Một số giải pháp

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 67 - 72)

5. Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Một số giải pháp

* Giải pháp về quản lý.

Cần từng bước cải tạo mở rộng, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, điện, nước, đường giao thông bằng cách thu hút các dự án hay sự hỗ trợ của thành phố và trung ương.

Có hình thức quảng bá rộng dãi về hình thực du lịch sinh thái trên các phương tiện như trên mạng, trên báo chí để thu hút ngày càng nhiều du

khách đến thăm vườn theo các tour du lịch sinh thái, sống cùng người dân góp phần tăng thêm thu nhập cho họ.Về lâu dài cần có chính sách thích hợp để di dân ra khỏi vùng lõi, và ổn định cuộc sống cho họ.

Các cấp chính quyền cần có chính sách để mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm do nhân dân trong vùng sản xuất ra, đảm bảo nguồn đầu ra cho người dân.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ vườn, cán bộ kiểm lâm, thành viên tổ bảo vệ rừng cách thức giải quyết các xung đột giữa các bên có thể xảy ra. Điều này rất cần thiết nhất là khi dự án kết thúc để họ có thể đối phó với các tình huống xảy ra một cách hợp lý và hiệu quả.

Cần có chính sách về lương, chế độ thích hợp cho các thành viên tham gia vào các tổ bảo vệ rừng để họ yên tâm gắn bó, nhiệt tình với công việc của mình. Hiện nay các đối tượng này mới chỉ nhận được sự hỗ trợ tài chính của vườn, đây chỉ là giải pháp tạm thời còn về lâu dài cần có chính sách cụ thể cho đối tượng này.

Thực hiện giám sát thường xuyên sau khi dự án kết thúc. Các cơ quan liên quan phải quan tâm và có sự giám sát để kịp thời phát hiện những chỗ sai sót điều chỉnh kịp thời không gây hậu quả nghiêm trọng.

Nên tổ chức các cuộc họp cho các hộ gia đình trong các thôn, xã mỗi tháng để kịp thời tuyên dương các gia đình thực hiện tốt các điều khoản trong cam kết đồng thời kịp thời phê phán các hộ vi phạm kịp thời trấn chỉnh.

Đẩy mạnh sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền địa phương, cộng đồng và sự phối hợp chính quyền địa phương và cộng đồng với các nhà khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó cộng đồng phải được tham gia từ khâu lập kế hoạch, thực thi , giám sát, và chia sẻ quyền lợi.

quyền quản lý tài nguyên đó. Mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân đều có quyền sử dụng đất lâu dài và các tài nguyên khác cần thiết cho cuộc sống của mình. Nếu không như vậy họ sẽ không tích cực trong việc sử dụng một cách bền vững các nguồn tài nguyên vì vậy các nhà làm luật cần chú ý tới các vấn đề ưu tiên sau:

+ Đảm bảo quyền sử dụng đất của các nhóm thổ dân nông thôn và đô thị + Luật pháp công nhận quyển sử dụng của cộng đồng và truyền thống quản lý tài nguyên của cộng đồng

+ Can thiệp nếu cần thiết để đảm bảo việc hợp tác quản lý các nguồn tài nguyên chung trên cơ sở quyền lợi của toàn bộ cộng đồng.

+ Đảm bảo quyền có ruộng bằng cách xác định quyền sở hữu, hợp pháp hoá quyền mượn đất, cải thiện hệ thống tổ chức chuyển nhượng và đăng ký, lưu giữ những hồ sơ hiện hành

Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng và có tính thúc đẩy, từ trước tới nay thưởng và phạt không chỉ mang lại giá trị hữu hình mà còn mang lại những giá trị nhất định khác đó là giá trị vô hình như lòng tự tôn của bản thân, niềm tụ hào của gia đình... Đó là nhân tố góp phần không nhỏ thúc đẩy các hoạt động của cộng đồng. Điển hình như có quy chế thưởng phạt cụ thể cho những hộ gia đìnhthực hiện tốt hay những tổ chức trong cộng đồng có những đống góp hiệu quả với hoạt động. Cấp giấy công nhận, tương tự như công nhận gia đình văn hoá, chứng nhận sự hoạt động của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.

Các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội cán bộ hưu trí và các tổ chức khác của địa phương là các tổ chức hoạt động thường xuyên trong cộng đồng, chi phối, ảnh hưởng tới các thành viên khác trong cộng đồng. Do đó, cần có những cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện tốt hơn để các tổ chức quần chúng tham gia. Thêm vào đó, những thành viên trong cộng đồng với tư cách là hội trưởng hoạt động khá hiệu quả, cần có sự khuyến khích kịp thời.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ nhất là cấp cộng đồng thôn, xã , phường để đưa ra quy định, thể chế trong thôn xã, phường về quản lý môi trường, hỗ trợ phương tiện truyền thông

* Giải pháp về phía cộng đồng.

Tăng cường sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào việc quản lý thông qua việc cho họ tham gia đầy đủ với chính quyền trung ương trong việc làm quyết định về chính sách, chương trình và dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến họ và môi trường địa phương họ. Nơi nào có khả năng thì tự quyết định lấy, không cần sự tham gia của chính quyền trung ương đặc biệt là với các dự án không ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia. Đảm bảo cho tất cả mọi thành phần trong cộng đồng đều có cơ hội để biểu thị mối quan tâm và tham gia bảo vệ lợi ích của họ.

Tất cả các cộng đồng đều phải tự hành động để chăm sóc lấy môi trường của mình, chính quyền các cấp nên khuyến khích họ thảo luận về những vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết trước và xác định chiến lược về sự sống bền vững cho địa phương mình thông qua mục tiêu:

+Giảm bớt tiêu thụ tài nguyên năng lượng lãng phí và những tác động có hại đến môi trường.

+ Khôi phục vùng sinh sống và tính đa dạng sinh học cho các loài ở địa phương bằng các cách khác nhau như dọn dẹp khu dân cư mình ở...

* Giải pháp về tuyên truyền giáo dục năng cao nhận thức.

Tiếp tục, thường xuyên tổ chức các chiến lược truyền thông tạo ra được nhận thức rộng rãi về các vấn đề về bảo vệ môi trường trong cộng đồng và trách nhiệm các bên liên quan. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các diễn đàn giao dục, phong trào bảo vệ môi trường. Đặc biệt cần đưa việc giáo dục môi trường vào trong các nhà trường.

Thực hiện giáo dục về bảo vệ môi trường trong nhà trường coi đây cũng là một môn học như môn học khác.Qua đó giáo dục các em ý thức được nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường và tự hào về tài nguyên thiên nhiên của quê hương mình, nhận thức được sự quý giá của các tài nguyên mình đang có. Những thế hệ trẻ của đảo khi đã được trang bị những kiến thức về môi trường đầy đủ khi lớn lên chúng sẽ có hành động tích cực đối với tài nguyên của mình.

Trong các trường học ở trên đảo cần xây dựng các câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ xanh, tổ chức các cuộc thi vẽ, tìm hiểu về môi trường, thu thập tìm hiểu các cây bản địa, khuyến khích các em tham gia chiến dịch vệ sinh môi trường.

Trong các buổi hội thảo, ý kiến của cá nhân, các nhóm cần được khuyến khích. Để đạt được điều đó, người điều khiển của hội thảo phải biết lựa chọ các phương pháp thích hợp (biết chủ động gợi mở, hướng dân cách thức làm việc nhóm) kích thích các cá nhân tham gia đóng góp ý kiến một cách chủ động, tích cực nhằm đảm bảo tính khách quan.

* Giải pháp về hỗ trợ tài chính, kỹ thuật.

Xây dựng các quỹ bảo vệ môi trường qua đó huy động sự đóng góp tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường. Có thể sử dụng quỹ này để hỗ trợ các hộ kinh doanh thân thiện với môi trường. Hình thức quỹ môi trường đã được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến qua quỹ này có thể góp phần hỗ trợ việc người dân tham gia vào bảo vệ môi trường, quỹ này dưới nhiều hình thức để huy động vốn như:

+ Huy động từ các chương trình, các dự án quốc tế như Quỹ Sida của Thuỵ Điển, SNV của Hà Lan, ODA

+ Huy động từ ngân sách của quốc gia, thu được từ nguồn phí, lệ phí môi trường.

+ Huy động từ ngân sách của địa phương. + Huy động từ các ngành như than, dầu khí.

+ Huy động từ cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh sản xuất, các doanh nghiệp. + Huy động từ các ngân hàng như ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho người dân, giúp họ có kiến thức tiến hành sản xuất đạt hiệu quả, tăng cường những biện pháp miễn giảm thuế hoặc trợ cấp để cải thiện môi trường.

Kết hợp giữa hoạt động của mô hình và các chương trình cho vay vốn theo hướng phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng, cải tạo đất đồi, đất trống để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng cây lâu năm. Giúp người dân có điều kiện phát triển sản xuất, tạo sự bền vững trong sản xuất của người dân khi họ tham gia vào mô hình.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w