Bảng 2.1 Tỷ lệ nguồn ký quỹ trong tổng nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng
2.2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Ngày nay, với xu thế Ngân hàng hiện đại, Ngân hàng không chỉ phát triển hoạt động tín dụng mà còn sử dụng vốn vào những dịch vụ khác, bổ trợ cho hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh là một trong những dich vụ đó, nó cũng là một nghiệp vụ tín dụng nhng Ngân hàng chỉ phải giải ngân khi khách hàng của họ không thực hiện đợc hoặc thực hiện không đủ hợp đồng đã ký đối với bên đối tác vì thế nó là khoản tín dụng tiềm tàng đối với Ngân hàng. Với những chính sách đúng đắn, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thực hiện và phát triển nghiệp vụ này thành một nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu trong công tác tín dụng. Để nghiên cứu vấn đề này ta đi sâu nghiên cứu bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Tỷ lệ bảo lãnh trong nghiệp vụ tín dụng.
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng d nợ (trừ d nợ uỷ thác) 190 390 740 960 Số d bảo lãnh 10.15 15.50 20.05 28.02
Tỷ lệ 5.34 3.97 2.7 2.92
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, quy mô của hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng lên rõ rệt sau mỗi năm. Điều đáng khích lệ đối với Ngân hàng là sau mỗi năm, năm sau đều vợt năm trớc gần hai lần. Cụ thể trong năm 2001, Ngân hàng đã cho vay đợc 190 tỷ đồng, song sang năm 2002 tổng d nợ này đã lên tới 390 tỷ, tăng 2.05 lần so với năm trớc, năm 2003 là 740 tỷ cũng tăng 89.7% so với năm 2002, và đến 2004 tổng số d nợ là 960 tỷ đồng, tăng 29.7%. Nh vậy, Ngân hàng đã phát triển tốt về khối lợng tín dụng trong những năm qua nhng bên cạnh đó rủi ro đối với Ngân hàng cũng từ đó tăng lên rõ rệt. Đó là điều khó tránh khỏi đối với bất cứ Ngân hàng nào trong hoạt động tín dụng của mình. Để phân tán những rủi ro trên cần phải đa dạng hoá các hình thức tín dụng và NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thực hiện bảo lãnh cho khách hàng của mình với số lợng bảo lãnh trong từng năm đợc cụ thể nh sau: Năm 2001 là năm đầu tiên thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng đã đạt đợc 10.15 tỷ đồng, về tỷ trọng chiếm 5.34% trong tổng số d nợ. Sang năm 2002, số d bảo lãnh là 15.5 tỷ đồng và chiếm 3.97% trong tổng d nợ. Và năm 2003 và 2004 con số về số d bảo lãnh vẫn tăng lên là 20.05 tỷ (năm 2003) và 28.02 tỷ (năm 2004). Ta thấy rằng từ năm 2002, số d bảo lãnh có xu hớng giảm về tỷ trọng đối với tổng d nợ, cụ thể là: năm 2003, số d bảo lãnh chỉ chiếm 2.7% và năm 2004 là 2.92%. Đây là điều không tốt phản ánh sự phát triển quá chậm của nghiệp vụ bảo lãnh trong Ngân hàng.
Nh vậy, qua nghiên cứu ta thấy rằng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng đang từng bớc phát triển. Mặc dù vậy sự phát triển này quá chậm so với sự phát triển của tổng d nợ. Điều này Ngân hàng cần phải xem xét lại để tăng những số liệu này, phù hợp với sự phát triển của toàn Ngân hàng. Về tỷ lệ tăng d nợ tín dụng của Ngân hàng cũng cần đợc duy trì và phát triển hơn nữa. Mặc dù vậy việc tăng d nợ tín dụng cũng phải đồng hành với việc tăng chất lợng tín dụng và đa dạng hoá các hình thức tín dụng.
Để đánh giá về chất lợng nghiệp vụ bảo lãnh, ta cần phải đánh giá tất cả các nghiệp vụ bảo lãnh mà Ngân hàng đã thực hiện. Các chỉ tiêu để đánh giá là:
- Tổng phí thu đợc từ dịch vụ bảo lãnh trên tổng doanh thu dịch vụ Ngân hàng. Nếu hệ số này lớn chứng tỏ hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng rất phát triển, số lợng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh không phải là nhỏ. Đối với chỉ tiêu này ta sẽ nghiên cứu trong phần sau.
- Chỉ tiêu số lợng các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trên tổng số lợng các nghiệp vụ đã thực hiện. Nếu số lợng các nghiệp vụ
bảo lãnh phải thực hiện thanh toán thay cho khách hàng lớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng có chất lợng không cao. Về điều này, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thực hiện rất tốt. Trong tất cả các món bảo lãnh, Ngân hàng cha phải thanh toán thay cho khách hàng. Đây là thành công của Ngân hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh.
- Chỉ tiêu tổng số tiền Ngân hàng phải trả thay trên tổng doanh thu và chỉ tiêu số món, số tiền mà Ngân hàng trả thay nhng ngời đợc bảo lãnh không hoàn trả đợc. Đây đợc coi nh là khoản nợ khó đòi của Ngân hàng. Tuy vậy nh đã nói ở trên với chỉ số này nghiệp vụ bảo lãnh đợc đánh giá là có chất lợng cao. Ngân hàng cần duy trì và phát triển điều này và đồng thời tăng thêm các khoản bảo lãnh khi có thể, tránh tình trạng chỉ vì sợ rủi ro mà không dám tham gia bảo lãnh. Để thấy rõ đợc sự phát triển của tùng loại hình bảo lãnh, ta đi nghiên cứu các số liệu sau:
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh.
Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % BL thanh toán 48.9 44.37 56.6 39.3 57.3 37.4 63.2 34.5 BL thực hiện HĐ 34.5 31.3 43.4 30.1 50.9 33.2 60.4 33.0 BL dự thầu 21.6 19.6 37.6 26.1 40.8 26.6 51.6 28.2 BL bảo hành 5.2 4.73 5.7 4.5 4.3 2.8 8.1 4.3 Tổng 110.2 100 144.2 100 153.3 100 183.3 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm)
Qua bảng trên ta nhận thấy rằng, Ngân hàng cha đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, mới chỉ có 4 loại hình bảo lãnh đợc thực hiện, bên cạnh đó chỉ tập trung là bảo lãnh trong nớc. Trong 4 loại bảo lãnh trên ta thấy rằng khối lợng bảo lãnh thanh toán chiếm đa số và tăng đều trong các năm. Tuy vậy bảo lãnh thanh toán lại có xu hớng giảm dần tỷ trọng và loại hình bảo lãnh có xu hớng phát triển cao nhất lại là bảo lãnh dự thầu. Loại hình bảo lãnh chiếm tỷ trọng thấp nhất là bảo lãnh bảo hành. Cụ thể nh sau:
Với bảo lãnh thanh toán:
Đây là loại hình bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn nhất của Ngân hàng (44.37% năm 2001, 39.3% năm 2002, 37.4% năm 2003 và năm 2004 là 34.5%). Doanh số bảo lãnh cũng đợc tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2001 là 48.9 tỷ đồng, năm 2002 doanh số là 56.6 tỷ, tăng lên 15.7%, sang năm 2003 doanh số tăng lên là 57.3 tỷ, tức là tăng lên 0.7 tỷ, đây là dấu hiệu giảm dần về tỷ trọng của
loai bảo lãnh này, năm 2004 đạt đợc doanh số là 63.2 tỷ, tơng ứng tăng so với năm 2003 là 5,9 tỷ. NHNo&PTNT Nam Hà Nội phát hành loại bảo lãnh này trong trờng hợp ngời đợc bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng thì Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho ngời đợc bảo lãnh. Với những kết quả trên đã đạt đợc, ta thấy rằng NHNo&PTNT Nam Hà Nội là Ngân hàng rất có tiềm năng để phát triển loại bảo lãnh này, tuy vậy tỷ trọng của nó lại bị giảm dần đi. Điều này cần đợc lu ý vì Ngân hàng đang có lợi thế về nó trong khi với loại bảo lãnh này rất nhiều Ngân hàng đang gặp khó khăn.
Về bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Đây là loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng doanh số bảo lãnh (31.3% năm 2001, 30.1% năm 2002; 33.2% năm 2003 và 33.0% năm 2004), bao gồm nhiều món bảo lãnh với giá trị lớn. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đợc sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực thơng mại và lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt trong lĩnh vực thơng mại, bảo lãnh thực hiện hợp đồng rất đợc a chuộng. Còn trong bảo lãnh xây dựng, loại hình bảo lãnh này nhằm ràng buộc nhà thi công thực hiện đúng cam kết đã ký với chủ đầu t, nó thờng là giai đoạn bảo lãnh tiếp theo cho nhà thầu đã trúng thầu. Những bảo lãnh này có giá trị rất lớn (giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không vợt quá 10% giá trị hợp đồng mà những hợp đồng này thờng có giá trị hàng chục tỷ đồng).
Về bảo lãnh dự thầu:
Đây là loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng doanh số bảo lãnh (19.6% năm 2001, 26.1% năm 2002; 26.6% năm 2003 và 28.2% năm 2004). Ta nhận thấy rằng tỷ trọng của loại bảo lãnh này đợc tăng lên đều đặn theo từng năm và có xu hớng phát triển mạnh hơn bảo lãnh thanh toán. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ khách hàng của NHNo&PTNT Nam Hà Nội phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu t xây dựng cơ bản mà với bất kỳ dự án nào doanh nghiệp muốn tham gia đều phải đăng ký dự thầu và chủ đầu t thờng yêu cầu họ phải có bảo lãnh dự thầu của một Ngân hàng có uy tín. Khi ấy khách hàng sẽ yêu cầu NHNo&PTNT Nam Hà Nội phát hành bảo lãnh dự thầu cho họ. Tuy nhiên doanh số dự thầu thờng nhỏ do giá trị bảo lãnh dự thầu thờng không lớn (chỉ từ 1-3% giá trị dự thầu). Trong hoạt động bảo lãnh dự thầu thì tỷ lệ trúng thầu của các đơn vị đợc NHNo&PTNT Nam Hà Nội tham gia bảo lãnh rất cao và tập trung ở nhiều công trình có vốn đầu t lớn. Số các dự án trúng thầu đã mang lại đủ việc làm cho các doanh nghiệp mở tài khoản tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Tại chi nhánh, bảo lãnh này gồm hai loại: bảo lãnh bảo đảm chất lợng công trình và bảo đảm chất lợng máy móc thiết bị, trong đó chủ yếu là bảo lãnh chất lợng công trình. Doanh số phát sinh loại này còn rất nhỏ và vẫn cha có dấu hiệu phát triển (4.73% năm 2001, 4.5% năm 2002; 2.8% năm 2003 và 4.3% năm 2004).
Doanh số bảo lãnh bảo hành công trình nhỏ do một số công trình khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng hết thời hạn bảo hành công trình và do vậy chủ đầu t yêu cầu nhà thầu phải thực hiện bảo lãnh bảo đảm công trình hoặc có thể khi bàn giao công trình, chủ đầu t không thanh toán toàn bộ tiền cho nhà thầu mà giữ lại một phần để bảo hành công trình khi hết thời gian bảo hành mới thanh toán nốt.
Với những tỷ trọng nh vậy chứng tỏ cơ cấu về các loại bảo lãnh tại Ngân hàng là cha cân đối. Tỷ trọng các món bảo lãnh bảo hành đang còn rất nhỏ tuy đến năm 2004 tỷ trọng các loại bảo lãnh đều ở mức hai con số. Bên cạnh đó Ngân hàng còn áp dụng rất ít loại hình bảo lãnh và hầu hết là các bảo lãnh trong nớc chiếm chủ yếu.Tóm lại, tuy cơ cấu về các loại bảo lãnh có phần không hợp lý, nhng tất cả các loại bảo lãnh trong Ngân hàng đều đã tăng lên rõ rệt và có chiều hớng tăng cao trong những năm tới. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động bảo lãnh và là cơ sở để phát triển những nghiệp vụ khác tại Ngân hàng.