5. Nội dung nghiên cứu
2.1.4.1 Các giá trị của vườn quốc gia Cát Bà
Vườn quốc gia Cát Bà với đặc trưng bao gồm hai phần là Đảo Cát Bà và một phần biển xung quanh nên ở vườn quốc gia Cát Bà có nhiều loại hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam như rừng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới thường xanh quanh năm, rạn san hô, thảm rong…. Do vậy mà đa dạng sinh học ở đảo Cát Bà nói chung và Vườn quốc Gia Cát Bà nói riêng là rất phong phú. Theo thống kê cho đến nay riêng khu vực Cát Bà có tới 2320 loài động vật và thực vật đang sinh sống bao gồm:
Bảng 2.1.4.1: Danh sách các loài động, thực vật ở Cát Bà.
STT Tên loài Số lượng
1 Thực vật trên cạn 741 2 Động vật sống trong khu vực rừng 282 3 Rong biển 75 4 Thực vật ngập mặn 23 5 Thực vật phù du 199 6 Động vật phù du 89 7 Động vật đáy 538 8 Cá biển 196 9 San hô 177
(Nguồn:Theo ghi chép của nhóm nghiên cứu thực địa tại Cát Bà, năm 2005)
Đặc biệt trong số trên 2000 loài động thực vật tại đảo cơ bản có tới 60 loài được coi là đặc hữu và quý hiếm được đưa vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
Trong đó động vật trên cạn có khoảng 30 loài như: đồi mồi, quản đồng, ác là, quạ khoang, Voọc đầu trắng, Voọc quần đùi trắng, trăn đất, kì đà nước, rắn hổ chúa, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, sơn dương, hươu sao.
Thực vật trên cạn là 27 loài như: Chi đài, kim giao, lát hoa, re hương, thổ phục linh, trúc đũa, sến mật, và có thêm 8 loài rong biển cần được bảo vệ như: Rong mơ mền, rong đá cong, rong thun thút, rong thuốc giun, các loài vật đáy có 7 loài như: ốc đục cái, trai ngọc, bàn mai, con sút, vẹm xanh, mực nang vân hổ.