Thức của người dân về việc bảo tồn

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 44 - 45)

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.2.4 thức của người dân về việc bảo tồn

Cũng như nhiều khu vực bảo tồn khác gặp phải, Vườn quốc gia Cát Bà phải đối mặt với một thực tế là nhận thức của người dân đối với các loài động thực vật hoang dã và ý nghĩa việc bảo tồn các loài động thực vật này còn rất thấp. Ở đây không chỉ là ý thức của người dân sinh sống trên đảo mà là cả ý thức của khách du lịch đến thăm vuờn.

Ở Cát Bà vẫn còn có những hiện tượng người dân vào khu vực bảo tồn nghiêm ngặt để bẫy động vật, đốt lửa lấy mật ong, hay vào khu vực biển cấm để đánh bắt cá. Đặc biệt họ vẫn chưa thấy được mức độ quí hiếm của loài Voọc đầu trắng nên vẫn tìm cách bắt chúng để bán cho khách du lịch, vẫn còn các quán ăn từ thịt các loài động thực vật rừng ngay trên khu vực bảo tồn.

Điều này cảnh báo cho chúng ta thấy rằng ý thức của người dân đang đe doạ trực tiếp tới hoạt động bảo tồn đang và sẽ tiến hành.Vậy tại sao người dân ở đây vẫn còn có những hành động như vậy? Phần lớn họ phải làm như vậy là do đói nghèo, không có nghề để ổn định cuộc sống buộc họ phải vào rừng để kiếm ăn kể cả các hành động không được phép.

Nhưng bên cạnh đó, có một nguyên nhân nữa là do sự thiếu hiểu biết và nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các loài động thực vật đó còn có giá trị hơn nhiều những gì họ kiếm được. Một dự án bảo tồn muốn thành công trong khi thực hiện cũng như đạt được sự bền vững sau khi kết thúc phải dựa vào cộng đồng địa phương. Vì vậy, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân là giải quyết cái gốc rễ của vấn đề.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w