Các hoạt động được tiến hành để thực hiện các mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 48 - 57)

5. Nội dung nghiên cứu

2.3.2.2.Các hoạt động được tiến hành để thực hiện các mục tiêu đó.

Để thực hiện được mục tiêu cao nhất, bên cạnh những biện pháp tác động trực tiếp, mô hình còn tiến hành các hoạt động để thực hiện các mục tiêu cụ thể đi kèm, để từng bước giải quyết các vấn đề liên quan gián tiếp tới việc bảo tồn Voọc. Đây chính là hoạt động hướng tới sự bền vững của mô hình khi dự án kết thúc. Vì vậy các hoạt động của mô hình được chia thành nhóm các hành động nhằm giải quyết từng mục tiêu mà nhóm hành động đó hướng tới.

* Nhóm hành động tác động trực tiếp tới việc bảo tồn loài Voọc.

Nhóm hành động này nhằm thực hiện mục tiêu tạo hệ thống quản lý tốt những khu vực bảo tồn, duy trì, tạo môi trường thuận lợi để bảo tồn loài Voọc.

Thành lập một tổ công tác chuyên trách về bảo tồn loài Voọc, do phó chủ tịch UBND Hải Phòng làm chủ tịch. Và bắt đầu thảo luận về kế hoạch tổng thể bảo tồn loài Voọc. Tổ công tác chuyên trách giữ vai trò chủ đạo trong kế hoạch bảo tồn loài Voọc.

Tổ chức các tổ bảo vệ rừng. Thành lập tổ bảo vệ rừng với thành viên là các hộ mới có hợp đồng giao đất. Kế hoạch bảo tồn loài Voọc do nhóm công tác chuyên trách bảo tồn loài Voọc cấp chính phủ sẽ đề ra những quy định và quy chế cụ thể.

Tiến hành tập huấn kỹ thuật và kỹ năng quản lý cho các thành viên của tổ bảo vệ rừng, tập huấn cho các thành viên nòng cốt trong các tổ bảo vệ rừng từ đó họ về phổ biến cho các thành viên trong tổ của mình. Những người tham gia vào tổ bảo vệ rừng là những người dân sống lâu đời ở vường họ có kinh nghiệm tại địa bàn nhưng họ không có ký thuật, kỹ năng quản lý vì vậy phải tạp huấn cho họ đảm bảo cho tổ bảo vệ hoạt động bền vững và lâu dài.

Xây dựng sổ tay quy chế quản lý và kế hoạch sử dụng đất được xây dựng và thực hiện. Năm xã dự án được hướng dẫn đầy đủ về các nhiệm vụ và quyền lợi theo như bản cam kết. Hoạt động nhằm tới giải quyết vấn đề là sử dụng đất rừng hợp lý, không làm phân tán, ảnh hưởng tới môi trưởng sống của loài Voọc.

Thiết lập các bản cam kết bảo vệ môi trường hộ gia đình và các hộ nuôi ong. Cam kết này được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyên không có bất kì một sự ép buộc nào. Tuy nhiên, để cho hoạt động cam kết đạt được hiệu quả thì cần công tác vận động tuyên truyền, đặc biệt đi kèm với trách nhiệm là quyền lợi mà người dân được hưởng.

* Nhóm hành động hướng vào sinh kế người dân.

Nhóm hành động này nhằm hỗ trợ người dân địa phương phát triển kinh tế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân. Giúp đỡ họ quảng bá được các sản phẩm sinh thái ra môi trường, đồng thời cũng thiết lập các ràng buộc để họ phải tuân theo.

Phát triển và khuyến khích hoạt động nuôi ong lấy mật và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ. Các nghiên cứu khẳng định rằng việc đốt lửa bắt ong để lấy mật đã làm giảm đáng kể độ che phủ của rừng. Mô hình này sẽ hành động cùng với những nhóm nuôi ong vừa mới thành lập cùng hợp tác với các hộ nông dân sống trong vùng đệm giúp họ tham gia vào những mô hình thí điểm chuyển đổi sản xuất nhằm tăng thu nhập.

trong các cuộc điều tra hộ gia đình với các hộ có cam kết quản lý. Tư vấn cho người dân hiều như thế nào là dịch vụ sinh thái, muốn có được sản phẩm, dịch vụ sinh thái cần làm như thế nào, tuân theo qui trình, tiêu chuẩn nào, và tham gia sản xuất sản phẩm, dịc vụ sinh thái thì họ thu được những lợi ích gì.

Phát triển du lịch sinh thái thông qua mô hình thí điểm cấp làng. Hỗ trợ việc xây dựng, tổ chức triển khai, cũng như vật chất ban đầu cho phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời tạo mối liên hệ giữa các đại lý du lịch với các mô hình dịch vụ sinh thái để tạo thàn các tour du lịch cố định.

Tiến hành tập huấn du lịch sinh thái cho cộng đồng địa phương. Sau khi đã có cở sở vật chất ban đầu cho phát triển du lịch sinh thái, để cho mô hình hoạt động được thì cần có đội ngũ phục vụ cho dịch vụ này, không ai khác là chính người dân địa phương tham gia, nhưng một vấn đề đặt ra là để cho học có thể đảm nhân được công việc này cần có sự hướng dẫn, tập huấn. Hoạt động tập huấn muốn đem lại hiệu quả thì cần có phương pháp thích hợp.

Phát triển các doanh nghiệp dựa vào cộng đồng tạo ra các sản phẩm từ rừng có giá trị cao và đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng và các sản phẩm nông nghiệp thích hợp.

Thành lập vườn ươm các loại lâm sản tại cộng đồng bao gồm việc chuẩn bị vườn ươm và điều tra kĩ thuật ươm cho người dân. Việc thành lập vườn ươm tại chỗ phục vụ cây giống kịp thời, có định hướng trước về cây giống để phục vụ cho các hộ được giao đất.

Thành lập ban quản lý thị trường, thành lập một hệ thống chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm mật ong và các loại lâm sản khác và phát triển hệ thống cấp giấy chứng nhận.

* Nhóm hành động nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

thức còn thấp của người dân. Để diễn đàn giáo dục đạt được hiệu quả cần có phương pháp thích hợp, có người dẫn có khả năng lôi cuốn người dân tham gia thảo luận vào nêu lên ý kiến của mình.

Tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức môi trường trong các trường học và cộng động. Một đối tượng quan trọng khác cũng cần chú ý nâng cao nhận thức đó là thế hệ trẻ. Do vậy, cần kết hợp với nhà trường để nâng cao nhận thức của các em, ngoài các buổi nói chuyện cần có các hoạt hộng ngoại khoá đưa các em gần gũi với thiên nhiên.

Nâng cao năng lực tổ chức và năng lực cộng đồng cho công tác bảo tồn loài Voọc. Một số chương trình tập huấn về loài Voọc được xây dựng và thực hiện cho tất cả các thành viên nòng cốt của dự án.

Tăng cường, hỗ trợ và khuyến khích hoạt động của các tổ bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động của các tổ bảo vệ rừng và mối quan hệ của họ với việc bảo tồn loài Voọc, bảo vệ rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên từ cấp cơ sở.

2.3.2.3. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng được áp dụng tại vườn quốc gia Cát Bà.

Hình 2.3.2.3: Sơ đồ mô hình quản lý

Chínhquyền Các tổ chức phi chính phủ Cộng đồng mục tiêu 1 mục tiêu 2 mục tiêu 3 mục tiêu . ....

* Sự tham gia của Chính quyền.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

UBND thành phố Hải Phòng là một đối tác quan trọng của dự án, giúp đỡ, hỗ trợ thực hiện mô hình về mặt thể chế, chính sách. Đây cũng là nơi thành lập tổ công tác chuyên trách bảo tồn loài Voọc, là bộ máy ban đầu để thực hiện những sáng kiến quy hoạch bảo tồn tổng hợp.

UBND thành phố còn là cơ quan tiếp nhận, xem xét những báo cáo thực hiện của dự án từ đó đúc rút những kinh nghiệm, tuyên truyền, quảng bá mô hình ra những khu vực khác.

Uỷ ban nhân dân huyện Cát Hải.

UBND huyện Cát Hải là cơ quan nhà nước tại địa phương trực tiếp tham gia vào việc phát triển một kế hoạch bảo tồn tổng hợp cho việc tiến hành kế hoạch bảo tồn loài Voọc. Thông qua việc tham gia tư vấn cho dự án trong việc lập hế hoạch sử dụng đất hay trong việc thành lập các tổ bảo vệ rừng tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức buổi tuyên truyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vườn quốc gia Cát Bà.

Vườn quốc gia Cát Bà tham gia vào dự án bằng cách phát triển một khu bảo tồn tổng hợp cho việc tiến hành kế hoạch bảo tồn loài Voọc. Tham gia vào việc phát triển vùng đệm theo quyết định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lập và quản lý các nhóm bảo vệ cộng đồng và các tổ chức khác liên quan. Tham gia vào việc xác định những khu vực bảo tồn chính yếu cho loài Voọc.

Chính quyền xã.

Đây là cơ quan nhà nước cấp cở sở tham gia vào hoạt động của dự án. Chính quyền cơ sở tham gia dưới hình thức như: Tham gia vào quy hoạch sử dụng đất xung quanh Vườn quốc gia Cát Bà, vào thành lập hành lang bảo vệ rừng. Thành lập nhóm bảo vệ cộng đồng và các tổ chức liên quan. Tham gia vào quá trình lập quy hoạch tổng thể cấp cơ sở và tham gia

* Sự tham gia của các tổ chức thực hiện dự án.

Quỹ Australian vì nhân dân châu Á và thái Bình Dương.( AFAP).

Văn phòng của AFAP tại Sydney có trách nhiệm quản lý dự án và giám sát thực hiện tài chính của dự án. Văn phòng AFAP tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện dự án tại Việt Nam dưới sự giám sát của một ban điều phối dự án mà các thành viên là đại diện của từng đối tác dự án và một đại diện của uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

Một chủ nhiệm dự án, làm việc từ văn phòng của AFAP Việt Nam tại Hà Nội sẽ có trách nhiệm quản lý dự án, gửi các báo cáo về thực hiện dự án và tài chính dự án cho văn phòng AFAP tại Sydney. AFAP sẽ cử một điều phối viên dự án đóng tại Vườn quốc gia Cát Bà để giám sát các hoạt động dự án thường nhật. Điều phối viên này sẽ có trách nhiệm báo cáo tình hình dự án cho chủ nhiệm dự án của AFAP tại Hà Nội.

Tổ chức sinh học bảo vệ các loài (ZSCSP).

Tổ chức này cũng tư vấn và thiết kế chương trình tập huấn, với tư vấn chính là tiến sĩ Rosie Stenke người đã nghiên cứu loài Voọc từ năm 2000 sẽ tư vấn trong việc xây dựng mô hình nhóm giáo dục và bảo vệ rừng được áp dụng ở 5 xã để bảo vệ loài Voọc.

Tổ chức sẽ có trách nhiệm đưa ra những chỉ dẫn ban đầu, tư vấn và điều phối các hoạt động cho việc phát triển và thực hiện kế hoạch bảo tồn loài Voọc. ZSCSP kết hợp chặt chẽ với cán bộ của AFAP và ban điều phối dự án để đưa ra tư vấn cho quá trình lập kế hoạch, giám sát dự án.

Tổ chức động thực vất thế giới (FFI).

Tham gia vào việc tư vấn và điều phối các hoạt động phát triển doanh nghiệp và du lịch sinh thái. Những chuyên gia tư vấn của FFI sẽ phối hợp chặt chẽ với cán bộ của AFAP và ban điều phối dự án đưa ra tư vấn cho quá trình lập kế hoạch, tập huấn và giám sát của dự án.

Đây là một tổ chức phi chính phủ, và họ sẽ là những tư vấn viên chính cho việc xây dựng và thực hiện các tài liệu về giáo dục môi trường cho các chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân địa phương.

* Sự tham gia của cộng đồng địa phương.

Sự tham gia của người dân.

Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang xây dựng các hình thức khuyến lâm và các cơ chế bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng và các biện pháp phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học tổng hợp mới. Mô hình hình này đã lôi cuốn đựơc người dân Cát Bà tham gia nhất là những hộ nghèo, họ mong đựơc tham gia vào mô hình để tạo thêm thu nhập mà dự án đem lại. Người dân địa phương tham gia vào mô hình này bằng các hoạt động như:

Họ có thể tham gia vào các tổ bảo vệ rừng. Hành động này được đánh giá rất cao bởi vì không ai khác ngoài họ là người hiểu rõ địa bàn và quy luật hoạt động của các loài động vật trong vườn nhất là của loài Voọc. Vì vậy sự tham gia của học sẽ đen lại hiệu quả quản lý cao nhất. Ngoài ra sự tham gia của họ vào các tổ bảo vệ rừng sẽ giúp nâng cao nhận thức của họ về việc bảo tồn, và chính họ sẽ là người tuyên truyền nhận thức này có hiệu qủa nhất.

Người dân địa phương còn có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh bền vững như tổ chức nuôi ong lấy mật thay vì vào rừng đốt lửa lấy mật gây cháy rừng, kinh doanh các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, tham gia vào mô hình phát triển du lịch sinh thái…Người dân tham gia vào các hoạt động sản xuất này sẽ có những lợi thế do dự án đem lại như là:

+ Họ sẽ được tư vấn, hỗ trợ về kiến thức trong lĩnh vực mình kinh doanh hay hoạt động thông qua các đợt tập huấn.

+ Sản phẩm của họ là ra sẽ được bảo vệ thông qua việc được chứng nhận là sẩn phẩm bền vững đối với việc bảo tồn, nó gần như là việc dán

nhãn sinh thái. Và tất nhiên như vậy sẽ giúp sản phẩm của họ sẽ tiêu thụ dễ ràng hơn và giá thành cao hơn.

+ Sản phẩm của các hộ kinh doanh tham gia vào dự án sẽ được bảo vệ thông qua một ban quản lý thị trường do dự án thành lập.

nhưng bên cạnh những quyền lợi người dân được hưởng họ cũng có những nghĩa vụ phải thực hiện. Họ phải cam kết và thực hiện cam kết bảo tồn tài nguyên của vườn. Có nghĩa vụ tham gia vào các đợt tập huấn và các chương trình tuyên truyền giáo dục.

Những người mới được giao đất tham gia vào dự án bằng cách thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất mà dự án nêu ra, thay vào đó họ sẽ được cung cấp cây giống từ các vườn ươm của dự án.

Hội những người nuôi ong.

Qua kinh nghiệm hợp tác lâu dài với ZSCSP và FFI, Hội này sẽ hỗ trợ cho những hộ mới tham gia về kinh nghiệm, nuôi cũng như tư vấn cho dự án trong việc tập huấn các hộ nuôi ong.

Hiệp hội khách sạn Cát Bà.

Đối tượng này tham gia trong việc: Hỗ trợ cải thiện hoạt động của các khách sạn theo hướng thân thiện với môi trường, hỗ trợ thực hiện những quyết định về phát triển du lịch cho cộng đồng địa phương, tham gia vào các hoạt động thông tin và giáo dục du lịch.

Hội nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội nông dân cũng tham gia vào mô hình dưới hình thức tư vấn vào các hoạt động như: Tham gia thành lập hành lang rừng, tham gia phát hiện những khu vực bảo tồn loài Voọc.

Hội phụ nữ huyện Cát Hải.

Hội phụ nữ huyện tham gia hỗ trợ các sáng kiến thành lập doanh nghiệp hướng tới đối tượng chị em phụ nữ. Họ đưa ra tư vấn về giới cho các hoạt động của dự án nhằm góp phần đưa các hoạt động của dự án đến từng hộ gia đình.

Sự tham gia của khách du lịch.

Khách du lịch đến với đảo Cát Bà nói chung và Vườn quốc Gia Cát bà nói riêng, bên cạnh việc đem lại thu nhập cho địa phương và người dân ở đây thì vô hình chung họ cũng làm ảnh hưởng tới môi trường của vườn, đảo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trực tiếp là việc họ xả rác bừa bãi, sử dụng nước, điện không tiết kiệm, hay là vào các khu vực cấm.

Ngoài ra tác động gián tiếp của họ tới môi trường bằng các hành động như: mua các sản phẩm từ rừng, mua động vật hoang dã, ăn các món ăn từ rừng vô hình họ đã khuyến khích người dân khai thác rừng bừa bãi. Vì thế để mô hình hoạt động hiệu quả cần có sự tham gia của họ.

Khách du lịch có thể tham gia bằng việc giữ vệ sinh môi trường,

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà (Trang 48 - 57)