5. Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Đánh giá hiệu quả trực tiếp
* Đối với hoạt động bảo tồn Voọc.
Thiết lập được một hệ thống quản lý các khu vực, hành lang bảo vệ Voọc. Hệ thống này đáp ứng được mục tiêu bảo tồn loài Voọc. Hệ thống này đã vận hành theo kế hoạch tổng hợp bảo tồn loài Voọc do nhóm công tác chuyên trách bảo tồn loài voọc cấp chính phủ quản lí.
Giao 7274 ha đất rừng cho các hộ gia đình ở vùng đệm quản lý, góp phần chấm dứt nạn lấn chiếm đất rừng.
Thành lập 5 tổ bảo vệ rừng được ở 5 xã dự án đã thực hiện tốt vai trò của mình, các tổ này thực hiện quản lý tốt vùng rừng được giao theo đúng quy định quy chế mà kế hoạch tổng hợp bảo vệ Voọc đưa ra, cụ thể họ đã liên kết bảo vệ diện tích rừng, không còn hiện tượng chặt phá rừng như trước đây, và sử dụng bền vững những rừng.
Kí kết 1021 bản cam kết bảo vệ môi trường được với 1021 hộ ở vùng đệm. Và người dân ở đây đã được phổ biến về quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi họ kí cam kết vì thế mà người dân đã tích cực tham gia. Cam kết đã kí những lợi ích mà người dân nhận dược đã khuyến khích họ tham gia tích cực thực hiện những điều khoản đã nêu ra trong cam kết, dễ nhận thấy nhất là cơ bản không còn hiện tượng người dân đặt bẫy, săn bắn trong vùng cấm, không vào rừng đốt lửa lấy mật ong.
Tổ bảo vệ rừng đi vào hoạt động đã góp phần điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ. Kịp thời giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên, hạn chế hiện tượng chặt trộm rừng của nhau.
* Đối với những cán bộ cấp huyện và địa phương.
Những cán bộ khuyến lâm, cán bộ của vườn quốc gia, cán bộ cục kiểm lâm, cán bộ liên quan cấp làng, xã, huyện được tham gia vào 5 chương trình tập huấn. Các lớp tập huấn đã cung cấp các kĩ năng, kiến thức như:
- Những kĩ năng khuyến nông thông qua các mô hình thí điểm.
- Những kĩ năng quản lý rừng đầu nguồn, tài nguyên thiên nhiên rừng .
- Những kĩ năng thực hiện dự án tổng hợp.
- Những kĩ năng quản lí dự án, quản lý dự án, giám sát dự án. - Những kĩ năng phát triển cộng đồng
Những kĩ năng này góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sẽ trau rồi kiến thức, kĩ năng và năng lực của đội ngũ cán bộ địa phườn và giúp họ có thể duy trì các hoạt động và hỗ trợ cộng đồng địa phương sau khi dự án kết thúc. Đồng thời những kiến thức này sẽ được nhân rộng ra các khu vực nằm ngoài dự án.
* Đối với sinh kế người dân.
Các hoạt động hỗ trợ của dự án nhằm mục đích chuyển đổi hình thức sản xuất cũ, nâng cao thu nhập cho người dân cũng đem lại hiệu quả cao.
Năm doanh nghiệp được thành lập ở 5 xã nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ dự án, chuyên kinh doanh các mặt hàng bền vững từ rừng, hay các sản phẩm nông sản cho thích hợp cho các hộ gia đình được giao đất như: mật ong, đồ thủ công.
Số hộ nuôi ong, cơ sở sản xuất các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tăng lên từ chỗ chỉ có 12 hộ trong các xã lên tới 37 hộ. Trong tương lai các hộ
Từ khi ban quản lý thị trường đi vào hoạt động, thị trường các sản phẩm đi vào ổn định, hệ thống giấy chứng nhận lâm sản được phép khai thác đựơc thiết lập, đi vào hoạt động đem lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của người dân tiêu thụ trên thị trường.
Các hộ gia đình hợp tác với các đại lý du lịch để cung cấp các dịch vụ sinh thái bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của các tour du lịch. Người dân tham gia vào các dịch vụ ăn, uống, nghỉ trọ, hướng dẫn khách du lịch. Thu nhập của các hộ từ hoạt động du lịch này trung bình đạt từ 8- 10 triệu một năm.
Nhìn chung từ khi mô hình đi vào hoạt động nhập của người dân tăng lên rõ rệt. Cơ bản không còn hộ đói nghèo, chỉ có Xã Việt Hải nằm sâu trong Vườn thì đời sống còn khó khăn hơn.
* Ý thức của người dân.
Tổ chức 6 điễn đàn giáo dục môi trường được tổ chức với sự tham gia của đại diện các hộ gia đình, 3 diễn đàn tổ chức toàn bộ thành viên của dự án .
Kết thúc mỗi diễn đàn đều có phỏng vấn, qua phỏng vấn cho thấy có tới 85% đã thay đổi suy nghĩ của mình về việc bảo tồn theo hướng tích cực, họ cho biết là đã thấy được lợi ích của việc bảo tồn và cần thiết phải bảo tồn, và họ sẽ tham gia tích cực vào mô hình. Số còn lại họ không quan tâm tới vấn đề này vì họ có thu nhập cao từ các hoạt động không liên quan đến rừng vì thế đối tượng này cũng không lo ngại về vấn đề ý thức của họ
Qua đó ta thấy rằng người dân rất quan tâm tới việc BVMT. Sau các diễn đàn giáo dục thì ý thức của người dân hoạt động bảo tồn đã tăng lên rõ rệt.
Cụ thể số vụ vi phạm vào rừng đặt bẫy, săn bán giảm xuống rõ rệt, cụ thể vào năm 2003 xử lý 93 vụ vi phạm thu 3 khẩu súng săn, tthu và phá > 1000 bẫy các loại, năm 2004 xử lý 18 vụ vi phạm thu một khẩu súng săn, thu và phá >700 bẫy các loại đến năm 2006 sỗ vụ vi phạm được phát hiện
chỉ còn là 9 vụ và thu được 89 bẫy. Người dân ngày càng ít vào rừng, nếu có vào chỉ để tìm lá thuốc, củi khô...họ không tự ý vi phạm như trước.
Các em học sinh ở 8 trường trung học của huyện đã được tham gia vào các chương trình ngoại khoá, đóng kịch, tiểu phẩm về môi trường phần lớn các em đều tham gia rất hứng thú, hào hứng.
Qua các buổi học này các kiến thức về BVMT được truyền tải tới các em rất sâu sắc, dễ hiểu, và sinh động. Trong các chương trình có xen kẽ các câu hỏi về môi trường nhằm kiểm tra nhận thức của các em, các câu hỏi đưa ra đều được các em hào hứng trả lời, và rất đúng.
Những buổi học như vậy đã nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường cho các em, đối với các em BVMT cũng như là một môn học và cần phải học, ý thức BVMT đã gắn liền với các hoạt động hàng ngày của các em