NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN MÀ MÔ HÌNH GẶP PHẢI

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 65 - 66)

5. Nội dung nghiên cứu

3.2 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN MÀ MÔ HÌNH GẶP PHẢI

3.2.1 Thuận lợi.

Định hướng chính trị phù hợp với việc xây dựng mô hình. Việc phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương phù hợp với yêu cầu là quy định rõ quản lý tài nguyên thhiên nhiên, bảo vệ loài Voọc bảo vệ rừng quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững cho vùng lân cận, khu vực vùng đệm.

Trong khi thực hiện xây dựng và đưa mô hình vào vận hành nhận được sự hỗ trợ chính trị to lớn của ban điều phối viện trợ cấp tỉnh và quốc gia giúp cho mô hình nhanh chóng phát huy vai trò của nó.

Dự án nhận được sự ủng hộ to lớn của Vườn quốc gia và UBND huyện Cát Hải cũng như của UBND thành phố Hải phòng, cụ thể là vào năm 2003 UBND huyện Cát Hải và FFI đã kí kết một văn bản ghi nhớ để thực hiện dự án hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học ven biển. Sau đó UBND thành phố Hải Phòng đã ra chỉ thị số1822 ngày 21/4/2002 chấp nhận văn bản ghi nhớ đó và kế hoạch thực hiện dự án.

Tiếp tục giải quyết các vấn đề do người dân kiến nghị trong quá trình giám sát và đánh giá thực hiện dự án nhằm đảm bảo tính làm chủ của người dân.

Cán bộ địa phương rất năng động nhiệt tình hỗ trợ trong việc tham vấn địa phương, tập huấn đội ngũ cán bộ. Khi dự án tiến hành cán bộ địa phương tỏ ra rất hợp tác, vì thế dự án không gặp bất kì khó khăn nào từ phía đối tượng này.

Sự tham gia tư vấn của hai tổ chức FFI và ZSCSP là lợi thế làm tăng tính khả thi của mô hình khi đưa vào vận hành. Hai tổ chức này có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn, mặt khác hai tổ chức này đã có thời gian nghiên cứu tại Cát Bà trước khi dự án thực hiện.

Qua một số dự án đã được tiến hành ở Cát Bà (dự án tập huấn cho cán bộ kiểm lâm và xây dựng hệ thống thông tin liên lạc tại vườn, dự xây

dựng và thử nghiệm một mô hình nuôi ong) đã giúp cho người dân những hiểu biết phần nào nên khi dự án này tiến hành họ không còn bỡ ngỡ. Người dân nhanh chóng tham gia và tiếp cận được với dự án, không gặp nhiều khó khăn trong việc vận động người dân.

Về cơ bản thì việc phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá từ đảo vào đất liền cũng như thu hút khách du lịch có nhiều thuận lợi do đã có đường giao thông ra đảo. Vì vậy việc nâng cao thu nhập cho người dân tham gia vào mô hình gặp nhiều thuận lợi.

Trong quá trình thực hiện dự án, xây dựng mô hình có các cuộc điều tra, hỏi ý kiến của người dân nên đã phát huy được tính tự chủ của người dân khi tham gia vào mô hình. Có sự giải thích rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ cho người dân khi tham gia vào dự án vì thế khi mô hình đi vào hoạt động không xảy ra những xung đột về lợi ích giữa các bên.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w