Hiệu quả gián tiếp của mô hình

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 60 - 61)

5. Nội dung nghiên cứu

3.1.2Hiệu quả gián tiếp của mô hình

* Đối với quốc gia.

Khi dự án thực hiện, mô hình quản lý đi vào hoạt động sẽ giúp Việt Nam thực hiện được các mục tiêu bảo vệ môi trường đã đề ra như: Tác động tích cực đến việc thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ môi trường của Việt Nam giai đoạn 2001-2005, hỗ trợ thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng với mục tiêu nâng độ che phủ rừng của Việt Nam vào năm 2010 như tỷ lệ của năm 1945, giúp bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học.

Mô hình sẽ giúp hỗ trợ chính thực hiện các điều khoản 8,10,11,12,18 của công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia, bao gồm các vấn đề về: Bảo tồn tại chỗ, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các giải pháp khuyến khích bảo tồn, nghiên cứu, tập huấn và hợp tác khoa học kĩ thuật. Mô hình cũng giúp hỗ trợ thực hiện điều khoản 2 của công ước về khả năng tạo thêm thu nhập cho người dân đảo Cát Bà, đồng thời giảm những tác động của con người đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Góp phần hài hoà các chính sách quản lý quốc gia và của địa phương về rừng và tài nguyên rừng, xây dựng hệ thống giám sát bảo vệ rừng nhằm cung cấp những dữ liệu quan trọng về những khu vực có rừng cho việc lập quy hoạch chiến lược cấp quốc gia và xác định những khu vực ưu tiên cho đầu tư, đóng góp của những khu vực bảo tồn, sự đa dạng sinh học và của ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc gia.

* Đối với thành phố Hải phòng.

Mô hình này tạo ra mối liên kết để khuyến khích các đối tác trong khu vực áp dụng những hệ thống quản lý tập thể nhằm bảo tồn và sử dung bền vững những khu vực rừng đựơc ưu tiên bảo vệ đặc biệt. Khuyến khích phân cấp quản lý và ra quyết định từ trung ương xuống địa phương, bảo vệ và tái đề cử Vịnh hạ Long là một khu vực di sản thế giới và đề cử đảo Cát Bà là một khu vực “Bảo tồn sinh quyển và con người”.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 60 - 61)