con. Số lượng Voọc trên đảo hiện tại bị chia nhỏ thành bảy nhóm tách biệt, trong đó có hai nhóm không còn khả năng sinh sản, mà nguyên nhân phân tán đàn Voọc là do:
Việc sử dụng đất cho phát triển du lịch đã làm ảnh hưởng tới môi trường sống của Voọc Cát Bà. Các hoạt động du lịch tham quan Vườn, sự xuất hiện của con người cùng với hoạt những thói quen xấu làm cho môi trường của Voọc không còn nguyên vẹn như trước. Sự thay đổi này làm cho những con không thích nghi được sẽ bị loại trừ, những con còn lại thì tập quán sống cũng bị thay đổi.
Hiện tượng chặt phá rừng để lấy đất phát triển sản xuất nông nghiệp. Người dân sống quanh rừng để phát triển sản xuất nông nghiệp họ không ngừng lấn chiếm đất rừng, chặt phá cây rừng để lấy đất. Khi mà chưa có một quy hoạch cụ thể về việc sử dụng đất thì hiện tượng trên còn diễn ra.
Nạn săn bắt động vật hoang dã và tàn phá rừng, mà nguyên nhân sâu sa là do nghèo đói và thiếu hiểu biết về bảo tồn các loài động vật hoang dã của người dân địa phương. Người dân không có nghề đem lại thu nhập thường xuyên, họ thường vào rừng để khai thác trái phép cây, gỗ, săn bắt để bán. Mặt khác có những người có thu nhập nhưng do nhận thức kém về việc bảo tồn nên vẫn vào rừng khai thác trái phép.
Địa phương vẫn chưa có một kế hoạch bảo tồn có tính hiệu lực cao, và việc bảo tồn cũng chưa được đưa vào chiến lược phát triển chung của địa phương. Địa phương do thiếu kinh nghiệm hoặc do thiếu tài chính nên vẫn chưa đưa ra được khung pháp lý về bảo tồn loài Voọc, đặc biệt là chưa đưa việc bảo tồn loài Voọc nói riêng và bảo tồn đa dang sinh học nói chung vào chiến lược chung của địa phương mình
Cơ hội tạo thu nhập cho những hộ gia đình nghèo tại địa phương còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch bảo tồn. Vẫn chưa có một hoạt động cụ thể nào để tạo điều kiện cho người dân nghèo tăng thêm thu nhập, gắn hoạt động tăng thêm thu nhập với bảo tồn thiên nhiên.
Theo như bản đánh giá chi tiết của hai chuyên gia Nadler và Long thực hiện cũng như trên cơ sở báo cáo thực địa tiến hành trong 4 năm qua