Thành viên chính thức tham gia dự án

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 46 - 47)

5. Nội dung nghiên cứu

2.3.1.2 Thành viên chính thức tham gia dự án

Cơ quan thực hiện: Vườn quốc gia Cát Bà.

Cơ quan tài trợ: Chương trình Bảo tồn di sản Thiên nhiên Khu vực

(RNHP)

Thời gian thực hiện: 6 tháng từ ngày 1/11/2006 đến ngày

30/4/2007.

Vốn tài trợ: 175216 AU$

Cơ quan đại diện: Quỹ Ôtraylia vì nhân dân châu á và thái bình

dương (AFAP)

AFAP là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Sydney, Australia. Thành lập từ năm 1968, có văn phòng đại diện tại Hà Nội, Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. AFAP là một tổ chức hoạt động trên nhiều lĩnh vực cùng hợp tác chặt chẽ với tổ chức AusAID và DIFD của Anh để thực hiện một số các dự án về môi trường, y tế, giáo dục, nông nghiệp và các lĩnh vực nông thôn khác.

Hiện nay, AFAP đang quản lý các dự án với tổng giá trị 15 triệu đôla mỹ do AusAID tài trợ. Là một tổ chức quốc tế bao gồm các tổ chức đối tác và các thành viên có mặt tại 30 quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương, Nam và Đông Á, Bắc và Nam Châu Phi. Với một mạng lưới hoạt động rộng lớn, AFAP còn hỗ trợ cho những sáng kiến phát triển môi trường bền vững nhằm phục vụ lợi ích của người dân và cộng đồng địa phương.

Trong dự án này AFAP sẽ đóng vai trò là tổ chức chỉ đạo trong nhóm thực hiện dự án bao gồm AFAP, tổ chức sinh học bảo vệ các loài (ZSCSP) và tổ chức động thực vật thế giới(FFI).

Tổ chức sinh học bảo vệ các loài(ZSCSP).

Tổ chức này có trụ sở tại Munich, đây là tổ chức về sinh học hàng đầu của Đức. Tổ chức này làm việc tại Vườn quốc gia Cát Bà hơn một thập kỉ qua. ZSCSP hỗ trợ các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo

tồn loài Voọc Cát Bà và hỗ trợ kỹ năng quản lý cho Vườn và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về bảo tồn.

Tư vấn chính của ZSCSP là tiến sĩ Rosie Stenke, Bà là một nhà nghiên cứu các loài linh trưởng suất sắc và đã nghiên cứu loài Voọc Cát Bà từ năm 2000. Với sự hỗ trợ của ZSCSP và sự đóng góp của bà mà số lượng Voọc trong những năm gần đây được ổn định.

Tổ chức động thực vật thế giới (FFI).

Tố chức này đã hoạt động tại Việt Nam được 7 năm. Hiện nay các dự án của tổ chức này bao gồm một dự án do World bank và quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ (giá trị 1 triệu đô la mỹ thực hiện trong 3 năm), dự án do quỹ rừng nhiệt đới của liên minh Châu Âu tài trợ (1,2 triệu đô la mỹ thực hiện trong 3 năm)…Trong suốt 7 năm qua FFI Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều dự án quy mô vừa và nhỏ do các tổ chức nước ngoài tài trợ vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w